- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÊM NGHE CÁNH ĐỒNG KHẮC KHOẢI

11 Tháng Sáu 202112:07 SA(Xem: 13367)

Noi Ky Niem- Quy SG
Nơi Chỉ Còn Kỷ Niệm - ảnh Quý SG

Thơ

Trần Quang Phong

ĐÊM NGHE CÁNH ĐỒNG KHẮC KHOẢI

 

 

Đêm sóng sánh giấc mơ

Những cánh cò chao nghiêng khước từ

Hạt phù sa thổn thức

Môi son đẫm ướt tàn đông

 

Giấc mơ chảy tràn cánh đồng

Trẻ thơ ê a ngọn đèn leo lét

Cỏ rạo rực xanh rối bời khuya khoắc

Gió chớm thu hổn hển rơm vàng

 

Cánh đồng ấp ủ xác thân

Luống cày chiều hạ nồng nàn da thịt

Tiếng ễnh ương râm ran nuối tiếc

Ngàn hoa dại dột trắng ngực trăng

 

Đêm nghe cánh đồng khắc khoải

Đất bùn khao khát dấu chân

Lũ châu chấu chiều xuân du mục

Tiễn đưa em vời vợi bụi hồng.

  

 

 ĐÊM SƠN CƯỚC

  

Ngọn lửa

Chòi tranh xiêu

Đom đóm lập lòe

Gió thảo nguyên lê thê

 

Rừng xao xác

Đêm sơn cước lạnh buốt

Người nông dân già thức giấc hoang vu

Sương trắng mịt mù

 

Bàn tay sần sùi  khơi ngọn lửa thời gian ấm áp

Hắt lên vầng trán cuộc trần ai gai góc

Những bóng người cõng mầm xanh về mảnh đất khô cằn

Bước chân chai sạn mảnh trăng

 

Những tiếng gọi xé toang cơn lũ hung hãn

Chiếc nón che chở phận người vật vã cánh đồng hoang

Đêm sơn cước mái nhà rơi giọt nước mắt

Trong veo mấy nẻo luân hồi

Đốm than hồng sinh linh ấp ủ

Sỏi đá nương náu xác thân

Vạt rừng vỗ về nguồn cội

Người nông dân già thở dài hương khói

 

Tiếng mẹ thì thầm cùng tàn tro thủy chung

Lời ru con rừng núi mỏi mòn

Bóng cha đá tảng sườn non ngạo nghễ

Chim cu gù bên dòng suối róc rách

 

Em cười rạo rực lau xanh

Dưới vẹo xiêu chòi tranh

Bao con người độ lượng

Dưới mặt đất khô cằn

 

Là tấm lòng bao dung

Đêm sơn cước đàn cò vỗ cánh hoảng hốt

Bàng bạc thảo nguyên những đốm lửa sum vầy

Người nông dân già thảng thốt

 

Gọi ai…

 

TRẦN QUANG PHONG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98810)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32238)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110658)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128059)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84030)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.