- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CƠN MƯA VÀ HỒI CHUÔNG

14 Tháng Năm 20208:50 CH(Xem: 15612)


nhung nhanh hoa- tranh DTC
Những Nhánh Hoa - tranh Đinh Trường Chinh



CƠN MƯA VÀ HỒI CHUÔNG

những hạt mưa lớn từ cơn u uất tháng tư mộng du
vấp vào giấc mơ đóng kín cửa
ngã sóng xoãi
vỡ tràn trên mặt kính

vừa lúc phía tây vẳng lại
từng tiếng yếu ớt trên gác chuông nhà thờ
kiệt sức nguyện cầu từ hôm qua
bên ngoài các nụ hôn bị khoá

giật mình vì sợi dây mỏi mệt đung đưa
kêu thất thanh những tiếng ngái ngủ
rồi rụng xuống an ủi
những bất giác cuối mùa

chiếc lá chuông lọt theo nước úa
liệng lại bên cánh tay tê dại
trong một câu chuyện không có hồi kết
đặt trên chiếc gối còn ấm
đêm quên để lại dưới ánh ngày


Nguyễn Thị Kim Lan


THÔI THÌ KHÔNG THÔI

mượn ngày địa chỉ
lá hàng cây ánh nhìn
màu chiều chưa xuống
con đường lạ quen

màu của nụ son
chút môi hờn chưa nhạt
chút buồn bài hát
mượn rồi tô lên sự trống trải của cái kết

chiều quên các lá phiếu bầu cho thần chết
quên xăng và ga giảm giá tránh thuế oan
quên người giàu không thích giàu bớt
quên tiếng thở hẹp của khốn khó trong mê cung dịch ác

mượn bóng quận chúa mũ trắng yêu kiều
mượn hồi quang tiên thiên nụ cười lãng mạn
ngơ ngác đi qua chiều ngột
để có mặt tiếp khi hạ màn

mượn đâu đó khuê các thư nhàn
chút vụn vỡ trăng thơm
câu thơ thụng thịnh vàng son
qua một ngày không hẳn không sẫm

Nguyễn Thị Kim Lan

 

NGƯỢC GIÓ HOÀNG LAN

phố hoàng lan vảo mùa
em ngược biển ban trưa
chòng chành nhớ đắng ngọt
ngày anh cầm gió khát

về mùa lưới tình anh
thép đan sợi chiến binh
mẻ chài lừng kiệt thuỷ
quẫy trăng thi mộng mị

lời anh từng biển nhạt
nín trời không dám sập
luỹ ngõ tình anh giăng
xiềng hương hoàng lan xót

mùa này thuộc về nhạt
mái nâu nắng môi rêu
ngực biển mạch huyền sác
hoàng lan lơi sóng nhàu

Nguyễn Thị Kim Lan

Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Năm 20209:10 CH
Khách
Mái nâu nắng môi rêu. Hình tượng đẹp!
HXS
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 121827)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ. Họ chia đều những khoảng đất, họ trồng ngô, trồng rau xanh rì, họ dựng nhà họ nuôi con. Họ không nuôi đàn ông. Con họ nuôi chó, nuôi mèo.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 102998)
Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 108282)
Hoàn hơi bị ấm đầu, cho nên để phân biệt với những Hoàn khác, người ta gọi Hoàn là Hoàn âm lịch. Vì âm lịch Hoàn lấy vợ muộn- mãi đến năm Hoàn đã ở cái tuổi 37, lão Thủ (bố Hoàn) mới lo được vợ cho Hoàn.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 96985)
Người đang đứng trên sân khấu, hay đang đứng trước màn hình với bao ngọn đèn sáng chói nhất không phải là D của quãng trời thơ ấu mà là Don Hồ. Hai người khác biệt nhau lắm! D mà Trúc quen biết khi xưa, rất nhút nhát và... ít nói.
28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 130813)
Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm"
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 121869)
Đợi thằng bồ Tây hôn hít xong, khi cánh cửa vừa cài trên cài dưới cẩn thận xong, cô mang xấp thư tình ra xếp thành ba xứ sở khác nhau: Mỹ một bên, Gia Nã Đại một bên, Úc một bên.
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 111365)
Tôi về chợt thấy em tôi Môi son má phấn thẹn lời chào nhau Nắng hồng – em ửng trăng sao Lá hoa cười cợt lẻ nào tôi quên
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 118171)
Vòm trời vỡ vụn Bầy ngựa hoang đói khát tuyệt vọng trước bụi xương rồng Những chiếc gai nhọn sắc tứa ra giọt giọt sữa độc Chiếc lưỡi đói cỏ làm sao có thể chạm vào? Màu trắng quay cuồng họng khát.
07 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 46740)
Người đàn ông sẽ đi qua như một cơn gió / thổi tung đống giấy tờ công văn hôn thú / đảo lộn mọi trật tự / và làm em đau.
30 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 76468)
1 / Là người cầm bút mà chức năng đầu tiên là viết ra giấy những suy nghĩ trung thực của mình, anh/chị nghĩ gì khi có quan niệm cho rằng: vì thể hiện trong ngôn ngữ Việt, văn chương Việt Nam không thể tách rời khỏi định mệnh dân tộc?