- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẬP THIỀN

14 Tháng Mười Hai 20191:41 SA(Xem: 18625)

chuong chua
Chuông chùa -ảnh Internet


TIỄN BIỆT


Chúng ta đang sắp hàng
Bước vào nơi thinh lặng
Nơi an nghỉ của ngày hôm qua
Của ngày mai không còn thay đổi.

 

Như em chưa bao giờ dám nghĩ
Sẽ có một ngày anh cũng ra đi
Dù bài thơ có khắc ghi lên đá
Dù tình mình cứ ngỡ thiên thu.

 

Ở một nơi mà bao lần đến viếng
Lời cầu kinh nhang khói đưa người
Và cát bụi là chốn về duy nhất
Ta tiễn người hay ta đang tiễn ta.

Đặng Hiền
(Ngày 26-10-2019)

 

 

ĐỌC “TẠNG THƯ...” (*)

 

Ngày vẫn lang thang chiều qua phố lạ
Xuôi dốc đời ngồi đọc "tạng thư..." (*)
Sợ mai, mắt em buồn tội nghiệp
Anh đành cười sợi tóc lặng thinh.

 

Như chiếc áo lam bên ngày chớm lạnh
Mai mốt về ai hát lời kinh
Mai mốt ta thôi hình thôi bóng
Đêm khuya nằm em kinh hay thơ.

 

Ngày vẫn lang thang chiều qua chợ lạ
Hai buổi đi về, chênh vênh nắng sương
Đời thường không thường, đời vui không vui
Là hư không sợi tóc trắng tội tình.

 

Đặng Hiền

(*) Tạng Thư Sống Chết
của Sogyal Rinpoche

 

  

 

TẬP THIỀN

 

Thế nào rồi anh cũng lại làm thơ

Khi nhập định nụ cười em thấp thoáng
Trăng biết em không là ảo giác
Là bài thơ khởi mở ra ngày.

 

Thiền tính không, biết cũng là không
Anh không tìm tự dưng là vậy
Anh ngồi đó biết mình đang ngồi đó
Rất dịu dàng chợt hiện bóng hình em

 

Lòng sợ quên cơ hồ mình rất nhớ
Một hồi chuông tĩnh lặng gọi anh về
Mái tóc nào ngắn nhớ dài thương
Ngày gọi đêm bên dỗ dành quên nhớ.

 

Anh tập thở như mình chưa kịp thở
Hít vội vào nén lại thổi nhẹ ra
Chiều rất nóng nghe sầu len lén nhẹ

Phật mỉm cười soi thấu nỗi buồn anh.

 

Đặng Hiền
(Houston 3-9-2019)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81760)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86233)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87254)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78371)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100405)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81321)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192302)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84818)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114797)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84807)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.