- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÁ VÀNG

09 Tháng Giêng 202211:48 CH(Xem: 9240)
TRANH DINH CUONG
Tranh Đinh Cường

Lê Chiều Giang     

CÁ VÀNG     

 

“Sao lòng ta bỗng rộn ràng

Như những toa tàu sắp chạy

Thăm những nhà ga sắp hồi sinh

Những nhà ga sắp thở…”

[Đinh Cường 1969]

 

 Anh Đinh Cường gọi phone cho tôi chỉ hỏi:” Làm sao để thành ...Cá?”.

Cá bơi xuôi lội ngược, vẫy vùng trong biển lớn, hay quanh quẩn trong hồ ao? Cá đẹp óng ánh bơi ngược dòng, hay lừ đừ chịu trận trong lưới ngày, và ngay cả đang giãy dụa chết bởi những lưỡi câu lờ lững?

Không phải, Anh hỏi tôi về cá khác. Cá Vàng.

 

Năm 1997, anh Trần Công Sung từ Paris viết bài về chuyến ghé thăm một số bạn bè sống ở California và một vài tiểu bang khác.

Tạp Chí Thế Kỷ 21 gửi xuống San Diego bài viết của Trần Công Sung viết riêng cho Nghiêu Đề, chỉ bởi từ câu nói đùa của anh:” Suốt bao năm, Giang ngắm nhìn tôi như thích một con Cá Vàng”.

Anh Trần Công Sung viết lời ngợi ca, khen tặng tất cả những “Vợ hiền” trên trái đất. Dù có thấp thoáng chút hồn thơ mộng, vẫn không dám chểnh mảng cái trách nhiệm khó khăn muôn đời của “Hội phụ nữ” chúng tôi: Bằng mọi gíá, luôn xây dựng, vun xới quyết liệt cho một gia đình ấm êm, và hạnh phúc

 

Cuối cùng, Anh Nghiêu Đề đau ốm buông bỏ hết mọi thứ, rồi ra đi.

Và trước khi tôi bước những bước dài theo một Nhân Duyên hoàn toàn mới. Trong những chuyến du lịch xa xôi, tôi ghé Virginia thăm ngôi nhà thơ mộng của anh chị Đinh Cường.

Trên chiếc xe nhỏ mầu đỏ, Anh chạy nhiều vòng qua mọi phố, loanh quanh cùng tôi xem những kiến trúc yêu kiều của DC.

Nhớ nhất là lúc tôi ngồi dưới bóng của một tàn cây xanh mát, kiên nhẫn chờ Anh viết cho xong bài thơ bên dòng Potomac. Dòng sông với nước lung linh sáng trong ánh nắng gay gắt giữa trưa. Đúng giờ Ngọ.

Nhìn bóng nước xôn xao, tôi chợt tự hỏi có phải Anh đang nghĩ đến chiếc nhẫn anh đã quăng xuống hồ Tịnh Tâm? Ném đi mất tăm mối tình đầu tan vỡ của anh, ngay giữa dòng nước hồ tịch lặng.

Chiếc nhẫn cũng như đáy hồ… Toàn những chuyện tôi được nghe kể lại. Chỉ có điều

duy nhất mà tôi còn nhớ,  sau 75 lúc phải sống, phải điên đầu trong than lửa nhọc nhằn, anh Nguyên Khai đã tiếc nuối hỏi đùa Đinh Cường :” Mi ném nhẫn đó góc nào? để tau ra Huế, tìm cho ra chiếc nhẫn vàng dưới đáy hồ, sửa soạn một bữa tiệc linh đình, đãi anh em”.

 

Lái xe có khi lạc đường, quên lối, nhưng chúng tôi chẳng mấy quan tâm. Anh ghé hai quán Cafe có trưng tranh, treo bán nhiều tác phẩm rất nhỏ anh ký gửi. Tôi thú vị tìm ra cái hay hay của những bố cục muốn vượt hẳn ra ngoài khung tranh, những nét vẽ miên man, bất tận trong một không gian nhỏ hẹp. Rõ ràng tôi đã quen thưởng lãm tác phẩm Đinh Cường qua những tấm canvas lớn. Bóng thiếu nữ dịu dàng đứng bên góc nhà thờ, thanh thoát bay cùng tiếng chuông xa vời, trong chiều thu im vắng.

Anh dặn dò: ” Hôm nay anh mời, Giang phải uống rất nhiều, có thể uống trăm ly Cafe cho hết tiền của hai bức tranh nhỏ vừa bán”. Tôi cũng hay Cafe sáng, trưa và chiều tối, có khi cả tỷ tỷ ly trong những lúc chán đời, buồn bã từ ngày anh Nghiêu Đề đau ốm rồi ra đi. Nhưng hôm nay, một ngày rất đẹp, rất vui ở DC, chắc tôi không nên phí hoài như thế.

Anh tiếp tục lái xe, cứ lạc lối và cứ lạc đường, quyết để tìm mua những chai Red Wine, dưới trăm cái tên mà cả anh và tôi đều chẳng biết rượu ngon hay dở. Anh muốn dùng cho hết tiền tranh vừa mới có, không hết bởi Cafe, thì phải uống thêm rượu đỏ. Uống như sự đãi ngộ, phải như một tưởng nhớ về người bạn thân vừa mới bỏ đời, ra đi...

 

Chiều nhạt nắng với ngàn lá phong rơi rụng, con đường mòn phía sau nhà Anh trải đầy lá úa. Chúng tôi ngồi Cafe, nhắc lại nhiều kỷ niệm từ những ngày còn Hội Họa Sĩ Trẻ, những ngày tôi còn đi học, tôi còn bé xíu.

Tôi nhất định không muốn quên lời khiếu nại trong lần đầu tiên tôi gặp anh,  anh theo dõi bức tranh của Nghiêu Đề. Bức tranh mà khi mang tới phòng triển lãm của Hội Hoạ Sĩ Trẻ ở Alliance Francaise Gallery. Chân dung đẹp mơ màng của tôi với khung tranh chỉ được anh Nghiêu Đề quấn rất vội vàng bằng những sợi giây lạt. Với tôi, đó là một khung tranh khác lạ hay hay, và có thêm cả sự chân tình, dễ thương. Nhưng ngay lập tức, anh Đinh Cường nói với tôi theo một ý nghĩa khác:” Bằng mấy vòng giây lạt đó, “Nó” sẽ trói đời cô vào cái kiếp sống lơ tơ mơ, sống vất vưởng trên cung trăng, sống lang thang bên ngoài trái đất …”

Và lời anh Đinh Cường nói đã như một tiên tri, những sợi giây lạt tưởng như mong manh dễ rớt rơi đó, đã trói buộc tôi với anh Nghiêu Đề, một họa sĩ tài hoa nhưng nghèo nhất nước.  Chúng tôi đã sống chan hòa, sống cùng nhau cho đến hết, và cho cả đến chết.

 

—---------------

 

Chị Đinh Cường mời thêm họa sĩ Ngọc Dũng, người có nhà rất gần, một bạn thân mà như hàng xóm. Chiều tà với lá tả tơi bay, lá rụng vàng theo gió sau hiên nhà. Chúng tôi ngồi với Cafe, và những ly rượu đỏ.

 

“...Ngoài ta ai đón trăng huyền lặn

Mà dẫn đi qua khỏi cửu trùng?...”

[Trần Dần]

 

 Anh Ngọc Dũng đọc thơ Trần Dần, Hữu Loan. Tôi ngâm thơ Hoàng Cầm, Quang Dũng...

 

“...Vầng trán em vương trời quê hương

Mắt em dìu dịu buồn Tây phương

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm

Em có bao giờ em nhớ thương?...”

[Quang Dũng]

 

Chúng tôi như đang sướt mướt, gọi mời những hồn ma bóng quế trong Nhân Văn Giai Phẩm về đây, ngồi với.

 

“...Chồng em rách nát chiến bào

Vi vu gió thổi, bay vào Kinh Đô…”

[Hoàng Cầm]

 

Chút se sắt lạnh của chiều như làm những lời thơ xưa, nửa hùng tráng nửa buồn hơn.

Tôi nhắc anh Đinh Cường bài thơ mới bên dòng Potomac.

Anh tìm trong túi áo, anh ra tìm ngoài xe… Bài thơ chưa thuộc, bài thơ biến mất. Anh

tiếc nuối những vần thơ vừa mất tích.

Nhớ nhớ quên quên, Anh thở những hơi dài trong Pipe thuốc, đọc chút thơ có nhắc chiếc nhẫn đã quăng giữa lòng hồ Tịnh Tâm. Nhìn khói haft & haft mơ màng bay, nghe thơ mà tưởng như đang nghe anh kể lại những kỷ niệm xa vời...

Tránh đi chút nặng nề của quá khứ, anh mời chúng tôi xuống basement, Studio với rất nhiều tranh sơn dầu. Hội Hoạ Sĩ Trẻ chỉ có anh là người vẽ nhiều tranh nhất. Anh có nhã ý tặng bức nào tôi muốn mang về california.

Tranh của anh tôi treo trong phòng khách, vẫn rất mơ màng và u hoài như một bài thơ cổ.

 

---------

 

Chỉ một năm, sau lần chúng tôi ngồi Cafe bên khu rừng phong rất đẹp ở nhà anh Đinh Cường. Từ nơi khác xa xôi, tôi biết tin anh Ngọc Dũng ra đi.

Nghiêu Đề, Ngọc Dũng, và rồi Đinh Cường. Những con Cá Vàng như lời ví von của một năm nào, rất cũ. Lần lượt đã theo dòng nước trôi, rồi biến mất tăm, và sẽ quên lãng hết, ngay cả trong lòng người.

 

Duy nhất anh Đinh Cường, người ước ao biến thành “Cá Vàng”.

Cá vàng đã lững lờ lặn sâu xuống dòng nước cũ, đã tìm cho ra dưới lòng hồ Tịnh Tâm, chiếc nhẫn nào đã ném đi từ những năm xưa.

Trên chiếc cổ nho nhỏ, Cá Vàng có mang thêm chiếc nhẫn.

Nhẫn vẫn đẹp rực rỡ và óng ánh sáng như một chiếc kiềng vàng.

 

Lê Chiều Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 107404)
n hư địa chỉ không bao giờ có cho một lá thư chưa bao giờ viết, tịch mịch một nốt nhạc chưa ngân, thành tiếng vang vọng bao lâu trong mơ hồ tĩnh lặng nơi chốn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109718)
m ột đêm uống trăng máu ướp vần thơ mộ đỏ bào thai chưa kịp lớn kià thú dữ nốc cạn huyết tươi...
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86155)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86480)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 98975)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85931)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72720)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 68216)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81634)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79616)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...