- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Ngô Quốc Phương CHÙM THƠ TỪ LUÂN ĐÔN

11 Tháng Mười Một 202212:13 SA(Xem: 8749)

 

Ngô Quốc Phương- ẢNH
Tác giả Ngô Quốc Phương

 

Ngô Quốc Phương   

CHÙM THƠ TỪ LUÂN ĐÔN   

 

 

BÀN CỜ

 

Chủ xới bày bàn cờ ra, nó bé lắm, so với bàn cờ thực giấu không cho ai thấy. Những quân cờ Xanh, Đỏ, có những con mã què, có những con tốt thí, có những con xe chạy loăng quăng, cũng có những con pháo chưa châm ngòi đã chực nổ, nổ hơn lựu đạn, nổ hoành tráng hơn mọi hỏa châu, rốc-két, lại có những quân sỹ tả hữu nằm sát soái phủ, thường điếu đóm, tụng ca, lại thêm những quân tượng quỳ, quỳ mỏi gối... Bao nhiêu người dán mắt dõi theo, hai bên giáp lá cà, đầu rơi máu chảy, một bên lúc đầu kéo lên biên, rồi vượt hà, hí hửng, lại khấp khởi áp vô cung, kẹp cửu, ép cổ vai bên kia, tưởng thắng tới nơi, nhưng rồi bên đi sau bất ngờ xuất chiêu, đòn kín, đòn độc, đòn phối hợp liên hoàn, áp đảo khó toàn thây... Quân bên kia thất thế, xe pháo mã chốt rụng rời, chia cắt. Kẻ lội vội xuống sông, kẻ phi lầu cao đu ống khói, kẻ hốt hoảng bỏ giáp, tháo yên cương, chạy chí chết, nhưng muộn rồi, sập bẫy quá sâu, chạy cờ lỡ bước, chọn chủ sai thời, đành thân bại danh liệt, tướng sỹ chết chùm, kéo nhau vào ngục, đợi ngày thay nhau ra tòa, cúi đầu, khóc lóc, nhận tội, mong khoan hồng... Khán giả dõi theo sung sướng, hả hê, tàn cục chưa chuyển, đã mong thấy khai cục trận sau, mà thế có sao đâu, cũng vui, càng hả!... Riêng chủ xới cười thầm, cũng một tay này, quân đỏ chém quân xanh!

 

Ngô Quốc Phương, London, 10/10/2022

(Vĩ thanh: Ôi "vui thế bao nhiêu..." lại nhớ Cụ Tam nguyên Yên Đổ bấy nhiêu!)

 

HỎI BÓNG KIM TỰ THÁP

 

Có bao triều đại đã trôi qua trong quá khứ, có bao ông hoàng, bà chúa đã lùi vào quá vãng, có bao vó ngựa, tả xung hữu đột chiến địa đẫm máu nay mất bóng, có bao nhiêu giàu sang, phú quý đã chẳng còn, có bao nhiêu muối biển đã bốc hơi, có bao nhiêu dòng sông đã đổi dòng hay cạn đáy, có bao nhiêu chim trời đã khuất nẻo, có bao nhiêu bóng cá đã sủi tăm và bao nhiêu mây trắng đã trôi khuất... Ôi những triều đại, ôi những quyền lực, tiền bạc, những danh vọng, uy thế một thời... nay về đâu hỡi bóng Tháp Tự Kim?

 

(Ngô Quốc Phương, London, 23/9/2022)

 

SẼ ĐẾN MỘT NGÀY

 

Rồi sẽ đến một ngày, biết đâu, đã có từ lâu mà chẳng nhận ra, hiện ra, trong gặp gỡ, một thiên hà hàng xóm, nơi ấy có một tinh cầu hàng xóm, nơi chỉ trú ngụ toàn những cư dân của thánh thiện, chỉ biết điều lành, lòng lành và tử tế, nơi không có những bom đạn, nạt nộ hạt nhân, tàu ngầm, xe xích sắt, nơi chỉ có những nụ cười hồn nhiên, và tình đùm bọc, chia sẻ, nơi chỉ có sự quan tâm, lòng thương mến và khoan dung, hòa ái, nơi những cánh chim vui đùa trên những cánh đồng bội thu của tình yêu và trắc ẩn, nơi những dòng sông, con suối và biển cả hòa vào nhau ca khúc thiện mỹ dưới bầu trời sáng bừng của trí tuệ, tình yêu và khai phóng... hãy tới đi nào, dù trong tâm tưởng, ngày ấy ơi!

 

(Vĩ thanh: Cho ngày sau, cho mọi quê hương.)

(NQP, London, 23/9/2022)

 

HỎI NHỮNG ĐÔI GIÀY

 

Hãy hỏi những đôi giày, nơi nào đã đi qua, nơi nào đã giấm nát, nơi nào đã đá đạp, nơi nào đã xéo giày... rồi nơi nào đã quay gót, đã trốn chạy, nhất là trốn chạy lương tâm, tới ngày không trốn được nữa, nơi nào đã quỳ xuống, nơi nào đã cúi đầu, nơi nào đã tự vấn, nơi nào đã mòn mỏi, nơi nào đã hối hận, nơi nào đã sám hối, nơi nào đã rơi nước mắt, nơi nào đã khô nước mắt, nơi nào đã nuối tiếc, nơi nào muốn trả lại, nay không còn, nơi nào muốn làm lại, nay đã muộn, nơi nào đã xua đổi dân lành, nơi nào đã dựng tuyền đài của giàu sang, phú quý, nơi nào đã buôn vua, nơi nào đã làm cuộc cách mạng đông người, để thiểu số làm vua, và đa số vẫn làm tôi đày, nơi nào đã nói dối, mị lừa, nơi nào đã tuyên truyền, lừa phỉnh, nơi nào đã đánh si, bóng loáng như miệng mồm nọ đầy rượu thịt, mỡ màng, nơi nào nay tuy đã muộn, nhưng liệu dám dừng chân, thôi làm như cũ? hãy hỏi những đôi giày...

 

(NQP, London, 23/9/2022)

 

KIA XEM VŨ ĐIỆU

 

Trên thế giới của một bên còn đau khổ, còn những em nhỏ, mẹ già, người tàn phế hết cửa sống xin ăn, trên thế giới của những cái bụng rỗng tuếch, đêm nào cũng nằm khách sạn ngàn sao, nơi nhà trên vỉa hè phố, hay góc tối bên lề kiệt hẻm, hay cửa ra vào của tiệm bán hàng cạnh chợ tan nọ, mà tai thì nghe vang những bản hợp xướng, giao hưởng của những nốt nhạc phát ra từ dạ dày bóp khan vì đói, trên thế giới của những người cha, người mẹ, người cô, người bác, người anh, người chị thất nghiệp, chưa biết hôm nay kiếm được xu nào hay túi vẫn thủng và chẳng biết tối nay, hay ngày mai, bao giờ sẽ là bữa ăn tiếp của người thân, trên thế giới của những người bị cướp đất, đứng giữa trời, ngay trên mảnh đất mấy đời có mồ mả của ông cha, mà nay không có một thước cắm dùi, trên thế giới của đàn em nào vẫn còn đói rách, trường xiêu, vách nát, thầy cô cũng đói rét run, trên thế giới của những người oan uổng đang bị tống vô tù, triền miên vô vọng tìm công lý và đau đớn trong xích xiềng... TA VẪN nhảy múa, sướng sung, đi những vũ điệu của makeno, khoe nhau những bước nhảy của i don't care, thậm chí lên báo, lên chí, lên hình, lên mạng nhảy như dế chũi, hát khản tiếng những bản tụng ca... mà thanh âm ngân nga trên khắp vương quốc riêng của tiền tài, giàu sang, phú quý, danh vọng và quyền lực... Ôi như trong một cuộc nội chiến, nồi da xáo thịt, anh thắng thì em thua, em cắt thì anh đau, HÃY NGẪM LẠI thử coi, hãy nhìn thử coi qua hai bề thế giới mà có kẻ liếc mắt qua mà bảo rằng c'est la vie, that's life hay đời là vậy, bên sướng sung như thế, thực sự sướng sung gì?

(Vĩ thanh: Không tự khắt khe đâu, chỉ hổ thẹn chính mình!)

 

(NQP, London, 24/9/2022)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96463)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76058)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84744)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109924)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98810)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152092)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87860)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88187)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91402)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99692)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”