- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MÙA XUÂN ĐỢI BÌNH MINH

16 Tháng Hai 20204:21 CH(Xem: 16398)

chim- photo NGUYEN HOANG NAM
photo Nguyễn Hoàng Nam

MÙA XUÂN ĐỢI BÌNH MINH

 

hãy tạc hình hài

bằng những ngón tay thiên mộng

trong những đêm như đêm nay

trời giăng đầy sao

hãy nhóm lên ánh lửa năm nào

bằng bó củi đã ngủ quên

trên tấm lưng trần ký ức

… và những bước chân vội vã qua mau

 

hãy quên đi nụ cười hư hao

trên nhấp nhô lồng ngực

thuở cuồng si thổn thức ngọt ngào

trong những đêm như đêm nay

đợi bình minh qua song cửa

để thấy rằng

những xốn xao đã làm nên sự sống …

hãy cúi đầu cho giấc mơ tan vào biển rộng

những mù khơi đọng lại thảo nguyên

nỗi nhớ lót đường cho mùa thu thổi qua khe đá

và cho thi ca gõ nhẹ chốn tim người

 

hãy kéo dài nụ hôn che lấp tiếng cười

để bước chân người trôi nhẹ

khuôn mặt sẽ mờ theo ngày mưa vỡ

nghìn trùng thanh xuân trong đôi mắt nàng Thơ

 

trong những đêm như đêm nay

bầu trời giăng đầy sao

… hiếm hoi em

vạt tóc đen bất chợt quay về …

 

 

thy an

 

 

MÙA THU NGÔN NGỮ TRỤ LẠI

 

mùa thu cầm hạt dẻ trên tay vừa lượm

(tây phương ưa chuộng, nướng trên lửa thơm dòn)

ngồi yên trên ghế đá 

tay run vai lạnh

con đường xào xạc lá vàng

nghe gió mang lại cảm hứng

ngồi xuống đây : trăm ngàn thi sĩ reo vui

 

xa xa ngôi nhà xám mờ

ánh lửa heo hắt mang chút hiển linh của trời đất

soi vào góc tối những kể lể riêng tư

điều gì đó lâng lâng khó hiểu

xin đừng đi nhanh, hãy dừng một phút

cho ngôn ngữ trụ lại

cho tưởng tượng lan ra

bước chân ai đó 

đi qua như tấm lòng của gió

mang về những nỗi buồn không định dạng

hỗn mang chữ và thơ

hãy cho trái tim chút mộng mơ

dựa vào cây sồi rêu phủ 

nghe hoa nở trong tâm hồn

cho dù mùa thu tiếng chim thật hiếm

 

con đường rừng nhiều bông hoa úa tàn

ngày sương tháng mười một

phảng phất những âm thanh kỳ lạ

mùa thu huyền bí vuốt ve khăn choàng áo ấm

nói những điều em chưa bao giờ nghĩ đến

về đủ thứ tình cảm và tình yêu

về nỗi nhẹ nhàng của bàn tay trên tóc và mặt

về sự yên lặng làm ngợp tâm hồn những đêm trăng

để em không hoài nghi bóng tối

và yêu ngọn nến thắp sáng từ những nơi thật xa

 

và khi trở về ngôi nhà sưởi ấm

mùa thu sẽ nói lời ân cần

của độ lượng đất trời trên những bạo lực và lộng ngôn

nỗi bất lực và bất mãn đi kèm lời nói

ghi trên giấy rẻ tiền tái tạo

mông lung như cuộc đời kẻ viễn phương mấy niên kỷ xa nhà

 

mùa thu cất tiếng nói đâu đây

trăn trở…

 

thy an

01-2020

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98807)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32238)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110658)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128058)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84029)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.