- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIỌT THIỀN

15 Tháng Tám 202010:40 CH(Xem: 16085)
ve ben-tranh NgLuu
Về bến - tranh Nguyễn Lưu



BỨC TƯỜNG

 

Bức tường rêu xanh

Loang lổ thời gan

Người thiếu phụ ru con mòn mỏi

Vắt kiệt bầu sữa trăng rằm

 

Nhát chém thời gian

Bức tường  rêu xám xé toạc

Người đàn bà bàn chân nứt nẻ

Quang gánh oằn cong quê xứ con người

 

Gánh oan hờn sóng biển

Gánh cát trắng thù hằn

Cơn bão thời gian

Bức tường rêu khô đổ sụp

 

Bà cụ già nón lá điêu tàn

Sì sụp chân tường máu đỏ

 

Khóc than …

 

Trần Quang Phong

 

 

VỈA HÈ

 

Vỉa hè…

Những viên gạch thời gian

Chất chồng bao oan khiên

Chứa chan bao nước mắt

 

Ánh đèn vàng bóng người con gái

Tóc xõa heo may

Vật vờ chiếc lá khô bay

Những phận người tối tăm chân cỏ

 

Mưu sinh đốm lửa

Con bé ngái ngủ cánh chuồn

Rưng rưng giấc mơ cánh đồng óng ả

Vỉa hè mưa ngâu…

 

Cội bồ đề thở dài cúi mặt

Những viên sỏi mỉa mai

Giọng rao hàng vọng câu kinh cứu khổ

Những bóng người nát rữa

 

Tan vào lặng lẽ sao khuya

Góc đời vụn vỡ

Tiếng khóc trẻ thơ nhói vào đêm khát sữa

Vỉa hè tháng bảy vu lan…

 

Nén nhang

Ngui ngút đỏ

Đâu phải dành cho những hồn oan

Thắp cầu nguyện những con người không nơi trú ngụ…

 

Trần Quang Phong

 

  

GIỌT THIỀN

  

Chiều xưa ươm giọt ưu phiền

Dìu em qua phố ngoan hiền nắng rơi

Cuộc trần tím áo em tôi

Còn tôi lãng đãng một đời chông chênh

 

Phố vắng em chợt buồn tênh

Tôi không em chợt ngông nghênh cõi người

Em nợ tôi một nụ cười

Tôi nợ em chỉ một lời hóa duyên

 

Đêm nay sương rụng giọt thiền

Mười phương nở trắng đóa sen không mùa

 

Trần Quang Phong

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106968)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 105541)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107477)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99312)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96755)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72508)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85847)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92272)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 88100)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91148)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.