- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT HỌA SĨ RỪNG -NGUYỄN TUẤN KHANH

17 Tháng Sáu 20221:25 SA(Xem: 6609)


PHÂN ƯU
Nhận được tin buồn

ha-si-rng-nguyn-tun-khanh-westminster-ca-obituary

Hoạ sĩ Rừng- Nguyễn Tuấn Khanh
(Viết văn với bút hiệu Kinh Dương Vương, làm thơ với bút hiệu Dung Nham)
Sinh ngày 14 tháng 3 năm 1941 tại Nam Vang, Cam-pu-chia
Tạ thế vào ngày 8 tháng 6 năm  2022 tại Nam California, Hoa Kỳ
HƯỞNG THỌ 81 TUỔI

 Xin chân thành chia buồn cùng Tang Quyến.
 Nguyện cầu Hương Linh họa sĩ Rừng – Nguyễn Tuấn Khanh  sớm tiêu diêu nơi cõi vĩnh hằng.
  
Tạp Chí Hợp-Lưu và Văn Thi Hữu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

-----------------------------


rung 1



CHỊ YẾN

Truyện ngắn Kinh Dương Vương

 

(Kính tặng Thầy Hà Cẩm Tâm)


Thời Pháp thuộc Liên Bang Đông Dương, cha tôi là công chức ngân khố làm việc ở Nam Vang, thủ đô Cao Miên.Tuy làm việc cho Pháp,ông có cảm tình với Việt Minh. Mỗi sáng trước khi đi làm, ông và anh cả tôi vào buồng, đóng kín cửa hát quốc ca, chào cờ đỏ sao vàng. Bị mật thám Pháp theo dõi, biết trước tình thế, nhân lúc có các vụ cáp Duồn của người Cao Miên, ông cho mẹ và hai anh em tôi-em gái và tôi- về tá túc nhà ông bà ngoại ở làng Tịnh Thới, huyện Cao Lãnh tỉnh Sa Dec - nay là Đồng Tháp.

Ông bị Pháp bắt . Nhờ hiệp định Sơ Bộ 6/3, ký giữa Việt Minh và Pháp, có điều khoản trao trả tù chính trị,ông được thả, nhưng phải trở về nguyên quán tỉnh Phú Thọ, Tonkin, (Bắc Việt Nam).

Trên chuyến tàu lửa Xuyên Việt từ Nam Vang về Tonkin, khi tàu ghé ga Sài gòn, Cochinchine (Nam Việt Nam) ông trốn ở lại, rồi tìm đường về Cao Lãnh với mẹ con tôi. Cao lãnh lúc ấy còn là vùng thuộc Pháp,Việt Minh gọi là vùng tạm chiếm.

Cha tôi là người Bắc. Lúc ấy, để chia rẽ Bắc-Trung-Nam, Pháp vận động phong trào "bài Bắc", người Nam nghe ai nói giọng Bắc họ đánh, nên ông không dám hé môi. Muốn mua thức ăn nước uống, ông chỉ ra dấu, như người câm. Ông tìm được đường về với vợ con .

Vẫn giữ tinh thần chống Pháp, ông đưa gia đình vào sống trong vùng tự do-vùng kháng chiến- lúc ấy là Đồng Tháp Mười, thuộc Khu 9 – Long Châu Sa,tức Vĩnh Long,Châu Đốc SaDec. Gia tài của một gia đình hai vợ chồng ba đứa con chỉ chất đầy một chiếc xuồng. Quan trọng nhất là gạo và mấy lít muối hột . Vào Đồng Tháp Mười, gia đình tôi ghé lại xã Ba Sao. Nhờ một người hảo tâm giúp đỡ, cha tôi cất một vuông nhà bên bờ kinh xán, nửa trên bờ nửa dưới nước, cột kèo bằng tre,lợp đưng -một loại cỏ lác phơi khô-làm nơi trú ngụ và mở quán bán thức ăn sinh sống .Quán có tên là "Đoàn Kết", cha tôi có hỗn danh là ông Đoàn Kết . Quán rất nổi tiếng . Cán bộ Khu 9 đi công tác qua Ba Sao đường sông, đường bộ đều ghé quán ăn uống, nghỉ ngơi . Những cán bộ là trí thức thành thị thích gặp và nói chuyện với cha tôi-ông phán chống Tây- trong tinh thần đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu . Chính trên một nền nhà này, cha tôi bốn lần cất lại nhà vì bị quân đội Pháp và lính Việt commando đi ruồng đốt và bom đánh sập. Khi căn nhà cuối cùng bị máy bay bắn cháy, cha tôi không đủ can đảm cất lần thứ năm nữa, ông mua một chiếc ghe có mui sống đời trôi nổi trên kinh rạch. Ba Sao, Mỹ Quí, Mỹ An, Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều …Ông sống với bác Bằng-một ông già, trước là người phụ bán quán ăn- quyết tâm theo kháng chiến đến cùng . Gần đến ngày Tổng phản công, máy bay Pháp bắn phá dữ dội . Mẹ tôi, sau nhiều lần cãi vã và bị cha tôi mắng "liếm gót giày thực dân ăn bơ thừa sữa cặn", bà không chịu nổi cảnh máy bay bắn sớm bắn chiều, rồi đến cả đêm - hồi ấy gọi là "giờ độc lập"- bà đưa chúng tôi ra vùng tạm chiếm ở Cao Lãnh. Lại cũng một chiếc xuồng nhỏ,chờ đêm đến , kín đáo lặng lẽ ra đi trên sông…Chúng tôi bị du kích chặn lại, đòi bắn thả trôi sông . Mẹ tôi năn nỉ, họ để cho đi, nhưng giữ lại gạo và ít thức ăn,một con gà mái đẻ, bảo không được đem tiếp tế cho giặc .

Ba Sao là một xã nhỏ, đường giao thông chủ yếu là con kinh xán đào thông ra sông Tiền Giang- có lẽ là để rửa phèn . Trên bộ là con đường mòn đi theo bờ kinh rộng vài thước, hai bên lề cỏ mọc, mưa xuống đất nhão thành bùn. Ngôi chợ có nhà lồng lợp ngói xi măng, nhưng cuối cùng, sau nhiều lần bị máy bay đánh phá, chỉ còn trơ lại mấy cây cột cháy đen . Mé kinh có cây cầu gỗ bắt xa ra khỏi bờ làm bến cho tàu nhỏ, ghe thuyền đậu. Nước kinh nhiều phèn trong leo lẻo, áo quần giặt lâu ngày đóng vàng Cá chốt dày đặc. Bỏ xuống một chút đồ ăn chúng bu lại trồi lên khỏi mặt nước.Cá chốt có ba sọc đen, nhỏ con gọi là cá chốt chuột, không ai ăn, chỉ để làm phân trồng cây thuốc lá. Vào mùa cá dại, khi độ phèn cao, cá không sống nổi, chết nổi lềnh bềnh đủ thứ cá. Cá rô, cá trê, cá lóc, cá trèn, cá chạch lấu ...tha hồ vớt, ăn không xuể, mẹ tôi tiếc đem làm khô. Đêm trong, cả bầu trời trăng sao in trong lòng kinh. Tôi còn thuộc bài hát "Con kinh xanh xanh những chiều êm ả nước trôi . . ." Tôi hay ra đứng bên bờ kinh ngắm bầu trời trong nước. Mỗi khi có ghe thương hồ đi qua với giọng hò lơ đối đáp . . .Bầu trời tan ra, nước rẽ sau ghe để lại một vệt sáng dài .

Xã Ba Sao có một người đàn bà điên người Bắc . Bà xé hết áo quần, trần truồng đi từ đầu trên xuống xóm dưới với dáng đi rất lạ, bước dài, hai tay vung vẩy. Với mái tóc húi cua, răng nhuộm đen, bà nói lảm nhảm, khi cười, khi khóc, la hét suốt ngày .Bà là người đàn bà đầu tiên tôi thấy trong tư thế khoả thân .Đối với tôi, cậu bé tám tuổi là một sự kiện gây nhiều ấn tượng .Tôi tò mò quan sát cặp vú xệ, núm đen, bộ phận sinh dục lông lơ thơ của bà, hoàn toàn không xúc động, nếu không muốn nói là có một cảm giác rờn rợn.

Chồng bà là một cán bộ thông tin xã. Tôi không biết tên ông, chỉ nghe gọi là "ông cán bộ". Ông khoảng năm mươi tuổi, tóc hoa râm hớt cao, răng nhuộm đen .Trước đây là phu đồn điền cao su Pháp .Ông mặc áo bà ba vải trắng hiệu Xe lửa đã nhuộm bùn non. Lúc nào đến quán cha tôi ông cũng đội chiếc mũ lưỡi trai bộ đội, mang sắc cốt màu vàng ka ki đã cũ. Một hôm ông đến đúng lúc cha tôi đang xẻ bưởi .Trái bưởi to bằng đầu tôi, ông Bảy hàng xóm vừa mới cho. Trong khi cha tôi tách múi bưởi, ông hỏi xin chiếc vỏ. Cha tôi hỏi để làm gì, ông nói ông ăn. Cha tôi hơi ngac nhiên, nhưng đồng ý. Ông bẻ vỏ bưởi, cắn từng miếng, nhai nuốt ngon lành, khen "ngon đáo để". Ông kể rằng tuổi thơ nhà nghèo, ông không được ăn bưởi. Ông thèm. Khi có ai xẻ bưởi ông xin vỏ để ăn. Lâu dần, vỏ bưởi trở thành một món ăn ngon đối với ông. Tôi nhìn ông ăn bằng cặp mắt hiếu kỳ, có hơi thương hại. Ông vừa nhai, nhìn lại tôi cười hồn nhiên. Loáng cái ông đã ăn sạch chiếc vỏ bưởi to. Cha tôi kín đáo nhìn ông, cố lấy vẻ thản nhiên dấu nỗi cảm động. Cha tôi mời ông ăn bưởi, ông vui vẻ ăn, khen "ngon quá, cực ngon". Tôi để ý thấy ông không nhai, chỉ cho bưởi vào miệng, hình như trong cổ họng có một sức hút, bưởi trôi tuột vào ngay . "Ngon quá" thì tôi có nghe, nhưng "cực ngon" thì mới nghe lần đầu. Cha tôi và tôi cũng ăn, nhưng tôi thấy cha tôi chỉ ăn lấy lệ, cố tình nhường cho ông. Còn tôi nhìn ông ăn cũng cảm thấy ngon rồi. Ông bỏ hột bưởi xuống bàn nói "làm mồi câu cá tốt lắm đây". Tôi học ông thêm một chuyện . Ông đã ăn hết luôn trái bưởi .Ông xin một tách trà. Ông uống nhanh, đứng lên vỗ bụng nói "no quá, lâu lắm mới được chén một bữa". Ông cám ơn rồi ra về .Tôi nhìn theo ông, dáng ông đi chậm chạp, nặng nề .Lúc ấy tôi mới nhớ ra, ông đã ăn tiêu tan một trò chơi của tôi. Tôi hay lấy vỏ bưởi bóp với vôi, vắt lấy nước để đông lại như thạch, chơi trò mua bán.

Ông có một cô con gái khỏang mười lăm, mười sáu tuổi, tôi gọi là chị Yến .Chị ở một mình làm ruộng trong đồng xa , thỉnh thoảng mới bơi xuồng ra xã bán vài con vịt chị nuôi, lấy tiền đi chợ . Mỗi lần như thế, chị ghé quán cho tôi vài mẩu kẹo đậu phọng làm bằng đường đen. Chị rất thương tôi, tôi cũng thương chị. Chị Yến rất đẹp. Thân hình nẩy nở cân đối. Mặt trái xoan trắng hồng, môi đỏ thắm với hàm răng trắng đều, khi chị cười mắt sáng lấp lánh, cả khuôn mặt chị sáng lên rạng rỡ. Tóc chị hơi hoe vàng-chắc vì dang nắng nhiều- Cha tôi có lần nói đùa xin bố chị cho chị về làm con dâu. Anh cả tôi lớn hơn chị vài tuổi, cùng tên với chị. Chị cười thẹn, đỏ mặt bỏ chạy. Tôi bỗng nhiên cảm thấy buồn buồn.

Chị Yến ở một mình trong căn chòi mà chung quanh chị phải cách xa hàng chục cây số mới có làng xóm, con người. Nhiều ngày, tháng, chị không có ai để nói tiếng người, ngoài vài lời với mấy con vịt chị nuôi. Căn chòi của chị Yến tôi chưa lần nào đến, nhưng tôi hình dung ra được, vì có lần tôi ở với ông ngoại cũng làm ruộng trong đồng xa như chị. Căn chòi đươc dựng trên một mô đất -thường là gò mối- cao hơn mặt nước chừng bốn năm tấc, bằng mấy thanh tre, lợp đưng. Nhìn xa, căn chòi như nổi trên mặt nước. Trong chòi kê một chiếc giường tre ọp ẹp. Bếp là ba ông táo bằng đất, dụng cụ nấu ăn là vài chiếc nồi đất nung để nấu cơm, kho cá, nấu canh . Phương tiện đi lại duy nhất là chiếc xuồng nhỏ. Nước cạn chống bằng sào, nước sâu bơi bằng dầm . Đồng Tháp Mười rộng mênh mông, mùa nước trông như biển .Đứng từ trong chòi hay trên xuồng, nhìn ra chung quanh, thấy chân trời vây như một chiếc chén úp . Con người sống heo hút, biệt lập chìm lỉm trong bao la đất trời . Chị Yến sống như thế từ năm này qua năm khác, làm ruộng nuôi gia đình .

Chị Yến còn một đứa em trai, bằng tuổi tôi .Tôi không biết nó tên gì, chỉ nghe mọi người goi nó là "thằng Cu".Có lẽ thằng Cu là người bạn đầu tiên của tôi ở Ba Sao . Đầu nó cũng húi cua như mẹ nó - bà điên. Quanh năm suốt tháng nó chỉ mặc một cái áo hở rốn, không thể gọi màu gì, vá miếng này chồng lên miếng khác. Chưa bao giờ tôi thấy nó mặc quần. Tôi hay chơi với nó và thương nó với một chút lòng thương hại Tôi không biết nhà nó ở đâu, cũng không đi tìm, chỉ gặp khi nó đến nhà tôi hoặc lang thang ngoài đường. Nó là một đứa trẻ cô độc và cả cô đơn nhất thế giới, đối với tôi . Mẹ điên, chị làm ruộng xa, cha cán bộ đi công tác liên miên. Tôi không biết nó lấy gì ăn mà vẫn sống được. Thỉnh thoảng tôi chia với nó miếng kẹo, khúc mía, trái ổi. Khi nó đến mà tôi bận phụ cha tiếp khách, tôi thấy nó ngồi bẹp xuống đất mân mê cu nó, như một trò giải trí buồn tẻ. Một hôm nó rủ tôi ra bờ kinh chơi trò ném thia lia. Sau khi ném mỏi tay, nó bày tôi chơi trò đá cu. Nó đứng hơi ưỡn người, lộn cu nó ra một cách thành thạo-tôi nghĩ nó đã làm nhiều lần-tôi thấy đầu cu nó đỏ hồng, bóng loáng . Nó bảo tôi làm .Tôi cố gắng, nhưng đau quá không chịu nổi. Tôi chưa làm như vậy bao giờ. Cuối cùng nó nói "thôi cũng được" và bước đến gần tôi. Nó quẹt cu nó vào cu tôi. Cu nó cứng, cu tôi mềm.Tôi cảm thấy nhột nhột. Lần đầu tiên một cảm giác lạ rân rân thể xác tôi tiếp nhận .

Một buổi sáng sớm nước kinh lớn, sóng đánh dập dồn. Tôi chuẩn bị chống cửa quán lên đón khách, tôi nghe nhốn nháo tiếng những người đi chợ cột ghe xuồng vào cầu gỗ la lên "thằng chõng, thằng chõng, bà con ơi!" Người ta đổ đến xem. Tôi len lỏi ra tận đầu cầu để nhìn cho rõ.Thằng chõng là xác chết sình căng tròn của một cô gái.Cô còn mặc một chiếc áo bà ba màu đen, nhưng không có quần. Nước lớn, cái xác sình trôi từ trong đồng ra kinh để tìm đường ra sông cái. Thằng chõng kẹt vào giữa hai cột cầu, sóng đánh dập dềnh lên xuống. Người ta lật ngửa thằng chõng lại, nhiều tiếng người la lên cùng lúc: "Con Yến! con Yến!". "Trời ơi!Con ông cán bộ" . Tôi nhìn kỹ lại thằng chõng, thấy lộ dần ra dáng dấp chị Yến. Tôi ôm mặt khóc rưng rức, bỏ chạy về nhà . Tôi đi tìm thằng Cu, kéo nó ra coi thằng chõng là chị nó, nhưng nó không chịu đi. Nó chỉ đứng xa xa nhìn, mặt nó trơ ra không cảm xúc, nhưng nét mặt nó có một vẻ gì khác lạ, như sự cố gắng chịu đựng. Tôi bỗng thấy nó lớn lên, mặc dù nó vẫn ở truồng . Rồi nó ngoe ngoảy bỏ đi một cách dứt khoát . Tôi muốn chạy theo, nhưng chân tôi không nhúc nhích. Tôi đứng tại chỗ nhìn cái đít tóp không có thịt của nó xa dần.

Giữa lúc người ta đang xôn xao bàn tính vớt thằng chõng lên, bỗng nghe một tiếng hét khản đặc trộn với tiếng khóc vang lên. Từ xa, bà điên trần truồng từ trên bờ lao xuống chiếc cầu gỗ. Người ta dạt ra nhường chỗ cho bà. Cảnh tượng một người đàn bà đầu trọc, trần truồng đứng nhìn chăm chăm vào thằng chõng với đôi mắt khô thất thần, miệng móm, lơ thơ mấy chiếc răng, môi run run phát ra những tiếng ư ử lạ tai, không biết đó có phải là tiếng khóc của một người mẹ điên khóc con hay không? Rồi bất ngờ, bà nhảy xuống nước, ôm chặt thằng chõng, khó khăn lắm người ta mới gỡ được bà ra .

11.Cha tôi, ông cán bộ và bà con vớt xác chị Yến lên, bó chiếu đem chôn trong gò mả xã Ba Sao .

Khi mọi người đã ra về rồi thằng Cu rủ tôi thăm mả chị nó. Khi đến nơi, chúng tôi thấy bà điên đang ôm nấm mộ mới đất còn ướt, mình mẩy lấm lem. Nó đứng chết trân nhìn cảnh tượng người đàn bà điên là mẹ nó với hai con mắt ráo hoảnh, trong khi người đàn bà điên vật vã, đầu gục gặc, tay vỗ lên nấm mồ đất ướt đồm độp . Hu hu! Hu hu! Bà đã khóc được thành tiếng. "Hu hu", đã rõ là tiếng khóc của một con người! Bỗng thằng Cu quay lại ôm chặt tôi, úp mặt vào vai tôi khóc rấm rức . Tiếng khóc của nó rất lạ, như một đoạn nhạc có âm điệu đứt quãng, lập đi lập lại. Những tiếng hừ hứ… hừ hứ không thoát ra khỏi cổ họng nó làm cho ruột gan tôi cuộn lên. Bất ngờ, nó xô tôi ra, quay lại, hai tay chắp sau chiếc mông tóp, thong thả bước đi. Tôi nhìn theo nó, thấy nó lớn hẳn lên, không còn là "Thằng Cu" nữa . Bà điên khóc một hồi, bỏ đi. Còn tôi, đứng nhìn nấm mộ, nghĩ rằng từ nay tôi không bao giờ còn thấy chị Yến nữa, chị không về vuốt tóc tôi, cho tôi kẹo nữa. Người ta đã hãm hiếp chị, giết chị, thả xác chị xuống nước. Nghĩ đến cảnh ấy, bụng tôi đau thắt lại.

"Chị Yến . . ơ. . . ơi! Chị Yến ơ . . .ơ . . .ơ . . ."Tôi gào lên . Tôi muốn gào lên cho trời nghe, đất nghe . Giọng tôi âm vang trong khu gò mả đã đầy bóng tối. Tôi gào lên, nước mắt chảy ràn rụa . "Chị Yến ơ . . .ơ . . .ơ . . . "

KINH DƯƠNG VƯƠNG
6/2007

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 1473)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 2286)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 2261)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 4694)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 5536)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
05 Tháng Ba 20248:43 CH(Xem: 1215)
Em là sen Hồng thắm / Ngát hồn anh chiêm bao / Đêm dịu dàng xanh thẫm / Sen cười rất ngọt ngào
24 Tháng Hai 20242:39 CH(Xem: 2497)
Mà thơ. chấm. tới phẩy, nào / Dụi mắt. cắm một ngọn sào du dương / Không dưng / nghe một nạm buồn / Hai tay bụm lại / đầu nguồn thiết tha / Suối rất mệt giữa khe già / Tinh anh của đá / ném / xa / đường gần
14 Tháng Hai 20241:28 SA(Xem: 1798)
Tôi đưa tay gõ vào hư ảo / Chân lý mày đang trốn chỗ nào / Hóa ra đen đỏ hai màu áo / Chỉ để làm trò chơi khó nhau
14 Tháng Hai 20241:15 SA(Xem: 1235)
Này anh bạn – anh thấy không / Sự lộng lẫy không nhường chỗ cho điều gì hài hước / Chỉ tiếng nấc thanh xuân mềm yếu / Trên quảng trường nơi vũ hội đàn ông / Vỡ thành cơn địa chấn.
13 Tháng Hai 202411:57 CH(Xem: 1406)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.