- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHI LÒNG LẮM NỖI CHÔNG CHÊNH

08 Tháng Ba 20236:56 CH(Xem: 20384)
Soi bóng- ảnh Nguyễn Quang Thạnh

Soi bóng- ảnh Nguyễn Quang Thạnh

Thái Thanh

KHI LÒNG LẮM NỖI CHÔNG CHÊNH


Về già ngẫm lại kinh nghiệm cuộc đời. Ta thường tự răn mình và tự nhắc nhở con cháu chớ có phô bày sự may mắn của mình sẽ bị con người kể cả tạo hóa hay ganh tỵ.

Người xưa thường bảo: "Nói trước bước không tới" hay "Khen quá té hen"... Cũng là điều nhắc nhở ta như thế. Đại loại những gì mà mình sung sướng có được thì tự nhiên vô hình chung sao đó nó sẽ bị hủy hoại không thành hoặc sẽ bị cái quả ngược lại sự mong đợi. Những điều hiển nhiên xảy ra này khiến cho ta dần cảm thấy bất an mà dè dặt lại.

Ai cũng ghét kẻ khoe khoang và gọi kẻ ấy là hợm hĩnh khó ưa. "Khoe khoang" có gọi là "phô bày" không? Có đó, vì cả hai đều đồng nghĩa như nhau nhưng tôi thấy kẻ phô bày lại đáng thương hơn là đáng ghét đó. Có ai trong đời này mà không hề có sự phô bày cho người ta thấy chứ, ta thích được người biết cùng, khen cùng ta những điều ta có. Bây giờ có facebook thì điều này thể hiện rõ nhất qua nút chia sẻ đó. Ai cũng chia sẻ lên face cái gì mình có: khoe ông bà, ba mẹ, vợ chồng, khoe cháu khoe con khoe nhà cửa, áo quần kể cả con người thật của mình qua hình ảnh, qua văn chương, thơ phú...Chỉ một số ít rất ít là không phô bày thôi. Bởi vì ai cũng phô bày chút chút về mình cả nhưng có người không nhận ra điều đó nên xét nét phê phán người khác tự cho rằng mình là kín kẻ chứ không biết rằng chính họ cũng không thể thoát ra khỏi cái tính cách kỳ cục này..Bạn có cháu bạn yêu nó quá, bạn bỗng thấy nó thật dễ thương, bạn tự hào khi nói về chúng, bạn chia sẻ chút hạnh phúc nhỏ nhoi này với mọi người là xấu sao?Nếu bạn hát hay, bạn xinh đẹp, bạn tài năng, mọi thành quả đó của bạn khi về già đều muốn được chia sẻ. Tôi thấy dễ thương mà, có gì đâu mà lên án điều này.

Ngay cả nỗi buồn cũng vậy. Người già thường cô đơn nên thường sẻ chia tâm sự, từ đó có những bài thơ những status thầm thì trên face. Ban đầu ai cũng đều chỉ viết về mình, về môi trường sống quanh mình, về những người thương đã khuất cùng với những kỷ niệm xa mờ. Viết bằng cảm xúc thật tự lòng mình.  Đâu có phải là nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp đâu mà viết theo trí tưởng tượng, theo đơn yêu cầu chuyện đâu đâu không thuộc về mình. Thế nên lại bị gắn cho cái tội là "phô bày" chuyện của nhà mình lên face. Thật ra ai cũng vậy kể cả nhà văn khi khởi sự viết lách làm thơ họ đều viết tự cho mình, rồi mới lớn dần ra thế giới bên ngoài.

Hồi nhỏ tôi nhớ đọc trong "Quẳng gánh lo mà vui sống của Nguyễn hiến Lê". Có kể chuyện những người bị bệnh điên, bệnh trầm cảm khi vào viện bác sĩ cho họ ở chung phòng, người này cùng người kia tâm sự với nhau nói sạch hết lòng. Cuối cùng bệnh nhân dần hết bệnh. Facebook cũng thế, đừng trách vì sao người ta lại phô bày chính mình như thế mà đôi khi kể cho người xa lạ lại được cảm thông hơn với người trong nhà hoặc người quen của mình
Đó như là một sự sẻ chia cùng nhau hoàn toàn khác xa cái từ mà hiện nay thiên hạ hay dùng là từ "nổ".Tỉ như một đội tuyển đá banh vừa được vào chung kết thì báo đài vang rân tưng bừng  "nổ banh xác" cuối cùng xui xẻo không thể nào thắng nỗi. Cái quả của sự huyên hoang khoác lác thường là như thế. Phô bày thật ra thì không phải như thế, là có cảm giác bất an nên muốn được sẻ chia thông cảm từ người khác. Ví như nếu bạn trúng số độc đắc hoặc có một số tiền quá lớn hoặc bạn bị một chứng bệnh khó trị dễ chết. Những điều quá sức này bạn sẽ không chia sẻ phô bày cho một ai biết đâu. Người phô bày sẻ chia chút chút về mình là còn đi quanh đời sống hằng ngày có mình có ta.

Nhưng thực tế "Phô bày" lại luôn chịu cái quả không may mắn, lại bị xét nét đố kỵ từ người, lại mất hên khi cho người biết khiến tạo hóa cũng không đồng tình. Nên nếu có thể giấu được bao lâu thì cứ giấu hết về mình cho nó an. Là tôi nghĩ thế nhưng chưa thực hiện trọn vẹn được. Thôi thì đứng giữa bao la của đất trời, ta nhỏ bé tựa nương vào một vị nào đó để sẻ chia. Tâm con người không thể bao dung được hết thì ta tựa nương vào đó, cứ phú hết cho trời khi lòng lắm nỗi chông chênh./.

Thái Thanh
Sài gòn 28/2/2023

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Hai 20253:15 SA(Xem: 4804)
Hai chục năm qua, những lúc không làm phim, Tuấn cận tôi thường “ngứa tay” viết nhật ký, tản văn, tạp bút, tùy bút – mà động lực chính yếu là cần trò chuyện với đứa con gái đầu lòng từ lúc sinh ra đến khi bước vào đời sinh viên, để nó sẽ có điều kiện hiểu thêm về thời nó đã sinh ra, lớn lên, và trưởng thành như một Công dân xứ Đông Lào đầy ngổn ngang; đồng thời cảm thông với ông bố vào tuổi làm lễ “Khao” cổ truyền mà suốt ngày lầm lụi viết thuê, làm các loại phim thượng vàng hạ cám để nuôi sống một gia đình nhỏ và mong nói được điều gì đó với Cuộc đời – điều mong mỏi nhỏ nhoi vô hại nhưng khiến nó từng hờn dỗi phát khóc: “Bố thôi kiểu “phản biện” ấy đi, tránh “mồm chó vó ngựa” cho con nhờ, con được yên thân học hết đại học và kiếm được cái nghề…” Tôi buộc phải nghe lời, chỉ vì thương nó, nếu lỡ bị liên lụy bởi dính phải cái tội “yêu thư yêu ngôn” do ông bố dở hơi từ thời ngây dại trót ảnh hưởng cái ý tưởng cao siêu “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”, thì tôi thực có tội và đáng ân hận
22 Tháng Hai 20251:05 SA(Xem: 4709)
Vườn nhà anh có cành ngọc lan xơ xác / Có cánh quỳnh chưa kịp nở / Nắng vô tình vàng thêm đọt lá / Mấy nhánh mơ màng rơi xuống thành thơ
19 Tháng Hai 20251:43 SA(Xem: 4693)
Kiếp trước chàng là con Cá / bơi trong dòng sông Cửu Long / một hôm dòng sông dậy sóng / con Cá dạt bờ lìa sông
18 Tháng Hai 202510:37 CH(Xem: 4883)
Rising Asia là một tạp chí học thuật đa ngành, ra 3 số mỗi năm, hoạt động từ 2021, chủ bút là TS Harish C. Mehta, hiện giảng dạy tại Đại Học Toronto, có trụ sở tại Bengal Ấn Độ. Tạp chí là nguồn tài nguyên để nghiên cứu, và giảng dạy về các vấn đề xã hội Châu Á. Mỗi tập của tạp chí đều có các bài bình luận giải thích về mọi khía cạnh của lịch sử, kinh tế, ngoại giao, văn học, y tế, khoa học, quân sự và văn hóa Châu Á.
17 Tháng Hai 202510:44 CH(Xem: 4898)
Thu còn nhớ cả chiều xuân của Huế / Mùa đông trời se lạnh, nhớ không anh? / Tà áo bay phía Trường Tiền tan lớp / Hẹn anh về Vĩ Dạ ngắm mưa bay!
17 Tháng Hai 202510:14 CH(Xem: 5096)
hãy giúp tôi cục cựa / súc gỗ cứng đơ đời / hãy em là thị lộ / xung trận tình đôi mươi
17 Tháng Hai 20259:06 CH(Xem: 3458)
Tom Fawthrop là nhà báo, nhà hoạt động môi sinh người Anh, người bạn đồng hành bấy lâu với Nhóm Bạn Cửu Long. Anh đã tường trình về sông Mekong trong 12 năm qua với tư cách là nhà nghiên cứu và diễn giả tại các đại học ở Singapore, Thái Lan, Cam Bốt, và Việt Nam. Các bài viết của anh về lưu vực này đã được phổ biến rộng rãi trên các tạp chí Economist, The Diplomat và The Guardian. Tom cũng là nhà sản xuất cuốn phim tài liệu “Where have All the Fish Gone” về thảm họa trên sông Mekong.
17 Tháng Hai 202512:12 SA(Xem: 4195)
Mấy hôm rày tôi không hát "ầu ơ ví dầu..." để ru cháu ngủ mà lại hay hát cái bài "Đón Xuân Này Tôi Nhớ Xuân Xưa". Cái thằng cu Ben em cu Tèo nghe êm tai mà "phê" vào giấc ngủ bình yên. Có lẽ do "ruột gan" của Ngoại nó có gởi qua đó để hát mà lị!
16 Tháng Hai 202511:59 CH(Xem: 3901)
tôi đọc được một bài thơ hay / tôi tẩn mẩn dịch lại bằng google / (miễn phí) / vì google có nhiều cái đầu / còn tôi chỉ có một cái đầu / tôi chỉnh sửa lại chút ít / dù google có nhiều cái đầu / tôi vẫn cặm cụi sửa / (chỉ để một vài người rỗi hơi đọc)
16 Tháng Hai 202511:16 CH(Xem: 5616)
từ em ngành ngon trơ vơ / quê hương anh đợi chiều ngơ ngẩn về / bóng đêm nghìn dặm sơn khê / đã che hết cả đường về xa khơi / bấy lâu lạc giữa cuộc đời / mà thương con nước xa vời đâu đây.