- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHÚC RU CHIỀU HÈ

26 Tháng Năm 20209:11 CH(Xem: 16443)

to loan

Ảnh minh họa  Người mẫu : Tô Loan

ĐÊM NGUYỆT MỘNG

 

Vầng trăng treo

vào triền đêm mộng ảo…

Ngát hương Quỳnh  thầm thì gió song thưa

Em về trong giấc chiêm bao…lạ lẫm

Ta mê hồn trong nỗi đắm cuồng mơ…

 

Đèn mập mờ

phơi đường cong khêu gợi

Em nõn nà thịt da ngát vai trần

Ta đắm đuối giữa vực đêm sâu thẳm

Níu bóng em nương náu …giấc tình nhân

 

Góc  địa đàng

hé mở đêm Nguyệt tận

Vùng cỏ xanh…rạo rực giọt ái ân

Môi run rẩy nhẹ chạm đôi bồng đảo

Đêm oằn mình trong vũng tối khỏa thân

 

Sương khuya đọng

tình lên ngôi ngây ngất

Chưa vời tan theo nhịp thở bờ môi

Sáng thức dậy còn thơm làn tóc rối

Đêm hoang đàng…phiêu lãng giấc tình côi.

 

                                             Nhật Quang

 

KHÚC RU CHIỀU HÈ

 

Lưng chiều gió lượn bờ tre

Lao xao tháng Sáu gọi Hè bâng khuâng

Đong đưa phượng nở trước sân

Mênh mang nhẹ khúc ve ngân ru sầu

 

Bếp loang khói tỏa hàng cau

Phật phờ khóm chuối bạc màu lá tua

Năm…mười, đám trẻ nô đùa

Đàn trâu mải bước, mõ khua lối về

 

Đỏ đuôi lúa ngả triền đê

Phau phau cò trắng mải mê tìm mồi

Cánh diều niú gió chơi vơi

Giáo đường chuông vọng, vang lời kinh xa

 

Võng chiều tiếng mẹ ơi…à…

Hồn quê ấm áp, thiết tha tình người

Bóng nghiêng chiều Hạ buông rơi

Vấn vương ký ức…một thời ấu thơ.

 

                                Nhật Quang

 

BÂNG KHUÂNG MÙA HẠ CŨ

 

Nắng Hạ vàng nhẹ rơi thềm vắng

Em có nghe tiếng ve nức nở khúc biệt ly?

Từ độ em xa mái trường

Cánh phượng buồn rưng rưng

Gió mây hững hờ trôi trên lối về bằng lăng tím

 

Giờ em về phương trời nao?

Những chiều Hạ mưa giăng ngập phố

Dưới hiên xưa bụi thời gian xóa mờ kỷ niệm…

Ta ngơ ngác tìm màu áo lụa trắng trinh nguyên

Từ thuở tóc nhung mềm, mắt biếc

 

Ta vẽ em trong khoảnh khắc vu vơ

Gởi hồn thơ vào những ngày xa cách

Nghe tiếng tự tình…

Sâu thẳm trong trái tim nồng say

Chiều mưa Hạ buồn như lời than thở

 

Hàng ghế đá bâng khuâng mùa Hạ cũ

Ngày tháng xa, em còn nhớ mái trường xưa?

Cánh phượng hồng nghiêng bay

Gió đong đưa đầy sân vạt nắng lụa

Giờ mình ta ôm nỗi nhớ nào nguôi.

 

                                Nhật Quang

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98817)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32245)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110660)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128063)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84036)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.