- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LỜI MẸ DẶN - Phùng Quán (1957) Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân

19 Tháng Mười 20217:34 CH(Xem: 15123)


nhathophungquan
Nhà thơ Phùng Quán (1932-1995)

LỜI MẸ DẶN
Phùng Quán (1957)     
Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân     


LỜI MẸ DẶN                           
Phùng Quán (1957)

 

 

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi 
Mẹ tôi thương con không lấy chồng 
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải 
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn. 

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ 
Ngày ấy tôi mới lên năm 
Có lần tôi nói dối mẹ 

Hôm sau tưởng phải ăn đòn. 

Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn 
Ôm tôi hôn lên mái tóc 
- Con ơi trước khi nhắm mắt 
Cha con dặn con suốt đời 
Phải làm một người chân thật. 

- Mẹ ơi, chân thật là gì? 
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt 
Con ơi một người chân thật 
Thấy vui muốn cười cứ cười 
Thấy buồn muốn khóc là khóc. 
Yêu ai cứ bảo là yêu 
Ghét ai cứ bảo là ghét 

Dù ai ngon ngọt nuông chiều 
Cũng không nói yêu thành ghét. 
Dù ai cầm dao dọa giết 
Cũng không nói ghét thành yêụ 

Từ đấy người lớn hỏi tôi: 
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất? 
Nhớ lời mẹ tôi trả lời: 

- Bé yêu những người chân thật. 

Người lớn nhìn tôi không tin 
Cho tôi là con vẹt nhỏ 
Nhưng không ! những lời dặn đó 
In vào trí óc của tôi 
Như trang giấy trắng tuyệt vờị 
In lên vết son đỏ chóị 

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi 
Đứa bé mồ côi thành nhà văn 
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm 
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ. 

Người làm xiếc đi giây rất khó 
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn 
Đi trọn đời trên con đường chân thật. 

Yêu ai cứ bảo là yêu 
Ghét ai cứ bảo là ghét 
Dù ai ngon ngọt nuông chiều 
Cũng không nói yêu thành ghét 
Dù ai cầm dao dọa giết 
Cũng không nói ghét thành yêụ 

Tôi muốn làm nhà văn chân thật 
chân thật trọn đời 

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi 
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã 
Bút giấy tôi ai cướp giật đi 
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. 

  

 

 

A Mother’s Advice                            
Phung Quan (1957)

Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân

on 27 July, 2019 in British Columbia, Canada

 

When I was two years old, my father ceased to be

My mother has not remarried since, out of her love for me

She since has grown mulberry, cared for silkworms, and weaved daily

To bring me up until the day I have grown fully.

 

It has been twenty years, I still remember, since the day

I was only a naïve boy of five years of age

I did not remember why, but to my mother did I lie

I thought I would get the spanking I deserved that time.

 

My mother did not deliver it but with a sadness in her eyes

She embraced me, and kissed the hair of mine

- My son, before your father passed away

He said that in all your life you should strive

To remain a person of honesty, and should never lie.

 

- Mommy, what is honesty? Why?

My mother kissed me on the eyes

- My son, an honest person is one

Who would smile when he feels like smiling

Would cry when he feels like crying

Would say, I like, to someone he likes

Would say, I dislike, to someone he dislikes

 

Despite anyone’s sweet talking and appeasing

He would not switch liking for hating

Despite anyone’s knife holding and threats of killing

Would not switch hating for liking.

 

Since then, whenever someone asks me:

- Little boy, who do you love most, who would it be?

I answer them, remembering what my mother has said:

I love honest people, who would call a spade a spade.

 

Grown-ups look at me in disbelieving

Considering me just a little parrot in my talking

But what my mother has said remains

Imprinted deep in my brain

Just like onto a bright white piece of paper

A bright red seal is permanently imprinted forever

 

This year it is twenty five years in coming

The orphaned boy becomes a writer in his living

But what my mother has said since I was five

Its crimson colour remains intact and bright.

 

Though the tightrope walker’s work is difficult in his walking

But it is more difficult for a writer in his writing

Who ought to remain totally in honesty in his living.

 

Who would say, I like, to someone he likes

Would say, I dislike, to someone he dislikes

Despite anyone’s sweet talking and appeasing

He would not switch liking for hating

Despite anyone’s knife holding and threats of killing

Would not switch hating for liking.

 

I want to be an honest writer

All my life and perhaps forever

 

Fame’s sweetness and honey cannot sweeten my tongue in bitterness

Lightning cannot strike me down and make me depressed

If someone snatches away my pen, paper, and instruments for my writing

I would use knives to write on stones with my carving.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78311)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100323)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81251)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192204)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84747)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114717)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84736)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96342)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92800)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100363)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.