- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGHỀ VĂN KHÔNG SANG TRỌNG, NHƯNG VĂN CHƯƠNG LẠI CẦN CAO QUÝ SANG TRỌNG.

25 Tháng Ba 202110:32 CH(Xem: 10394)
ThuVienSach-bw
Thư viện - ảnh Internet



Tôi vừa đọc một bài viết sâu sắc, lý thú của GS Trần Đình Sử: "Nghề văn không sang trọng". Với kiến giải của một bậc thầy, và với sự phẫn nộ của một người cầm bút chân chính trước những gì đang làm hạ thấp văn chương, GS đã thẳng thừng phang vào thói háo danh đồng thời vạch ra thực chất của lao động chữ nghĩa: "kiếp nhà văn ở đâu cũng thế thôi. Họ nhặt rác để kiếm ăn, để bảo lưu giá trị văn hóa, dựng xây xã hội, phản kháng bất công từ một địa vị thấp". Và ông kết thúc bài viết trên, mở ra nội dung của một vấn đề lớn khác: "Văn chương rất cần sự cao quý nhưng không cần sang trọng". Tôi, một học trò của ông, xin làm một kẻ "ăn theo nói leo", liều mạng phát triển thêm những gì mà GS chưa kịp nói.

     Trước hết xin phép được mở rộng thêm khái niệm - không chỉ dừng lại ở nghệ thuật chữ nghĩa mà là nghệ thuật nói chung.

      Cách đây trên hai ngàn năm, nhà triết học Hy Lạp lỗi lạc Aristote đã nói đến sự cao nhã, và đề cập tới quy luật thanh lọc, tẩy rửa (katharsis) của nghệ thuật bi kịch: "bi kịch, qua cách khêu gợi sự xót thương và sợ hãi, thực hiện sự thanh lọc các cảm xúc đó" (1). Và hơn hai ngàn năm sau, một giáo sư Đại học Cambridge, ông Adrian Poole lại nói về những "tiếng kèn xung trận" khích lệ con người của bi kịch- một trong những nghệ thuật cổ xưa nhất mà cho đến nay còn có khả năng lay động, thanh lọc nhiều trái tim; ông liệt kê ra đó là: Danh dự, Vinh quang, Tiếng gọi bí ẩn của Lý tưởng... rồi suy ngẫm: "Dù là từ gì đi nữa, thì chúng vẫn luôn chứa đựng một ý niệm về sự công chính, và về một nghĩa vụ tuyệt đối với nó, như là cái gì đó thuộc về bản thân ta hay những người khác một cách không tránh được..."(2). Tôi tự nghĩ: phải chăng có thể coi những "tiếng kèn xung trận" đó không chỉ là cái lý do tồn tại của toàn bộ nghệ thuật (chứ không chỉ riêng bi kịch cổ đại) mà còn là cái gốc của sự "cao nhã", sự "sang trọng" mà nghệ thuật đích thực Xưa-Nay vốn có và cần gìn giữ?

     Roland Barthes có kể lại câu chuyện về một vụ án trong đó giới quan tòa quý tộc với "tất cả phép tu từ trong nhà trường được tung ra ở đây để buộc tội một ông lão chăn cừu... Công lý đã khoác cái mặt nạ của văn chương hiện thực, của truyện dân dã". Và dưới góc độ mỹ học, ông vạch ra bản chất xã hội nhơ bẩn của vụ án đó: "Nhân danh chính ngôn ngữ để đánh cắp ngôn ngữ của một người, mọi vụ sát nhân hợp pháp đều bắt đầu từ đấy"(3). Rõ ràng là, "những phép tu từ bóng bẩy, bay bướm" mà Roland Barthes đả kích sâu cay đó chỉ là kết quả tư tưởng thống trị áp đặt, chứ đâu phải là biểu hiện của sự cao quý, đúng đắn, sang trọng trong văn chương? Câu chuyện trên vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự!

     Cách đây hơn hai chục năm, tôi có được xem một bộ phim tài liệu nghệ thuật (nhựa màu 3 cuốn) về chân dung nhạc sĩ Văn Cao, và có một tình tiết khiến tôi bị ám ảnh mãi - không phải vì sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mà bởi sự thiếu "sang trọng" rất phản cảm của nó: những người làm phim đã buộc nhạc sĩ ngồi bên cây đàn piano, giơ cả hai khuỷu tay đập mạnh vào phím đàn như một người mất trí, hoặc căm hận ai đó, và không chỉ một lần! Người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng tôn trọng phương tiện nghệ thuật của mình, trong thực tế không ai làm như vậy! Ông nghè Chu Mạnh Trinh giỏi thơ, hay đàn, khi ông mất, người dân Phú Thị đặt trong đền thờ ông cây đàn tỳ bà mà ông hằng yêu quý, dù đã mất hết dây nhưng chắc chắn không phải do ông tự dứt, tự đập đàn trong một lúc bất mãn nào đó! Tôi được nghe kể lại: ông nội tôi, vốn là một nhà giáo, thường chơi đàn nguyệt. Mỗi lần hứng thú chơi đàn, ông mang đàn ra lau chùi nhẹ, thắp hương cẩn thận rồi mới lên dây, bấm phím, mặc dù lắm khi "Một cung đàn nguyệt gảy rồi treo", nhưng thực là trân trọng... Tội nghiệp nhạc sĩ Văn Cao, sau khi làm phim, ông có tự nguyền rủa mình vì đã làm theo cái yêu cầu rất ngông thiếu văn hóa đó của đạo diễn? Rồi cả cái tên phim nữa: "Người đi trên cát không để lại dấu chân". Ông nhạc sĩ tài hoa đó là ma chăng?

     Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời có quan hệ khá thân thiết với một nhà văn, khi nhà văn này đề nghị nhạc sĩ cho nhận xét về một tác phẩm mới thì nhạc sĩ cứ lảng tránh; nhưng rồi, nhạc sĩ đã phải có ý kiến như sau, được in lại trong một cuốn sách về TCS: "Trong tác phẩm của anh, có tất cả những gì mà tôi và những người đọc khác cần tìm... Nhưng, duy có một điều mà tôi không thấy, đó là sự sang trọng..." (Tôi xin phép không nêu tên nhà văn đó ra, cũng là theo yêu cầu của đạo diễn Đặng Nhật Minh- người kể lại chuyện này). Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã về nơi thiên cổ, lại chưa từng bàn cụ thể về điều này (theo sự đọc của tôi) nên không ai có thể hiểu rõ, ông quan niệm thế nào là sự "sang trọng" của nghệ thuật? Nhưng với những gì mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cống hiến cho đời, bằng những giai điệu ca từ thể hiện rung động thấm thía nỗi cô đơn của một tâm hồn trĩu buồn trước sự hữu hạn của đời người và nỗi khát khao cho một dân tộc Da vàng được Tự do, tác phẩm của ông có thể coi là những minh chứng hùng hồn cho sự Sang trọng của nghệ thuật.

     Trong một bộ phim truyện VN hoành tráng làm theo tác phẩm "Chùa đàn" của nhà văn Nguyễn Tuân viết trước CM, có tình tiết cô gái câm chứng kiến cảnh ông chủ họ Nguyễn làm tình với bức tượng gỗ to bằng người thật. Nếu như Nguyễn Tuân mượn tiếng đàn của nhân vật giải tỏa nơi con người “cái tâm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng"(4) bằng chữ nghĩa và sự tưởng tượng nơi người đọc (một cách sang trọng) thì trong phim, các tác giả đã làm công việc hiện hình cái “tâm tức sinh lý” ấy một cách trần trụi, nó lại được ánh sáng trau chuốt, ống kính cận cảnh vào đặc tả kèm tiếng động chân thực (thông qua cái nhìn của cô câm) làm tôn lên nhiều lần cái cảm giác thú vật từ nhân vật hòng lây lan sang khán giả. Nếu có ai dám nói đó là thành công thì nên hiểu rằng đó là một điển hình thành công của một cuộc “thủ dâm” bằng điện ảnh! Điều đó làm sao có thể gọi là sự sang trọng? Từ chỗ cố tạo ra độc đáo, đúng hơn là kỳ quặc - tới chỗ lăng mạ phẩm giá con người chỉ cách nhau một sợi tóc!

     Ý đồ tư tưởng của nghệ sĩ và các phương tiện thể hiện cần tới một năng lực thẩm mỹ tốt cùng một trình độ văn hóa cần thiết để có thể tạo sự "sang trọng" cho tác phẩm - dù chất liệu tác phẩm có là những thứ xấu xa bẩn thỉu đến đâu chăng nữa. Còn nếu như những thứ tục tĩu rác rưởi được ném vào tác phẩm chỉ để nhằm thỏa mãn một ẩn ức tâm lý - chính trị - xã hội... nào đó, thì đấy đâu phải là tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa để mà bàn tới sang trọng hay không sang trọng!

     Nhà văn Trần Đình Sử có nhắc lại điều tác giả Benjamin đã ví: nhà văn nhà thơ như người nhặt rác, nhặt nhạnh lưu giữ những gì còn có giá trị và tái chế... Vâng, đúng vậy! Và tôi nghĩ: nhà văn nhà thơ không chỉ trân trọng nhặt nhạnh những gì là "rác", mà còn nâng niu những gì là nguyên liệu tinh khôi, là "khí của trời đất" - như danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu trước cảnh vật Hồ Tây đã thốt lên: "Ôi, muôn vật trong trời đất, cái lớn nhất là con người, là sông núi, con người đã mất thì sông núi lại còn sao được! Chỉ có cái khí của trời đất, tích tụ chuyển vận bên trong, hun đúc nên con người. Con người được cái khí của sông núi mà thành; sông núi lại được cái khí của con người mà thể hiện ra, hợp thành cái khí bất diệt. Khí ấy tung hoành ào ạt trên giấy bút, dù bể dâu biến đổi, muôn đời còn mãi với thời gian"(5). Với cả hai chất liệu đó của nghệ thuật - "rác của đời" lẫn "khí của trời đất", người nghệ sĩ đều cần đối xử với chúng một cách trân trọng, sòng phẳng, không lợi dụng chúng cho mục đích cá nhân ích kỷ, không làm méo mó chúng qua cái nhìn thiển cận độc đoán, phải chăng đó là điều kiện tiên quyết giúp nghệ thuật trở nên có ích, cũng có nghĩa là cao quý, sang trọng?

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 _______________

1. Nghệ thuật thi ca, nhiều người dịch, Nxb Lao động, HN 2007, tr.33

2. Bi kịch-dẫn nhập ngắn, Đinh Hồng Phúc dịch-Nxb Tri thức, HN 2012, tr.116

3. Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, Nxb Tri thức, HN 2008, tr.81

4. Nguyễn Tuân tuyển tập, I, Nxb Văn học HN, 1996 tr.398

5. Phương Đình văn loại - Người dịch Trần Lê Sáng, Nxb văn học 2001, tr.34

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 4315)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 3917)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4251)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 6389)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 5650)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4279)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi
12 Tháng Chín 20238:24 CH(Xem: 5710)
Đá nghe chuyện của mưa / Mang lời cho gió / Phía sau câu chuyện là tiếng sóng / Nụ cười gieo / Gió cuốn mây / Những đứa trẻ nhặt mưa ban ngày.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5303)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.
12 Tháng Chín 20232:20 SA(Xem: 5968)
Ngủ đi. mênh mang suối nguồn / Ngủ đi. vợi nhẹ tâm buồn không đâu / Một bóng đời vút ảnh câu / Mà trần gian vẫn nhiệm mầu sắc không
12 Tháng Chín 20231:37 SA(Xem: 5404)
Phàm những gì người ta thích thì thường chòi mòi chốc mảy vì thứ ấy. Ví như người mê gái đẹp (thấy gái đẹp ai không mê, người nào nói không mê gái có mà hâm!), cô nào có vóc dáng lả lướt, ngồ ngộ, trang phục hơi sex đôi chút thì con ngươi như dán chặt vào đó. Lại có người thích chơi chim, mỗi lần nghe tiếng hót là như bị hốt hồn. Mỗi cách chơi đều có hội riêng, tập hợp những người cùng sở thích, chủ nhân của những quán cà phê vỉa hè cũng đã tận dụng cái sở thích ấy để mà câu khách. Trên cành cây có treo dăm ba lồng chim, bên ly cà phê mà tán pháo, tán cái vui dân dã của mình. So cọ con chim này hót hay , con chim kia đang bắt đầu thay lông. Và cũng từ đó, có nhiều kẻ tìm được khối tiền vì những trò chơi.