- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

T Ế T

24 Tháng Giêng 202210:02 CH(Xem: 9998)

TET-hxs

Hoàng Xuân Sơn
T Ế T

 

Tôi viết bài thơ như xõa tóc

giữa chốn ngàn mai xuân lánh về

nghe trong nức nở hương thầm muộn

một chút hanh vàng một chút tê

 

Trong con mắt tuyết cành lê trắng

chưa đến cỏ non hẹn chân trời*

tháng giêng tháng lẻ buồn như chiếc

gương tẻ như hồn chiếc bóng soi

 

Tôi vẽ dung nhan mùa hạnh lộc

giọng buồn kéo thơ đi vào khung

trời hôm qua nắng từ âm độ

hát với tôi nghe giữa mịt mùng

 

Trùng hưng một tiết thơm ngày cũ

tôi đợi em về mưa bụi bay

tiếng thưa tiếng dạ mầu lam biếc

đã chín trầm hương tiếng ngọt đầy

 

Và đôi tay nhé không thừa thãi

mình kéo nhau đi chạy băng băng

tôi rủ em vào thăm phế tích

một đóa sen thơm đẹp vĩnh hằng

 

 

h o à n g  x u â n  s ơ n

sáng 22 tháng giêng năm 22

[22.1.22]

 

*Truyện Kiều

 

 

 

VỊ THẾ  CỦA THƠ

 

 

Cứ nói nhân nghĩa đi

thơ chồm lên siêu việt

thơ nằm trong sử thi

[ ta không hay, ai biết? ]

 

 

Có biết cũng không nói

lửa đã cháy trên đồi

chiếc vòi rồng tai tượng

cúi lạy vì sao rơi

 

quỳ rêu rao hàng mã

con cọp giấy tinh tường

cũng biết cách hù dọa

thơ động đình tai ương

 

người uốn một cọng đồng

rồi nắn nót thành tượng

thơ là tai là mắt

là mùn xẩu xâm hường

 

Thơ như chim.  à, cá

mây nước tích sự gì

buổi chiều trăm mụn vá

đi thôi.  ừ, thì đi

 

h o à n g  x u â n  s ơ n

20.Janvier, 2022

 

 

MỌT. VÀ GIẤC MƠ SÁCH

  

khi những con mọt chịu khó ngồi đọc sách

thơ ca đã băng qua vùng tử nạn

thi sĩ tìm thấy tên mình cuối dòng mực đỏ

những tờ giấy xanh trở về xôi nếp mới

ngay ngắn chữ

nhân danh cốm dẹp

bồi tiếp người những bánh sen thơm

 

/

 

lâu đài ký tự thèm ngủ giấc sen

trên lưng yếm trần lơi lả

giọt mồ hôi hạ

đẹp như ca khúc ngày mùa

hồ ao thơm muống biển

 

/

 

nước rúc rích

                        [ồ thơ]

những tản văn đậm sét mùi đất bùn

người bắt được nắng mắt sương

sớm thả bay cùng trời

 

/

 

những chiếc bong bóng vẫn thở dưới hàng sao

thơ chấm điểm hoàng lan ngọt tóc

chú mọt xanh

gấp lại sách tháo mục kỉnh

cười một mình

 

 

//

 

h o à n g  x u â n  s ơ n

28.12.21

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98866)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32308)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110719)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128156)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84098)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.