- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BÀI THƠ MÙA ĐÔNG

13 Tháng Mười Hai 20198:51 CH(Xem: 17495)

TranhDinhCuong-phongcanh
Tranh Đinh Cường

BÀI DANG DỞ MÙA ĐÔNG

Nguyễn Hồng Chí

Anh đi về mùa hạ, em ở lại mùa đông
Bài thơ dang dở bỏ mặc lòng,
Em ướp thơ em mùi hoa cỏ
Cất vào thơm góc tủ tương tư.



Không có anh lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong (*)



Anh đi về mùa hạ, em ngồi khóc mùa đông
Bài thơ dang dở bỏ mặc lòng,
Em sưởi thơ em ngày nắng lạnh
Đêm về ấm áp nỗi chờ mong.

Không có anh, em làm thơ chi nữa
Ai đệm đàn xao xác ngọn đông phong?
Không có anh, em viết gì cho gió
Sợi tóc thề đo dài ngắn phù hoa?

Không có anh, mây đổi hai màu áo
Ai tô màu xanh - trắng nắng ngày đông?
Em viết gì về vạt nắng bên song
Long lanh mắt lệ chiều đông qua thềm?

Không có anh, đêm mơ gì biên viễn
Bên kia đồi rơm rạ ánh sao thơm?
Không có anh, em viết gì cho hạ
Mộng đá vàng chắc gặp được tình lang?

Không có anh, hàng cây phong xuống tóc
Đứng dựa trời không, trọn kiếp thinh không.
Em sẽ viết bài thơ về chiếc lá
Đo đỏ lòng như máu đỏ mùa đông.

Anh đã về mùa hạ, em còn ở mùa đông
Bài thơ dang dở chẳng đành lòng.
Sớm mai thức dậy cùng kỷ niệm,
Mơ hồ sương khói liệm bài thơ.


Nguyễn Hồng Chí

-----------

(*) Trích trong bài thơ “Cần thiết” của Nguyên Sa

   

RƠI XUỐNG GIỌT SẦU
Biển Cát
 

Ngủ đi những nỗi buồn đầy

Nắng dần lịm tắt cuối ngày mênh mang

Có con chim nhạn bàng hoàng

Chấp đôi cánh gãy liệng ngang lưng trời.

Ngang trời mây trắng buông lơi

Rớt trong hiu quạnh  bao rời rã đau

Một màu man mác giăng mau

Lay hồn ta buốt chênh chao ngậm ngùi.

Ngủ đi cả nỗi rã rời

Tháng năm đọng lại giữa đời hư không

Lắng trong ta những bão giông

Nước mắt chảy xuống từng dòng xót xa.

Xót xa những giấc mơ qua

Chỉ còn vang vọng âm ba xa vời

Thả chùm dĩ vãng chơi vơi

Bên ghềnh đá vỡ sầu rơi theo sầu.

Biển Cát

 

GỞI MỘT NGƯỜI XA
Thái Thanh
t
háng mười hai. chào nhé mùa đông
sài gòn chẳng thấy lạnh và mưa dông còn đó.
buổi chiều ngang qua nhà thờ. nhìn mưa trên mái ngói.
chợt ngẩn ngơ. chợt se sắt cả lòng


sài gòn đó lung linh. lấp lánh
phố phường vui. mừng đón Giáng sinh về
gợi nhớ tôi - về nơi xa đó
nhớ một người. chưa biết nói yêu tôi...


nhớ một người. tôi khẽ bảo đừng yêu
nhưng tự bao giờ - đã tự bao giờ thế!
trong tim tôi lại dành chỗ cho người
dù chẳng một lời. hò hẹn gió mưa.


chẳng chung dòng sông. chẳng cùng ký ức
để chúng tôi có cùng chung kỷ niệm
cớ sao lòng lại mang lòng vương vấn
đến một người xa tít cuối chân mây


xa khoảng cách. nghìn dặm dài xa cách
và xa quá trong trái tim nồng ấm
chỉ riêng tôi. lặng lẽ chỉ riêng mình
bởi giữa người và tôi không chung cầu Ô thước .


nên mãi hoài chỉ cách biệt nhau!!..

tháng mười hai Sài gòn không nắng lắm
đợi dăm ngày tôi lại phải rời đi
tôi lại về thành phố nhỏ rất xa


có mưa đông gió rét cóng tay mềm
tôi sẽ chỉ một mình trong nỗi nhớ
nhưng tôi chẳng tìm quên mất người đâu nhé!
chút hạnh phúc. dẫu mỏng manh dễ vỡ


tôi nâng niu chẳng mong đợi điều gì
người chẳng biết. à thôi không cần biết!
nơi xa này tôi nhớ lắm...

một người xa.

 

Thai Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96483)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76078)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84766)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109931)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98818)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152116)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87875)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88203)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91411)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99698)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”