- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÔ ĐƠN

28 Tháng Mười 20205:47 CH(Xem: 14851)

 

HongLinh- bw1
Chân Dung Hồng Lĩnh


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Hồng Lĩnh, bút hiệu và cũng là tên thời đi học tại trường nữ trung học Trưng Vương. Nguyễn Ngọc Bảo Phương, hiện đang sống tại Kansas đã từng làm việc trong bộ giáo dục (USD 259) về phát triển Nhi Đồng trước tuổi đến trường, tốt nghiệp Cử nhân về giáo dục tuổi ấu nhi (Early childhood education tại MWSU Misouri và cao học về Phát triển tuổi ấu nhi (Early young childhood development) tại trường Đại học WSU tại Kansas. Hiện đang cộng tác với đài phát thanh Việt Nam tại Oklahoma cho chương trình Trên Vạn Nẻo Đường.

Hồng Lĩnh đã viết một số truyện dài, truyện ngắn. Đã có bài đăng ở Tạp chí T. Vấn và Bạn Hữu, Báo Mê Linh của cựu nữ sinhTrưng Vương…

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu  truyện ngắn “Cô đơn” của tác giả Hồng Lĩnh.

Tạp Chí Hợp Lưu

Cũng gần một chục năm, khi tôi còn trụ tại trường tiểu học Washington. Văn phòng của tôi chuyên về nghiên cứu và hướng dẫn phụ huynh trong việc giáo dục nhi đồng.  Có một ngày, một cô giáo( ở đây dạy mẫu giáo hay trung học cũng phải tốt nghiệp ít nhất là cử nhân và trung bình là cao học về giáo dục hay chuyên ngành về sư phạm).  Cô ấy gõ cửa văn phòng của tôi và hỏi tôi có thể giúp đở cô ấy không?

 

Tôi đi theo cô ấy vào đến lớp học Pre-K ( lớp này cho các trẻ em khoảng 4 tuổi và học nữa ngày) Lớp học thường bài trí theo những câu truyện ngụ ngôn, hay những bài đồng dao hay bài hát của trẻ con. Nhìn rất đáng yêu.  Khi bước  vào thì tôi thấy tất cả các người lớn đều bò dưới sàn nhà. Từ ông hiệu trưởng, cô cố vấn tâm lý. Bà y tá và cả cô chuyên ngành về xã hội.  Dưới gầm bàn là một cháu bé trai, người Việt Nam đang khóc dử dội và chui trốn dưới gầm bàn.  Theo lời người cố vấn là đã gọi về nhà nhưng không ai nhận điện thoại.  Mọi người thật sự đang rất lo lắng…Tôi nghe trong tiếng khóc của cháu bé là gọi “mẹ ơi”.  Có lẽ ngày đầu tiên đến trường, cháu không hiểu mọi người nói gì, sợ hải, cô độc vì mọi người không giống mình, lạc lỏng vì không có người thân chung quanh.  Tôi bò đến gần cháu dưới gầm bàn, sau khi có tất cả thông tin về cháu, tên của cháu.  Sau khi cháu bé nghe tôi gọi tên của cháu bằng giọng của người Việt nam, giống như cháu từng được nghe chứ không phải âm thanh trọ trẹ như những người nước ngoài gọi. Tôi xòe tay ra để làm quen với cháu và nói những gì mà cháu có thể hiểu được và tin tưởng được.  Cháu bảo với tôi là – Con sợ lắm dì ơi, mẹ con bỏ con ở đây…con cô đơn lắm.  Khi nghe đến hai chữ cô đơn từ miệng một bé trai bốn tuổi, tôi thật sự rất ngạc nhiên, vì muốn nói và hiểu hai từ đó có lẽ phải ở tuổi khá lớn và có khái niệm cũng như cảm nhận sâu sắc về nỗi buồn và sự cô độc thì mới có thể nói ra hai từ ấy...  Khoảng vài phút cháu bé mới đặt tay bé vào tay tôi, và cùng tôi bò ra khỏi gầm bàn.  Lúc ấy tất cả mọi người đều thở phào và lúc ấy họ cùng đứng dậy.  Tôi thấy bé đã nín khóc xin phép cậu bé cho mọi người được làm quen với cậu và nháy mắt với mọi người để thực hiện một hành động thương yêu.  Tôi giang tay ra và xin ôm bé vào lòng, sau đó đến cô giáo, ông hiệu trưởng cô cố vấn tâm lý, bà y tá, và cô nhân viên xã hội đều được cậu bé cho phép mọi người trong phòng ôm bé.  Cô giáo là người sung sướng nhất và tôi nhìn thấy mắt cô đầy lệ.

Những ngày sau, tôi thấy cậu bé đã quen với trường lớp, nắm tay cô giáo đi vào lớp học, cô giáo mĩm cười và đưa ngón tay cái lên ra dấu là hiệu quả rất tốt… Và cho đến một ngày, sau khi đi họp trên bộ giáo dục trở về lại văn phòng, cậu bé chờ tôi trước của văn phòng của tôi trên tay có một cây kẹo dành riêng cho tôi.  Cây kẹo ấy tôi vẫn giữ trong văn phòng cho đến ngày rời khỏi trường. Nhưng tôi vẫn mang theo một thắc mắc mà chưa thể giải đáp được là ở nhà của cậu bé ấy có thường xuyên coi phim bộ tình cảm không? Nỗi cô đơn của bé được phát xuất thành ngôn ngữ đó là từ cảm nhận cô độc của mình?  Bé bây giờ có còn cảm nhận điều đó nữa không? Nhiều lúc đứng nhìn lũ trẻ đùa giởn trong ấy có cậu bé người Việt Nam, có khi cậu bé đứng lại ở một góc sân nhìn bạn bè đùa giởn tôi lại nghĩ đến hai chữ cô đơn và tôi thường tự hỏi với chính mình là từ bao giờ tôi mới bắt đầu có cảm nhận được sự cô đơn của chính mình và cậu bé ấy có thật sự cô đơn khi ở vào lứa tuổi ấy không?

 

Khi tôi và người bạn thương yêu nhất chia tay nhau, cả hai chúng tôi đều rơi vào trạng thái cô đơn khủng khiếp, mỗi khi đi ngang qua nhà của người ấy vô tình, hay cố ý.  Những bước  chân rời rạc không lối cứ dẫn tôi về lại con đường rợp bóng cây xanh, và buổi tối của thời tiết miền Bắc Mỹ, của mùa thu rét mướt, tôi vẫn đứng lại để nghe một tấu khúc nào đó và để cảm nhận được những ngón tay cô đơn, giận dỗi hay buồn bả lướt trên những phím đàn…âm thanh đó tan vào trong tôi và vây tôi trong nỗi cô đơn khủng khiếp của những ngày chỉ còn mỗi một mình.  Cái lạnh giá của mùa thu ẩm ướt vẫn không thể sánh được nổi đơn độc, khi đi về một chỗ không còn ai để cười để nói, tíu tít những chuyện chẳng ra đâu...nhưng khi chia xẻ với người bạn đường thì lại ấm áp và  vô cùng tận…

 

Mùa thu là lúc tôi thường mang khăn quàng áo ấm và giầy cao cổ, lang thang trên những con đường có hàng cây phong, nhặt những chiếc lá phong thật đẹp vừa ngả từ màu vàng, sang đỏ rồi nâu để cất vào chiếc hộp để chép những bài thơ của mình và giấu nó đi như những nỗi xấu hổ của riêng mình…và có một ngày tôi cũng nhận được một hộp quà đầy lá phong, từ người bạn đã xa xôi.  Tôi lại nhớ đến những ngón tay thuôn dài lướt trên những phím đàn trắng muốt, và hơi thở dài…gần tựa một nụ hôn.

Ngôi chùa trên núi chỉ có một cây phong duy nhất, không còn lá cho dù mùa thu chỉ mới bắt đầu, có lẽ vì những ngọn gió từ trên cao mang theo gió bão cho nên lá không còn ở lại với cây khi trời vừa mới chớm thu, của cuối tháng chín, hay tiếng chuông vô thường của vị sư già ở mỗi sớm mai đón bình minh và từ giã hoàng hôn cho nên những chiếc lá vàng ấy đã hiểu được định luật của vô thường nên thường rơi xuống sớm hơn và chiếc hộp của người ấy đã đầy những chiếc lá.

 

Chúng tôi gặp lại nhau như một hẹn ước, và ngồi trên đỉnh núi, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân trong cảnh hoàng hôn như một định ước không lời, tìm về nhau bằng hư vô tịnh tại…

 

Rồi cũng ở nơi đó chúng tôi lặng lẽ rời nhau, không có một dắt tay dạo phố như ngày xưa, một quán kem ở ngả tư, anh cứ lau giúp tôi mãi vết kem trên mũi, hay ngồi với tôi trong một quán vắng nhìn ra biển.  Không hiểu sao khi nhìn biển và núi tôi lại nhớ đến anh, nỗi nhớ cồn cào đến tận cùng gan ruột.  Nó quặn thắt như một cơn đói hướng về quá khứ, nó mênh mang của chập chùng để rồi vùi lấp đi niềm vui của hiện tại và rỗng không cho định hướng của tương lai.  Chiếc bóng của anh đã tràn ngập trong tôi và giữ tôi chìm sâu trong đó không thể thoát ra cho dù đã trốn chạy.

 

Cứ như thế tôi đã không còn có thể yêu được ai nữa …

 

HỒNG LĨNH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106327)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 101405)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 108734)
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe, cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng" trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để cha chết...
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93144)
Đ ây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới” . Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.( Ngô Thế Vinh )
05 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 113072)
T ôi ký họa mặt người vào dòng sông buông Nơi có lau sậy hóa mình trôi theo tiềm thức Đột ngột giận mình
04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 86921)
C hủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011[...]Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94558)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93940)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 110782)
C ha bỏ xác trên rừng mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 114729)
M ỗi chúng ta phải chỉ có một thứ thôi Yêu tổ quốc mình và yêu tự do là trên hết Hãy làm đi và xin đừng rên nữa Đớn đau quá nhiều và hèn kém đã ăn sâu.