- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CẢM XÚC

24 Tháng Giêng 202012:16 SA(Xem: 16241)

TranhDinhCuong-phongcanh
Tranh Đinh Cường



Những ngày giáp Tết năm nay, tôi mang một ít hàng ra chợ trời bán cho vơi bớt hàng cũ.  Lúc đầu mới ra bán tôi rất ngại, lo sợ đủ điều nên thay vì tôi chọn chỗ đông người để bán cho đắt hàng, tôi lại chọn chỗ vắng hơn cho đỡ phải tranh giành bon chen với người khác.  Dần dần tôi lại cảm thấy ở chợ trời cũng nhẹ nhàng chứ không đến nỗi vất vả,  giành giựt như tôi nghĩ, tôi cũng có những người bạn mới từ nơi chốn này.

 

Sáng nay 26 tết, những người như chúng tôi ai cũng nhấp nhỏm, mong ngóng chờ mong khách đến mua để bán lẹ cho hết hàng.  Bên cạnh chỗ bán của tôi mấy hôm nay, có con bé Lan khá xinh, nói cười chào hỏi mọi người rất thân thiện, dễ mến.  Lan bằng tuổi con gái của tôi, năm nay 33 tuổi (tuổi sửu), nó bán khay hộp rim mứt. Sáng nay trường đã cho học sinh nghỉ Tết, Lan chở theo cậu con trai bảy tuổi đang học lớp một của mình ra chợ buôn bán với mẹ. Thằng bé gầy nhom, lăng xăng trải giúp mẹ tấm nhựa, phụ bưng hàng với mẹ, lấy ghế cho mẹ ngồi trông thấy thương lắm...

 

Đang bán cho khách, Lan quay lại thấy thằng bé cởi áo lạnh, bỏ khẩu trang xuống, Lan hét to :"mang khẩu trang dô, mặc áo khoát dô.  Thằng bé đang lơ đễnh nhìn vào dãy trường khuyết tật đang mở cửa không nghe tiếng mẹ nói.  Bỏ mặc khách đang đứng mua hàng Lan  đứng phắt dậy rút cái roi bằng thân cây đã róc hết lá  " Bước lai đây tao biểu ".  Lúc này thằng bé đã nghe được tiếng hét của mẹ.  Nó như tỉnh ngủ, mặt mày nó tái mét, dường như nó từng bị đòn nhiều lần, nó quỳ xuống chắp hai tay lạy mẹ  " Con xin lỗi mẹ con không dám".  Mọi khi Lan  nhìn rất hiền, tôi nghĩ chắc nó sẽ bỏ qua nhưng không ngờ Lan cầm lấy cây roi quất túi bụi vào thằng bé từ trên đầu đến cả tay chân.  Buổi sáng trời lạnh như cắt da,  thằng bé phong phanh trong chiếc áo mỏng co rúm người trong lằn roi của mẹ mà không dám chạy,  không dám khóc cứ chắp tay " Con xin lỗi mẹ " liên tục...

 

Tôi điếng cả người, chạy tới đỡ lấy thằng bé , cây roi của mẹ nó quất cả lên vai lên lưng tôi đau điếng, rát cả người.  Đánh xong con,  Lan  thở hổn hển quăng roi, quay lại bán hàng  nhưng những người khách trố mắt nhìn rồi bỏ đi hết không ai mua cả.

 

Vừa lúc đó,  một chiếc xe máy chở mấy bao dép nhựa đầy lút trờ tới.  Cô gái trên xe lần đầu tiên thấy bán ở vĩa hè này, cô cũng mang theo đứa con của mình đi bán.

Thằng bé bị bệnh " down". Cô gái trải tấm nhựa xanh ra vĩa hè rồi soạn hàng ra bán. Thằng con trai lăn đùng ra giữa đường quơ tay, quơ chân đạp trong không khí, người mẹ ngưng dọn hàng lật đật chạy ra đường bế thốc con thả trên tấm nhựa rồi tiếp tục dọn hàng.  Khách đến mua hàng cô lại nhỏm lên để lấy hàng cho khách.  Thằng bé chui tọt dưới mông của mẹ vừa gào khóc, vừa dùng tay cấu vào mẹ, người mẹ vừa bán, vừa ôm con dỗ dành.

 

- Mẹ biết con đói rồi, chờ mẹ bán xong mẹ lấy cháo cho con ăn

 

Một lát sau, khách tới đông hơn một chút.  Thằng bé đứng dậy, cái cổ quẻo quẻo, cái tay run run nó cởi phăng cái áo đang mặc ra, tuột cái quần ném mạnh ra giữa đường rồi chạy, chạy miết về phía trước.  Đang bán, người mẹ bỏ mặc khách đứng lựa hàng, hớt hải rượt theo con.  Thằng bé chạy từ trường cấp 1 Lê lợi đường Tăng bạt hổ băng qua cả đường Lê thánh tôn.   Chiếc xe hơi trờ tới thắng kít, thằng bé té xuống cũng vừa lúc mẹ nó tóm được nó mang về.  Tôi ngẩn ngơ một hồi, rồi cũng bỏ cái hàng của mình để trông dùm hàng,  giữ chân của khách đang mua của nó cho đến khi hai mẹ con về tới, người mẹ ôm chặt con trong lòng,  lấy tiền bán được bọc vào túi.  Khách đi khỏi hàng, cô ta lấy khăn ướt lau mặt mũi, tay chân cho con, thay quần áo sạch rồi bế con chạy ra đường lượm cái quần nãy giờ ở ngoài đường đã bị xe cán lên cho vào giỏ.  Thằng bé ở yên trong vòng tay mẹ,  một lúc sau khách lại đông hơn, mẹ nó lúi húi bán hàng thì nó lại bỏ chạy vù vù.  Tôi đang bán cũng không ngồi yên được, cứ phải ngó chừng nó, báo động cho mẹ nó, trông giùm hàng, kể cả bán dùm hàng cho mẹ nó luôn.

 

11 giờ30 trưa khách đã thưa dần,  người mẹ lại lau chùi sạch sẽ cho con,  dở cơm đút cho con ăn, ôm con vào lòng hát ầu ơ ru con ngủ.  Thằng bé ngủ ngon trong lòng mẹ.  Người mẹ rón rén lén con cho nó nằm ngay thẳng rồi cởi cái áo khoát đang mặc trên người đắp cho con.  Cúi xuống hôn con, nựng nịu con.

 

- Cảm ơn chị đã giúp em

 

- Em được mấy đứa

 

- Dạ có mình nó, ba mươi bẩy tuổi em mới sinh con, nó được tám tuổi rồi chị, bốn tuổi nó mới biết đi,  em lo bắt chết.  Giờ em đã bốn sáu tuổi rồi sinh gì được nữa.

 

- Sao em không để cháu ở nhà mà dắt đi bất tiện quá, may bữa nay không có công an chớ không là bị hốt sạch hết.

 

- Ở nhà nó phá quá, bà nậu bực mình nên đánh nó dữ lắm, có lần nó sợ chạy bị té từ cầu thang lăn xuống, lỗ máu đầu em xót lắm.  Nó bị "down" nên gởi không ai nhận hết chị ơi.

 

-!!!

 

- Chị biết không, hôm bữa nó lén bà nậu bỏ nhà đi. Ba và bà nậu đi tìm cả ngày không ra nó.  Em đi bán đến 8g tối em dìa, nghe tin mất con em điếng khan.  Em đi tìm nó, may sao tìm được, nó đi lên tuốt Cầu đôi.  Trời lạnh ngắt,   em mặc áo lạnh rồi vẫn lạnh, trong khi nó chỉ một lớp áo.  Nó nằm ngất xỉu trên vĩa hè hè mình thì sốt cao vì đói và lạnh.  Em  òa khóc luôn chị ơi.

 

- Sao em biết nó đi tới Cầu đôi mà tìm

 

- Em đi tìm các ngõ, tự dưng chân em lại lên đến Cầu đôi và tìm được nó.

 

Con bé Lan đánh con lúc sáng, đang ngồi kéo áo con nó lên xoa dầu lên những lằn roi, lên tiếng:

 

  - Thế hồi có thai, chị đi khám thai mà không biết nó bị " down" sao?

 

-Không biết, do hồi đó khổ, đến giờ đẻ thì đẻ chớ có thăm khám gì đâu.  Mà có biết chị cũng không phá thai đâu con của mình mà.

 

Tôi nhìn thằng bé con của Lan, trông nó như một con chim rủ cánh.

 

- Con đừng đánh con của con nữa, cô thấy tội nó quá đi.  Trẻ con nó không đủ sức tự vệ, mình người lớn mình dùng cả sức mạnh của mình đánh nó thật tàn nhẫn.

 

Lan chảy nước mắt

 

- Con cũng thương nó lắm chớ, nó bị đau tim con phải bán sạch xe cộ, vòng vàng rồi vay mượn mới đủ mổ tim cho nó nhưng tại nó lỳ nó giúng cha nó,  con hận cha nó.

 

.- Đừng bắt con mình phải gánh chịu bao lỗi lầm của người lớn con ạ.

 

- Dạ!

 

Chợt tôi nghe có tiếng gọi  "Má ơi ".  Tiếng của con trai bà  Năm

 

- Đi dìa má, có tiền rầu, con nhận được lương rầu má

 

- Thiệt hé con , ngừ ta trả đủ cho mình rầu họ có cho mình làm nữa không?

 

-Cho chứ má con làm giỏi nhất trong đám mà.

 

Cậu con trai ôm lấy vai mẹ, người mẹ cười hạnh phúc quay mặt lại dùng tay lau vết dơ dính trên mặt con trai.

 

Cậu con trai cúi xuống xếp lại gọn gàng cái hàng vàng mã nhang đèn mà mẹ bán, không quên chừa một chỗ trống cho mẹ.  Cậu bồng mẹ bỏ lên chỗ trống rồi đẩy xe về, cánh tay vẫy vẫy, màu áo xám bạc và nụ cười xa khuất...

 

Tôi nhìn lại đồng hồ đã hơn 12 giờ trưa, tôi dọn hàng về, hôm nay tôi xem phim nhiều quá.

 

Về đến Trung tâm thương mại, tôi ngả lưng một tí, cái góc nhỏ của vĩa hè kiếm sống nó như thu gọn trong trí nhớ của tôi.  A, hóa ra trong đời này dẫy đầy nỗi xót đau nhưng cách nhìn nhận vấn đề và bộc lộ cảm xúc lại  khác nhau.  Tôi cũng là người luôn để cảm xúc chi phối lý trí của mình, tuy tôi không hề đánh đập con cái như Lan, nhưng cách sống u uất, cay đắng với cuộc đời của tôi nó cũng làm tổn thương đến người khác. Cô gái con bị bệnh  "down"  kia cũng sống đầy cảm xúc nhưng cảm xúc đó thể hiện  bằng trái tim của người mẹ thật ấm áp tuyệt  vời.  Hai mẹ con bà Năm cũng như thế thật nhẹ nhàng.

 

Đức Phật dạy: " Cả  đời con gom củi, nhưng chỉ cần một niệm  sân hận nổi lên là đốt sạch cả rừng công đức ".  Niệm sân hận  ấy chính là cảm xúc mà ta không thể kềm chế nỗi.  Đau đớn hơn là ta thường trút hết cái sân hận ấy lên những người thân yêu nhất đời mình.  Trong kinh Pháp cú có câu :" Gặp nhau nào phải tình cờ,  mà vô lượng kiếp ta chờ gặp nhau " .Tất cả đã là duyên  là phận .Nếu bỏ đi những oán giận , chấp nhận số phận để sống yêu thương, tha thứ lỗi lầm cho nhau chắc chắn đời sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

 

Hãy như thế nhé hỡi  bạn và tôi ơi ...


Thai Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6258)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6255)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6114)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7118)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6806)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 6993)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6603)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7522)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7078)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6533)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi