- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ, NHÀ VĂN HOÀI ZIANG DUY

17 Tháng Sáu 20221:34 SA(Xem: 7993)


PHÂN ƯU

Nhận được tin buồn

 
Hoài Ziang Duy

Nhà thơ-Nhà văn Hoài Ziang Duy
Sinh năm 1948 tại Châu Đốc- Việt Nam
Tạ thế ngày 1 tháng 6 năm 2022 - tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ
 Hưởng thọ 75 tuổi
  
Xin chân thành chia buồn cùng Tang Quyến.
 
Nguyện cầu Hương Linh Nhà thơ, Nhà văn Hoài Ziang Duy  sớm tiêu diêu nơi cõi vĩnh hằng.
 
 
 Tạp Chí Hợp-Lưu và Văn Thi Hữu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU


-----------------------------------------

 

Thơ Hoài Ziang Duy
CHỊ

 

Chị ạ mai nầy em mới khóc

Bởi lòng đau đâu viết nổi câu nào

Chỉ thấy chia xa trời cô độc

Chôn hết một đời thương nhớ nhau

 

Năm xưa con nước thời thơ ấu

Chị trải lòng son một khoảng không

Theo áng mây trôi chim vẫn đậu

Đâu phải sang sông mới nặng lòng

 

Em nhớ mỗi lần qua hẻm nhỏ

Chị đứng, chị ngồi, đưa đón trông

Đâu khác tuổi thơ em đứng đợi

Bâng khuâng nhân nghĩa chảy xuôi giòng

 

Em về sống lại nơi cảnh cũ

Chỗ trú bây giờ lạnh bóng câu

Thôi thế là thôi tình ấp ủ

Vỡ bóng trăng tan rụng xuống cầu

 

Ở chốn đi về theo cát bụi

Tưởng chừng chị ngủ giấc chiêm bao

Trần gian thao thức đêm chờ sáng

Đợi tiếng chân khua đón chị vào

 

Chị ạ bây giờ em mới khóc

Chị khóc dùm em sông nước trôi

Như thể đùm nhau tình khổ nhọc

Một nén hương thơm lạnh chỗ ngồi

 

HOÀI ZIANG DUY

 

 

CHUNG MỘT NỖI NIỀM

 

 

Anh viết cho em bài thơ viết ngược
Bởi đời đâu như nước chảy xuôi dòng
Năm có qua, ngày thời như chiếc lá
Buồn nào hơn cô độc buổi tàn đông

 

Ta yêu em, một thời yêu khổ nhọc
Ở một đời chăn gối chiến tranh qua
Khi ngó lại mối duyên tình tơ tóc
Làm sao quên tuổi nhỏ ở quê nhà

 

Em áo trắng, màu sân trường nhạt nắng
Hồn trinh nguyên phượng nở nụ hôn đầu
Lúc ngây thơ trốn tình chưa kịp bắt
Buồn chi theo mưa nắng bước qua cầu

 

Ai dan díu một muà xuân nhẹ bước
Yêu là thương cho lấy phút cận kề
Một cánh hoa một mùi hương buổi trước
Thời chiến chinh đâu chắc thấy người về

 

Rồi chiều nay gặp lại người năm cũ
Bạn và tôi chung áo trận phai màu
Phố thân quen hay chiến hào mưa lũ
Hát rong đời vơi lấy nỗi niềm đau

 

Tiếng anh ca như thể lời vô vọng
Buồn bâng khuâng nhen nhúm thấy lại mình
Ôm quá khứ trải dài không thấy bóng
Nói chi bằng, thà sống với lặng thinh

 

Khi biết qua, nhận ra người trước mặt
Có thấy gì, ngoài một buổi tàn binh
Thân ở lại phận hèn theo đôi mắt
Đổi lời ca, mù sống với ân tình

 

Bạn hỏi thăm mối tình em chân thật
Tôi ngại ngùng, về cuộc chiến buông trôi
Nhắc về em một chân trời xa mất
Ngậm ngùi thương tình lỡ ở cuối đời

 

Anh nói lấy cùng tôi
Chừng như lời uất nghẹn
Ba mươi năm nhìn lại
Một phận đời đã luống

Chia dùm nửa vầng trăng
Cho những người nằm xuống

Đôi khi chợt nhớ thời xưa cũ
Một chiến trường xưa nay đã xa

Một cõi buồn chung như mất hút
Sao nghe đau xót dấu lệ nhòa

 

HOÀI ZIANG DUY

 

 

THÁNG TƯ CÒN CÓ NỖI BUỒN

 

Buồn dùm tôi mỗi năm một tháng tư
Tháng tư đau cả một miền đất nước
Máu xương khô vất bên đường xuôi ngược
Hành phương Nam tang trắng quấn xuôi dòng

Tiếng kêu thương tựa sóng gầm biển động
Núi rừng sâu mưa mất hút lạc loài
Súng tay buông, lòng còn như níu lại
Ngóng bên trời cùng khắp những oan khiên

Nửa miếng cơm dở chừng ta khấn nguyện
Hồn linh thiêng theo mấy ải đèo bồng
Nợ núi sông, đường còn xa trước mặt
Đời chỉ như hơi thở ngắn sau cùng

Đêm là đêm cầu giấc ngủ mông lung
Đêm như thể đổi ban ngày trận địa
Mắt trẻ thơ mở trừng theo tiếng pháo
Bao vong hồn vất vưỡng những vì sao

Đường giang sơn tô đậm nét máu đào
Ai chấm phá bức tranh màu ly tán?
Những đóa hoa nở trên đầu lửa đạn
Sao nguội lòng từng giọt chảy trăm năm ?

Đã lâu lắm một mùa tang sâu thẳm
Vọng bên lòng buồn cố xứ quẩn quanh
Người là Em? Những mồ hoang cô quạnh
Biết tìm đâu mẩu đất máu tạ từ


Nhớ dùm tôi mỗi năm một tháng tư
Tháng tư đau mối tình ta vĩnh biệt
Đời phù vân, Anh làm mây thua thiệt
Thời Nam Mô, lòng lắng dựa trăng rằm

HOÀI ZIANG DUY

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 121833)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ. Họ chia đều những khoảng đất, họ trồng ngô, trồng rau xanh rì, họ dựng nhà họ nuôi con. Họ không nuôi đàn ông. Con họ nuôi chó, nuôi mèo.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 103008)
Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 108291)
Hoàn hơi bị ấm đầu, cho nên để phân biệt với những Hoàn khác, người ta gọi Hoàn là Hoàn âm lịch. Vì âm lịch Hoàn lấy vợ muộn- mãi đến năm Hoàn đã ở cái tuổi 37, lão Thủ (bố Hoàn) mới lo được vợ cho Hoàn.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 96993)
Người đang đứng trên sân khấu, hay đang đứng trước màn hình với bao ngọn đèn sáng chói nhất không phải là D của quãng trời thơ ấu mà là Don Hồ. Hai người khác biệt nhau lắm! D mà Trúc quen biết khi xưa, rất nhút nhát và... ít nói.
28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 130825)
Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm"
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 121874)
Đợi thằng bồ Tây hôn hít xong, khi cánh cửa vừa cài trên cài dưới cẩn thận xong, cô mang xấp thư tình ra xếp thành ba xứ sở khác nhau: Mỹ một bên, Gia Nã Đại một bên, Úc một bên.
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 111368)
Tôi về chợt thấy em tôi Môi son má phấn thẹn lời chào nhau Nắng hồng – em ửng trăng sao Lá hoa cười cợt lẻ nào tôi quên
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 118178)
Vòm trời vỡ vụn Bầy ngựa hoang đói khát tuyệt vọng trước bụi xương rồng Những chiếc gai nhọn sắc tứa ra giọt giọt sữa độc Chiếc lưỡi đói cỏ làm sao có thể chạm vào? Màu trắng quay cuồng họng khát.
07 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 46745)
Người đàn ông sẽ đi qua như một cơn gió / thổi tung đống giấy tờ công văn hôn thú / đảo lộn mọi trật tự / và làm em đau.
30 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 76476)
1 / Là người cầm bút mà chức năng đầu tiên là viết ra giấy những suy nghĩ trung thực của mình, anh/chị nghĩ gì khi có quan niệm cho rằng: vì thể hiện trong ngôn ngữ Việt, văn chương Việt Nam không thể tách rời khỏi định mệnh dân tộc?