- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÓN XUÂN NÀY TÔI NHỚ XUÂN XƯA...

23 Tháng Giêng 20201:14 SA(Xem: 17389)


BaCoNoi va Chau-CT
Bà và Cháu- photo C.T.

Mấy hôm rày tôi không hát " ầu ơ ví dầu..." để ru cháu ngủ mà hát thật "mùi" cái bài "Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa". Cái thằng cu Ben em cu Tèo nghe êm tai nó "phê" một giấc. Bởi vì "ruột gan" của quại nó có gởi qua đó để hát mà lỵ

Bây giờ già già thiệt rồi nên cứ hay nhắc câu: " Nhớ hồi xưa!!...". Mà nhớ gì nhất nào!? Chắc ai cũng như tôi. "Nhớ Tết nhất!". Đó là nỗi nhớ nồng nàn nhất trong muôn nỗi nhớ của cuộc đời.

 

Hồi xưa tôi cũng " sến" nên khoái và hay ca cẩm câu: "Xuân này tôi vẫn còn cô độc. Ngồi ngắm người quen dạo phố phường!". Mà tôi cô độc thiệt suốt mấy mươi mùa xuân trôi qua như thế. Nhưng thật sự tôi hổng có buồn. Tết này thì cái câu đó nó thành " xưa" mất rồi. Bởi năm nay tôi đang ở Sài gòn. Con cháu, anh chị em đầy đủ nên cái "máy rên" đành tạm ngưng hoạt động. Bù lại cái não tôi phải điều khiển tay chân cho lẹ mà làm công việc nhà, lau dọn chợ búa cơm nước và nhất là chăn hai cái thằng cháu quại "number one" của tôi.

 

Cu Tèo giống bà quai... nhớ dai. Hồi nó còn bé tẻo teo nghe quại hát: "Ai đi qua cầu tre, té xuống sông ướt cái quần ni lông...". Khoái chí nó cười nắc nẻ. Mà lạ hồi đó nó mới có 6,7 tháng tuổi thì biết cái quái gì mà cười chứ...!? Năm năm sau thằng em nó ra đời. Quại lại tiếp tục bài ca muôn thuở nhưng hát nghiêm túc "Ai đang đi trên đường đê, tai lắng nghe muôn câu hò đê mê...!!". Nó chỉnh lại". Quại ơi, hát ướt cái quần ni lông đi chớ!". Ui !già rồi... mình ăn nói phải cẩn thận thôi.

 

Tèo cu bây giờ đang tuổi thắc mắc, chuyện gì cũng hỏi. Hôm ba nó đón nó ở trường về ngang qua đường xe cộ tấp nập. Nó phát hiện ra nhà ai đó để hình ông Hồ chí Minh tuốt trên cao nó hỏi:" Ba ơi! cái ông đó ổng trèo lên trên đó làm cái gì vậy ba?". Uh! thằng cháu của tôi nó chưa biết "Người đương thời"... Đó là ai !

Nó làm cho tôi liên tưởng đến cái Tết năm xửa năm xưa thời bao cấp hay cúp điện. Mỗi lần như vậy bực mình tôi gắt lên: "Chán ghê Cộng Sản lại cúp điện rồi!". Hôm sau đúng vào ngày Tết. Nhà đang có khách. Khách là chồng của nhỏ bạn tôi, là công an gộc là cộng sản "chính hiêu" đến chơi. Vì hồi đó tôi nhờ ông í xin việc làm cho tôi mà...Tự nhiên nhà cúp điện. Con bé ba tuổi của tôi.

-Mấy ông "Cộng sả" lại cúp điện rồi!

-Hả nó nói cái gì vậy?

Tôi chưa kịp mở miệng thì thằng anh hai năm tuổi của nó giải thích liền.

-Dạ Cộng Sản mà nó cứ kêu là Cộng sả. Nó nói mấy ông "Cộng sản" cúp điện rồi!

-Con biết Cộng sản là ai không?

-Dạ biết. Mẹ con nói mấy ông đó ác lắm!!

Ôi trời đất ơi ! Tôi bụm miệng nó không kịp. Thế rồi không có " sóng to gió lớn" mà từ đó tôi mất toi nhỏ bạn mình...( hic!! chuyện dấu kín cho đến bây giờ mới kể.)

 

Thế mà đã trôi xa suốt mấy mươi năm rồi. "Lâu rồi đời mình cũng quen*"mà quen thiệt hay sao đó nên tôi thấy hình như dễ thở hơn. Mới đây tôi đi cắt hộ khẩu ở Quy nhơn, thủ tục làm nhanh gọn trong sự giao tiếp khá vui vẻ. Công an toàn là những chàng trai trẻ kế tục ( dầu là con ông cháu cha) nhưng khác hẵn hồi xưa, cái thời quan quyền hách dịch. Mỗi lần đi ký cái giấy thì trần sanh.

Sài gòn những ngày giáp tết, phố phường đông vui nhưng lạ năm nay tôi hổng thấy bóng công an đứng bên đường mà phạt xe nữa. Nhớ những ngày còn buôn bán vĩa hè, thời công an rượt chạy xịt khói. Giờ nó cũng thành kỷ niệm. Hy vọng năm nay. Những người buôn bán ở quê xa đó được nhẹ thở hơn để họ có thể buôn bán kiếm ít đồng mà đón Tết. Họ là những người thiện lương buôn gánh bán bưng chỉ để kiếm sống mỗi ngày thôi mà.

Hồi xưa mỗi lần đến tết mua bán tưng bừng. Đó là thời chính quyền bắt đầu nới lỏng ra một tí cho dân. Cái thời mà buôn bán không còn bị xem là thành phần lười lao động " ngồi trong mát ăn bát vàng" nữa. Nhưng buôn bán vẫn chưa thịnh vì lòng dân còn thủ thế nên không dám đi buôn. Cái gì hiếm thì lại đắt hàng. Còn bây giờ hàng hóa phong phú hơn xưa lại ế ẩm nên tôi phải nghỉ hẵn... Đặt quang gánh cuộc đời xuống đôi vai khi tròn 60 tuổi chiều tà. Nhìn lại cái thời 30-40 tuổi của mình nó vẫn xôn xao hoài trong trái tim bé nhỏ. Những người bạn hàng tình nghĩa suốt mấy mươi năm họ cũng già theo thời gian như mình.

 

Tôi lại nhớ đến một người. Lâu quá rồi không gặp. Lâu quá rồi cũng chẳng nghe lại tiếng nói quen thuộc ấy dù chỉ qua điện thoại." Chúc em bán đắt hàng!."..." Em ăn cơm chưa!? Bán được không em?.Sao lạ anh cứ thích gặp em, thích điện thoại cho em!!...".Nghe như không thật nhưng đó là "người dưng" mà thật thà nhất trong số những người dưng tôi đã gặp trong đời mình. Cũng là người đồng cam, cộng khổ chia sẻ niềm vui cùng nỗi buồn bên tôi suốt mấy mươi năm dù ở cái tuổi muộn màng. Có thể nói tôi may mắn gặp được một tri kỷ trong tình yêu. Một tình yêu dù ở trong tầm tay nhưng tôi không với tới. Bởi tôi không đủ can đảm đón nhận. Cho đến một ngày... "Người đã đến và người đã về bên kia núi...*". Tất cả rồi xa. Rồi chỉ còn là kỷ niệm... Kỷ niệm một đoạn đời tôi đã đi qua. Thôi không day dứt nữa làm gì vì tôi vẫn chẳng thấy mình sai.

 

Buổi sáng gọi cu Tèo dậy đi học. Tôi hay chằng mắt chằng miệng giả làm mèo meo meo thức dậy. Cu Tèo khoái chí cười nắc nẻ nó đọc câu bà quại ru cháu.

"Con mèo mày trèo cây cau, hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. Chú chuột đi chợ đường xa, mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo..."

Ôi, không biết đến bao giờ nó mới biết được cây cau bởi nó cũng chưa biết con chuột nó ra sao mà. Hôm tất niên của chung cư. Nó cứ dành micro của mấy chú để hát.

- Con hát bài gì?

-Bài "Tết là tết".

-Hát thử quại nghe coi !

Nó hát hết bài cô giáo dạy. "Ôi trời ơi nhạc gì mà nó dở tệ vậy trời !"

Mẹ nó bênh vực nó

-Mẹ ơi, bây giờ cỡ 20 tuổi như dì Thư dì My của nó đã không thích nhạc xưa của mẹ rồi. Cái thời của nó làm gì còn " Cây đa, bến cũ con đò năm xưa" . Đâu có cái ông lái đò chèo đò đưa khách sang sông. Đâu còn "Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi". Cũng hổng có viết lá thư dài mấy trang ra bưu điện dán tem mà gởi nữa mẹ.

Ừ mà cũng phải. Tất cả thế hệ sau nó không giống như thế hệ trước. Tình yêu và cuộc sống lại càng khác xa hẵn ngày xưa. Thời trẻ tôi cắm đầu ở chợ buôn bán nuôi con. Đơn giản bình dị. Con tôi được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những bài hát ạ ơi ru ngủ; bằng câu chuyện cổ tích thời xưa mẹ kể. Được mẹ cầm tay viết chữ O cho tròn. Nên khi đi học xa. Con trai con gái đều viết thư về cho mẹ bằng nét chữ, bằng giấy bút tem thư. Những chuyện ấy có lẽ xưa như trái đất mất rồi. Và chính tôi cũng thích nghi như vậy tự lúc nào vì bây giờ tôi viết thư hay viết văn, cả đến làm thơ đều không cầm bút. Tôi bấm thẳng lên máy mà đưa trực tiếp lên luôn nè. Nó tiện hơn nhiều.

Cho nên những điều thay đổi, đổi thay rồi mình cũng quen và chấp nhận một cách đương nhiên.

Cũng như những người sống ly hương sau biến cố 1975. Lúc mới đi, đi mãi đến bây giờ... Lòng luôn đau đáu nhớ về quê hương đất mẹ. Nhưng chỉ là nuối tiếc mà thôi. Rồi họ già đi và mất. Con cháu họ sẽ sống và làm việc với quốc tịch của nước người và chắc chắn một điều: cho dẫu ngày mai có như thế nào đi nữa, họ và con cái sẽ chẳng về lại Việt nam để sống nữa.

Em trai tôi được ba vợ bảo lãnh cho cả gia đình đi Mỹ. Hồi mới qua đến nơi. Cô em dâu gọi điện về cho tôi: " Chị ơi qua đây sao mà buồn quá, em nhớ nhà quá chị ơi. Em muốn về lại Việt Nam!!..." Nó nói trong nước mắt. Làm tôi lo lắng đau lòng cùng nó. Mấy năm sau nó về nước, có ghé hàng thăm. Tôi nói:

-Nhà cửa vẫn còn, thôi về lại Việt Nam mà sống đi em.

Nó cười hóm hĩnh:

-Chị ơi đã định cư ở Mỹ mà còn đòi về Việt nam sống lại thì Mỹ nó cười đó.

Tôi chưng hửng vì mình quả thiệt là ngớ ngẫn.

 

Mọi sự xảy ra thật hoàn hảo lúc này chưa chắc đã là điều tuyệt vời ở lúc sau.

Hồi còn trẻ. Tôi có một chị bạn hàng mua sỷ rất đàng hoàng rất uy tín. Hàng của tôi, chị chỉ chưng bày trong tủ kính để bán cho vui vì cửa hàng chị bán quần áo rất to. Khách khứa dập dìu. Cho đến một ngày. Tôi ngỡ ngàng khi thấy công an tới nhà còng tay vợ chồng chị đưa lên xe. Nhà cửa bị tịch thu hết trọi. Nghe đâu chị vay nợ lên đến bạc tỷ ( ở cái thời đó tiền tỷ nó lớn lắm). Tôi vào thăm chị ở trại giam. Chị khóc khi nhìn thấy tôi nhưng rồi chị lại cười mãn nguyện khi nhắc đến con mình. "Ba đứa con chị đều vào làm được Bưu điện!". Cái thời đó ai mà có con làm được trong ngành Bưu Chính viễn thông thì oách lắm. Chị đã chạy tiền để lo cho các con vào cái nơi cao cấp nhất. "Hy sinh đời bố củng cố đời con"... Cả hai vợ chồng đều lãnh án tù chung thân. Chồng chị đã chết ở trong tù còn chị đến nay đã 20 năm trôi qua vẫn chưa được tự do khi đã ở vào cái tuổi U80. Bưu chính viễn thông bây giờ lại rất xoàn không còn là chỗ làm tốt nhất. Con của chị nó chỉ là nhân viên quèn ăn lương nhà nước không đủ sức để tìm cách đưa ba mẹ mình ra. Mà dẫu nó có ăn nên làm ra liệu có an lòng trong sự hy sinh quá sức của ba mẹ. Huống chi là thời thế xoay chiều không như là mơ. Cái giá phải trả quá đắt cho cuộc đời của chị thật đắng cay.

Cho nên muôn sự tại Trời. Mình tính không bằng trời tính. Dầu bị chê là người an phận thiếu tham vọng nên không có những bức phá vươn lên giàu có như người ta. Nhưng tôi vẫn bằng lòng với chính mình.

Bởi tôi thấy có những đợi chờ, những ước mong sẽ chỉ là mong ước mà thôi nhưng chưa chắc đã là điều xấu cho mình. Người phụ ta hay ta phụ người bây giờ chưa biết ai hơn ai trong mai này. Dòng đời cứ trôi và ta cứ sống tự nhiên như đất trời định sẵn cho mình theo nhân quả mà thôi...

 

Đón xuân này. Tôi nhớ xuân xưa.

Chỉ nhớ mà thôi. Cứ tỉnh bơ. Đừng có mà khóc và đừng có mà buồn...

Chán đời như ông Trịnh mà còn có câu:

"Và như thế tôi sống vui từng ngày

Và như thế tôi đến trong cuộc đời

Đã yêu cuộc đời bằng trái tim tôi"

 

Tôi nhắc nhở tôi: Ừ, mình phải sống cho trọn vẹn từng ngày. Vì "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...*"

 

Thai Thanh

 

*những câu đã mượn lời trong nhạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 20222:18 SA(Xem: 7139)
Nếu ai đã đọc "Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa", chắc chắn đều bày tỏ sự thán phục đối với tác giả, tôi cũng vậy. Tác giả NTV đã đem tấm lòng thành cùng với nhiệt tâm thu thập dữ liệu về các nhân vật nói tới trong sách, cùng với các hình ảnh ghi dấu cuộc đời bể dâu của họ. Tuồng như tôi thấy họ sống lại thêm một lần nữa. Thật vậy, khi nhìn thấy hình ảnh một nhà văn quen biết ra đi từ lâu, và qua lời kể chuyện của tác giả, tôi xúc động biết bao, tưởng chừng như người ấy vẫn ở đâu đó, chưa một lần vĩnh biệt.
15 Tháng Sáu 20221:40 SA(Xem: 9612)
Đôi khi trên con đường đã chọn / ta bước đi một mình, / chỉ những cọng cỏ khô và bụi đường làm bạn, / đôi khi trên những trang viết, / ta cũng lại một mình, / chỉ những con chữ vừa hiện ra - làm bạn, / làm vui
15 Tháng Sáu 20221:33 SA(Xem: 8864)
Em cúi đầu, giọng thấp hẳn xuống: - Cô ơi, theo em được biết, hồi xưa, một trong những hình phạt vô cùng kinh hãi là tứ mã phanh thây. - Ừ, chỉ hình dung thôi cũng đủ khiếp sợ. - Dạ, tay chân của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào chân bốn con ngựa. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng; nếu không có nài ngựa, người ta sẽ thét to lên hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Và bốn sợi dây sẽ kéo tay chân phạm nhân đến khi thân thể của họ bị xé ra. - Ôi thôi! Nghe sợ quá! Sao bỗng dưng em lại nói đến chuyện đó? Em chậm rãi: - Dạ, em đã tìm đọc nhiều thiệt nhiều những kiểu hành hình đau đớn nhất để coi cái đau của mình cỡ nào. Cô ơi, em đã từng bị hành hình theo cách tứ mã phanh thây! - Hả?
11 Tháng Sáu 202211:28 CH(Xem: 8685)
Nhiều người đã kể rõ và lý giải hiện tượng CHẠY cho đến nay đã trở thành những guồng quay điên cuồng trên các lĩnh vực, trong các giới xã hội - chạy Quyền, chạy Chức, chạy Dự án, chạy Danh hiệu, chạy Bằng cấp, chạy Giải thưởng, chạy Cúp vàng, chạy Thành tích, chạy Điểm, chạy Vai diễn, chạy Lớp, v.v. Đã “Chạy” thì phải bắt buộc “Mua”, mua bằng bất cứ giá nào, thậm chí bằng cả nhân phẩm.
11 Tháng Sáu 202211:22 CH(Xem: 10517)
Đêm buông những tiếng thở dài / Mênh mang sương lạnh / Nửa hồn chông chênh / Rơi về đâu / Chiếc lá bay / Vườn khuya tiếng gió / Thổi xao xác buồn.
07 Tháng Sáu 20225:02 CH(Xem: 14624)
Vượt tuyến qua sông bỏ lại ghe / Đạn réo sau lưng ngày bái biệt / Tìm đường sống chính trong cái chết / Biết giặc là ai lộ mặt người !
02 Tháng Sáu 202210:20 CH(Xem: 7791)
Mãi rồi cũng về đến núi. Chính xác là về đến chân núi, đèo Ngao. Vượt qua con đèo dài 32 cây số cả lên lẫn xuống này, mới đến bản Tồng, quê Mìn. Nhảy xuống khỏi thùng cái xe tải chở hàng cứu trợ, nằm vật xuống bãi cỏ bên một búi tre chân đèo. Thở dốc. Mệt mỏi. Mìn ngửa mặt nhìn trời. Trời đầu thu xanh thẳm không một gợn mây, nắng vàng rười rượi ấm áp tỏa khắp nhân gian. Vậy mà sao Mìn thấy lạnh lẽo quá. Lạnh từ trong tâm can ruột rà sâu thẳm lạnh ra. Xung quanh không một bóng người, không một tiếng gà kêu chó sủa. Con đường quốc lộ chạy qua chân đèo, con đường đèo nối mấy huyện vùng cao thường ngày tấp nập người xe, vậy mà nay vắng lạnh. Mà mới chỉ đầu giờ chiều. Mọi thứ như có một cái phép thần của mụ phù thủy, vung lên một cái, biến sạch. Khi dời bản bỏ núi xuống phố làm thuê, ba tay Mìn, Lù, Phủ đã uống rượu thề sống chết có nhau. Thế mà bây giờ, về tới chân núi chỉ còn có một mình…
02 Tháng Sáu 202212:19 SA(Xem: 9420)
Tháng Tư, mặt trời phương Đông / Những tượng đá im lìm níu giữ / Có mùa hoa kẹt lại bên song / Người cũng không về nữa
25 Tháng Năm 20227:11 CH(Xem: 9032)
Người về tím chiều cánh diều châu thổ / chập chờn mái lá / những chú bê nấn ná vạt cỏ non / vườn cây xanh trần ai khát khao cánh chim tìm tổ / vọng tiếng cười đợi chờ son sắt nhân duyên / Đất từ bi mộc mạc / Đất chân chất yêu thương / dường như cánh sen rơi nước mắt / và mùa hạ đang nở nốt hồn nhiên
25 Tháng Năm 20226:43 CH(Xem: 9316)
Tôi viết dăm ba chữ / rồi gán đó là thơ / nhướng con mắt mỏi đọc / trong cát gió mịt mờ