- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

đoản âm khúc tặng bạn bè

25 Tháng Sáu 202111:16 CH(Xem: 13693)


hinh cat klc
khaly chàm -2021

khaly chàm

đoản âm khúc tặng bạn bè

 

1.

ngực đêm rúc gọi âm hồn

rung cuồng sóng máu càn khôn giật mình

mộ đời trào gió vô minh

dạ thưa: tiền kiếp khởi sinh bao giờ?

 

2.

khói hình hú ám cơn mơ

phố khuya nhọn hoắc ma chờ ngậm sương

nhấp nhô ảo giác trần truồng

mắt đêm quán tưởng sắc hương ngọt ngào

 

3.

lưỡi cùn mọc nhánh chiêm bao

mùa trăng lú dại loang màu tái sinh

“gông cùm gãy quặp câu kinh”

sông mê xác dạt phía bình minh chưa?

 

4.

sững nhìn thần vía trong mưa

rền vang tiếng hú… gió đưa ngút trời

từng đêm rượu lạnh tím môi

đỉnh đầu sấm nện nước trôi mặt người

 

5.

mộng du tìm lại nụ cười

tầm ma trổ nụ trên mười ngón tay

nại hà mấy nhịp lung lay

chơn linh đã vỗ cánh bay phương nào (?)

 

6.

cúi người lạy tạ ơn nhau

mang mang tuyệt địa vẫy chào tri âm

cuộc chơi cõi trú thăng trầm

tàn tro niệm khúc thơ nằm nhìn trăng!

 

7.

hồn ơi, có phải vĩnh hằng

níu chi… ta nặng trì căn xác phàm

lưỡi khô tê buốt xương hàm

làm sao hú gió đêm lam xanh màu

 

8.

tội tình cát bụi chờ lâu

nhìn trừng cái bóng cúi đầu lặng thinh

ô hay, phồn thể u linh

ngồi bên huyệt mộ cười khinh lũ đời!

 

9.

khóc chi, hỡi bầy ma trơi

hãy bay lấp loáng thả rơi âm buồn

lửa lòng đốt cháy rượu suông

ngực ran mửa máu cội nguồn gọi ta

 

10.

mê lầm chướng nghiệp thi ca

vuốt ve con chữ hiện ra mặt người

liếm môi thèm một nụ cười

thì ra âm bản ta khơi tro tàn

 

11.
được gì bao cuộc truy hoan
chỉ là vực thẳm trò man trá tình
nhàu chăn gối lạnh nghiêng mình
chạm đuôi mắt nhọn hiện hình lưỡi dao!

 

12.
hân hoan đất mở cửa chào
dư thanh giọt lệ tan vào hư không
câu thơ mê sảng lên đồng
nhìn ta vô thức tồng ngồng múa may

 

13.
lạ chưa, cào cấu đêm dài
mèo hoang động dục trang đài hồ ly
choàng ôm nhục thể nhu mì
nào hay đuối mộng a tỳ thật sao

 

14.
vẽ vời ám tượng chiêm bao
nắng khuya thắp nến hồng hào giọt trăng
nằm phơi mặt tưởng nhập nhằng
mù hai đồng tử nghiến răng... bật cười

 

15.

quất đi, hỡi lũ ma hời

vết roi hằn dấu đẫm lời nhớ quê

là người hay ngợm điên mê

tự tay chôn sống câu thề ngàn năm!

 

đêm tpsaigon 6/2021

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98819)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32248)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110660)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128065)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84039)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.