- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CON CỦA MẸ

07 Tháng Năm 20214:37 CH(Xem: 11468)

Con mat cua bien 1- ul
Con Mắt Của Biển - photo UL

CON CỦA MẸ

Truyện ngắn của Thái Thanh

 

Ngày còn bé, hai đứa con của tôi luôn quấn quýt bên tôi. Tôi thì bận bịu cả ngày nhưng con cái thì tôi không rời mắt khỏi chúng. Hình như đất trời đã cho tôi thành mẹ và đó chính là niềm kiêu hãnh của riêng tôi.

Thời ấy nhà có cái xe đạp được coi là quý rồi, thường là tôi đi bộ suốt. Tôi nhớ có lần đưa con trai đi chích ngừa ở bệnh viện khá xa nhà, tôi đã đèo nó trên xe đạp. Con tôi lúc đó chỉ mới sáu tuổi, lúc về nó bi bô với mọi người :

"Mẹ con đó, đi xe đạp mà chậm hơn người đi bộ. Khi muốn dừng xe lại, mẹ chà chà cái chân để kít xe lại. Qua đường, mẹ dắt xe qua chứ không dám đạp qua"!

Mọi người đều cười ồ mà tôi lại nghĩ điều đó có gì để cười đâu nhỉ!

Con trai tôi thuở nhỏ rất thông minh và năng động, nó thường theo cậu đi tắm biển. Một hôm thể theo lời nài nỉ của nó, tôi cùng đi tắm biển với nó mà tôi lại không biết bơi và cu Vũ lúc đó chỉ mới tám tuổi. Khi xuống nước nó bơi vèo vèo ra khơi, còn tôi đứng trong bờ vừa mếu máo vừa la :

-Dũ ơi Dũ , dô bờ đi con đừng ra khơi mẹ sợ...

Cảnh hai mẹ con giống như mẹ gà con vịt vậy.

***

Trời thương cả hai đứa đều rất dễ nuôi, chúng lớn nhanh như một cây cỏ dại mà chúng lại học rất giỏi. Tôi thường ra phần thưởng cho các con là : Nếu cả hai anh em đều đứng nhất thì mẹ sẽ dẫn đi ăn tiệm.

Và tháng nào cũng thế, khi có vị thứ mà cả hai đứa đều đứng nhất, giữ đúng lời hứa là tôi lại dắt hai đứa đi ăn. Chúng tôi vào quán bún bò gọi một tô to đầy nước và thịt ăn kèm với bánh mì. Ăn xong hai tay tôi dắt hai đứa đến tiệm kem plan. Tôi ngồi nhìn chúng ăn thật ngon miệng niềm sung sướng hiện rõ trên gương mặt trẻ thơ của nó thấy thương lạ. Có lần cu Vũ lý sự :

-Mẹ ơi, con thấy trên đời này cái gì cũng có lợi cả.

-Vì sao ?

-Mẹ mua bán có lợi nên mới có tiền. Bà bán bún bả có lợi vì bà bán cho mẹ con mình. Mình có lợi vì mình được ăn ngon, cả con chó Bim nhà mình nó cũng có lợi vì mình mang xương về cho nó.

-Thế mẹ sinh con ra có lợi gì ?

-Lợi chứ mẹ, đi đâu mẹ cũng khoe là con giỏi mới 12 tháng đã thuộc hết 24 chữ cái .Mẹ còn nói con và thằng Kim là cục dàng cục kim cương quý nhất của mẹ.

Khác với con trai to khỏe thì con gái tôi bé Kim lại bé bỏng hơn nhưng nó mủm mỉm, trắng hồng, bầu bỉnh rất dễ thương. Ngày con vào lớp một, tôi đứng nép sau gốc cây của trường để nhìn con. Nó bé nhất lớp nên được cô xếp ngồi bàn đầu, tôi nhẹ cả người. Mỗi ngày bé Kim đi học, tôi đều bỏ thêm vào cặp cháu một gói xôi và dặn dò :

-Con nhớ ăn cho no

Một ngày kia tôi hỏi nó :

-Con ăn xôi có ngon không?

-Dạ , con không có ăn

-Vì sao

-Tại gói xôi nó biến mất mẹ ạ

-Sao dậy , đứa nào ăn xôi của con

_Con quên mất gói xôi, giờ ra chơi con chạy ra sân lúc vào lớp thì gói xôi tự nhiên mất.

-...!!!

Qua ngày sau

- Mẹ ơi, con biết rồi bạn Thảo ăn xôi của con

- Ôi con phải ăn chứ, sao lại để cho bạn ăn hết dậy

- Kệ, mẹ ơi. Nhà bạn không có xôi để ăn, bạn nói đói bụng từ tối hôm qua tới sáng luôn

- Thế mai mẹ mua thêm xôi hai đứa ăn nghen .

- Dạ!...

Con bé học rất giỏi, xuất sắc nhất lớp. Có lần nó bị đau, tôi đến trường đưa thuốc cho con. Tôi phát hiện nó không còn ngồi bàn đầu nữa mà ngồi đến cuối lớp nhìn nó bé xíu trong đám bạn của nó. Tôi xót xa vào hỏi cô giáo. Cô bảo rằng :

- Vì nó là trưởng lớp nên phải ngồi dưới để trông lớp. Mặc dù vậy nhưng cháu được ngồi ở đầu bàn nên cũng dễ thấy và nghe cô dạy, tôi đành đi về.

Có lần con bé về thỏ thẻ với tôi

-Mẹ ơi con bị bắt nạt (rồi nó kể cho tôi nghe...)

Tôi nóng lòng bỏ buôn bỏ bán chạy bay tới trường gặp mấy nhóc đó.

-Tụi con không được đánh bạn nữa nhe

Ngày lại ngày sau sự việc vẫn không thay đổi. Tôi lại hăm dọa :

-Đứa nào mà đánh Kim nữa, ta méc cô giáo.

Cứ thế mà vẫn không thay đổi được gì mãi cho đến khi cu Vũ nghe được. Nó bảo :

- Mẹ để con .

Nó đèo em nó trên xe đạp chạy bon bon đến trường. Một lát sau, nó chở em nó về

-Rồi xong rồi, mẹ không phải lo nữa, con xử đẹp rồi, tưởng ai chớ tụi nó đều là "đệ" của con. Con nói thằng Kim là em con tụi nó dạ rân.

Và từ đó chúng không còn ăn hiếp bé Kim nữa, tụi nó rất mến và nể trưởng lớp vì bé Kim đã gần gũi chỉ cho nó học, còn đến nhà giúp đỡ khi nó bị đau ốm khó khăn. Con nít không thù dai bao giờ.

Tôi đi bán ở chợ cả ngày đến tối mới về. Hai anh em Vũ Kim từ thuở bé đã phải tự nấu cơm, tự ăn cơm và tự đi học. Bé Kim lẻo đẻo theo anh hai nó chơi toàn đồ chơi con trai như chơi cờ tướng, cờ vua, chơi nhảy dây chơi u quạ chơi ô làng, với lũ bạn toàn là con trai của anh nó mà anh nó là xếp sòng trong đám nên không đứa nào dám ăn hiếp.
Có một ngày tôi về nhà, nghe mùi dầu Tràm đổ xực nức cả phòng. Tra hỏi thì mới biết là bé Kim thả dép chơi tạt cà lon và bị dẫm phải gai máu cháy rất nhiều. Vũ đã cõng en nó từ ngoài sân vào và đã bưng cả chai dầu Tràm đổ vào chân em cho cầm máu. Ôi thật tội cho con tôi, tôi ứa nước mắt.

Hai anh em tuy chơi khắn khít với nhau như thế nhưng cũng cãi nhau suốt ngày. Có lần hai đứa vừa đọc xong quyển sách thì đúng giờ cơm tối. Ngồi trong mâm cơm bé Kim nói

-Anh Dũ thấy cái ông đó thương mẹ ghê chưa. Mẹ ổng đau ổng phải nếm phân của mẹ để biết mẹ bị bịnh gì. Anh Dũ chắc gì mà làm được như ổng.

Thằng Vũ đang cầm chén cơm ngưng đũa sừng sộ

-A mầy tưởng dễ hả. Mầy giỏi ngon thì mầy làm đi. Mẹ, mẹ mẹ ị ra cho nó nếm để nó thành con có hiếu

-Ôi mất dệ sinh quá, đang ăn cơm mà hai đứa có im đi không.

Ngày còn nhỏ, bé Kim luôn cận kề bên mẹ mọi lúc vui buồn. Đi học về là nó thả cặp chạy ra phụ mẹ bán hàng và dọn hàng. Nó còn thay mẹ chăm sóc bà ngoại rất tốt, lúc đó Vũ đã vào SG để học.

Rồi đến ngày thi đại học. Các phụ huynh chăm chút đưa con đến phòng thi, lo lắng dặn dò. Tôi cũng trong tâm trạng đó nhưng con gái tôi không có ba bên cạnh, tôi lại không biết đi xe máy, nó học đến lớp mười hai nó lớn rồi tôi không đạp xe chở nó đi được nên con tôi phải tự mà đi. Trường nó thi ở cuối con đường Tăng bạt Hổ nên ngang qua chợ chỗ tôi bán hàng. Tôi cứ canh tới giờ nó đi thi, dù đang bán tôi cũng bỏ mặc khách để chạy ra cửa nhìn cái dáng bé nhỏ của nó đạp xe ngang qua, rồi cầu Bồ tát Quan âm giúp nó. Thương con đến đứt ruột...

Thế rồi con gái tôi thi đậu. Ngày Kim vào Sài gòn để học đại học cả nó và tôi đều cùng lo lắng, không có nó mẹ và ngoại sẽ ra sao, nhưng rồi nó cũng phải đi. Vào Đại học nó đều đều viết thư cho mẹ, thư nào cũng dài bốn, năm trang. Nó kể cho mẹ
nghe về trường, về lớp về ước mơ của nó, cho đến ngày đầu tiên về thăm nhà nó bảo :

- Mẹ ơi, ở Sài gòn hay lắm mẹ. Mẹ sẽ không còn buồn nữa vì khi ra đường rất nhiều xe, mẹ phải luôn tránh xe nên không thể mơ màng như ở mình được

Cứ thế ấy con gái tôi, đã một mình tự học và làm, năm năm trường đại học với sự năng nổ, say mê đầy nhiệt huyết. Hai năm liên tiếp trong trường Đại học cháu đều tham gia Mùa hè xanh đến năm cuối mới nghỉ để học thi tốt nghiệp. Cuối cùng cháu đã tốt nghiệp trường Đai học Bách Khoa Sài gòn với bằng giỏi. Tôi mừng, nước mắt chảy trong tim.

***

Ngày trao bằng tốt nghiệp, nhà trường gởi hai giấy mời vinh dự cho phụ huynh. Mong ước của bé Kim khi mới vào trường là một giấy cho bà ngoại và một giấy cho mẹ. Nhưng ngoại đã ra đi vĩnh viễn không chờ được đến ngày cháu tốt nghiệp, nhà chỉ còn ba mẹ con.

-Mẹ ơi hai giấy mời này một giấy cho mẹ và một giấy cho anh hai nha mẹ

Tôi khăn gói vào SG để dự, đã lâu rồi tôi chẳng đi đâu và chẳng may đồ mới, tôi lục trong tủ một bộ đồ đẹp nhất để đi, nhưng đến ngày đi dự, con gái tôi nhìn bộ đồ tôi mặc mà ngỡ ngàng.

-Mẹ ơi, sao mẹ không mặc áo dài mà mặc đồ tây

-Mẹ mặc đồ đây cũng đẹp mà, may áo dài nhiều tiền lắm con ạ

- Dạ!

Khi đến trường nhìn những phụ huynh khác rực rỡ muôn màu, tôi thấy thương con mình lạ.

Và rồi thời gian như bóng chim bay, thoáng chốc các con tôi đã khôn lớn nên người. Đặc biệt là chúng đều rất yêu mẹ, luôn che chở cho mẹ.
Tôi chỉ ghi lại đây một phần nhỏ những kỷ niệm đẹp trong ký ức. Cả một đời người nhiêu khê biết bao nhiêu chuyện, có những đắng cay tủi hổ, có những thất vọng ê chề trong đời vừa làm mẹ lại vừa làm cha mà tôi không muốn nhớ và nhắc lại nữa. Nhìn lại đời mình như một giấc mơ .Tôi vẫn luôn cho đó là một giấc mơ đẹp mà có thực.

Thái Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100959)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103609)
“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 92474)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.
10 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 95502)
Đ ược biết, trước Ngô Bảo Châu cũng đã có nhiều người Việt được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Một trong những người nầy trong quá khứ là Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898) .
03 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 99638)
“ Sông Mekong đang bị đe dọa nghiêm trọng vì sự lạm dụng nguồn nước và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu không có một chính sách khai thác thận trọng và hợp lý các nguồn tài nguyên sông Mekong, con sông hùng vĩ này không thể nào sống còn”. Abhisit Vejjajiva, Hua Hin MRC Summit 2010
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106780)
T huyên nói nàng ở một mình trong một ngôi nhà nhỏ trên đồi rồi mời tôi lên chơi. Tôi đáp để chiều tôi sẽ lên sau khi nàng cho địa chỉ. Thuyên cười, bảo tôi sẽ đi lạc nếu không được dẫn đường. Nhìn đôi môi nàng con cớn, tôi tự ái đàn ông nói không cần, sẽ tự tìm ra nhà. [...] Ra đến cửa Thuyên quay lại, chỉ vào giỏ xách tay ny lông đen có lòi ra mấy bó rau. - Chiều ông tìm được nhà tôi thì mời ông ăn một bữa cơm tối ... Nhà có cổng gỗ với giàn hoa leo đấy.
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 107473)
T ôi chui vào ô tô. Chiếc xe mới coóng. Nội thất vẫn còn nguyên mùi hăng hắc, ngai ngái. Bóng lộn. Tôi khen chủ tịch phường mà sang trọng thế này thì dân được nhờ. Nói xong, chột dạ, sợ hắn nghĩ mình cạnh khóe, tôi vội ự…hừm, ý tôi là ông chủ tịch phường mà ăn nên làm ra thì dân cũng phất theo, chứ làm cán bộ địa phương thời nay mà nghèo quá, lúi xúi quá, thì cũng không có uy tín với dân. Anh nghèo mà làm lãnh đạo thể nào cũng sinh ra tính xà xẻo. Nếu anh giầu có rồi thì anh không tham nữa. Thế là dân được nhờ…Nói xong, tôi tự thấy cái lý luận của mình là loại lý luận ma cô. Lại chột dạ.[...] Rồi lại im không nói gì. Ngoài trời mưa như trút nước. Càng ngày càng to...
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98391)
L oan cởi nhẫn cưới đeo vào cho Hoàng. “Anh cố giữ làm bùa hộ mệnh, lúc nào cũng có em bên cạnh”. Hoàng thấy vậy mà thương vợ thêm. Có người vợ biết chăm sóc từng li từng tí. Hoàng rưng rưng nước mắt bước ra khỏi nhà…
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104141)
N gày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày.
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98753)
... C ó điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man, Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện không nổi là những gì họ không chấp nhận được.