- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG BÀI THƠ MÙA ĐÔNG

13 Tháng Mười Hai 20198:51 CH(Xem: 17150)

TranhDinhCuong-phongcanh
Tranh Đinh Cường

BÀI DANG DỞ MÙA ĐÔNG

Nguyễn Hồng Chí

Anh đi về mùa hạ, em ở lại mùa đông
Bài thơ dang dở bỏ mặc lòng,
Em ướp thơ em mùi hoa cỏ
Cất vào thơm góc tủ tương tư.



Không có anh lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong (*)



Anh đi về mùa hạ, em ngồi khóc mùa đông
Bài thơ dang dở bỏ mặc lòng,
Em sưởi thơ em ngày nắng lạnh
Đêm về ấm áp nỗi chờ mong.

Không có anh, em làm thơ chi nữa
Ai đệm đàn xao xác ngọn đông phong?
Không có anh, em viết gì cho gió
Sợi tóc thề đo dài ngắn phù hoa?

Không có anh, mây đổi hai màu áo
Ai tô màu xanh - trắng nắng ngày đông?
Em viết gì về vạt nắng bên song
Long lanh mắt lệ chiều đông qua thềm?

Không có anh, đêm mơ gì biên viễn
Bên kia đồi rơm rạ ánh sao thơm?
Không có anh, em viết gì cho hạ
Mộng đá vàng chắc gặp được tình lang?

Không có anh, hàng cây phong xuống tóc
Đứng dựa trời không, trọn kiếp thinh không.
Em sẽ viết bài thơ về chiếc lá
Đo đỏ lòng như máu đỏ mùa đông.

Anh đã về mùa hạ, em còn ở mùa đông
Bài thơ dang dở chẳng đành lòng.
Sớm mai thức dậy cùng kỷ niệm,
Mơ hồ sương khói liệm bài thơ.


Nguyễn Hồng Chí

-----------

(*) Trích trong bài thơ “Cần thiết” của Nguyên Sa

   

RƠI XUỐNG GIỌT SẦU
Biển Cát
 

Ngủ đi những nỗi buồn đầy

Nắng dần lịm tắt cuối ngày mênh mang

Có con chim nhạn bàng hoàng

Chấp đôi cánh gãy liệng ngang lưng trời.

Ngang trời mây trắng buông lơi

Rớt trong hiu quạnh  bao rời rã đau

Một màu man mác giăng mau

Lay hồn ta buốt chênh chao ngậm ngùi.

Ngủ đi cả nỗi rã rời

Tháng năm đọng lại giữa đời hư không

Lắng trong ta những bão giông

Nước mắt chảy xuống từng dòng xót xa.

Xót xa những giấc mơ qua

Chỉ còn vang vọng âm ba xa vời

Thả chùm dĩ vãng chơi vơi

Bên ghềnh đá vỡ sầu rơi theo sầu.

Biển Cát

 

GỞI MỘT NGƯỜI XA
Thái Thanh
t
háng mười hai. chào nhé mùa đông
sài gòn chẳng thấy lạnh và mưa dông còn đó.
buổi chiều ngang qua nhà thờ. nhìn mưa trên mái ngói.
chợt ngẩn ngơ. chợt se sắt cả lòng


sài gòn đó lung linh. lấp lánh
phố phường vui. mừng đón Giáng sinh về
gợi nhớ tôi - về nơi xa đó
nhớ một người. chưa biết nói yêu tôi...


nhớ một người. tôi khẽ bảo đừng yêu
nhưng tự bao giờ - đã tự bao giờ thế!
trong tim tôi lại dành chỗ cho người
dù chẳng một lời. hò hẹn gió mưa.


chẳng chung dòng sông. chẳng cùng ký ức
để chúng tôi có cùng chung kỷ niệm
cớ sao lòng lại mang lòng vương vấn
đến một người xa tít cuối chân mây


xa khoảng cách. nghìn dặm dài xa cách
và xa quá trong trái tim nồng ấm
chỉ riêng tôi. lặng lẽ chỉ riêng mình
bởi giữa người và tôi không chung cầu Ô thước .


nên mãi hoài chỉ cách biệt nhau!!..

tháng mười hai Sài gòn không nắng lắm
đợi dăm ngày tôi lại phải rời đi
tôi lại về thành phố nhỏ rất xa


có mưa đông gió rét cóng tay mềm
tôi sẽ chỉ một mình trong nỗi nhớ
nhưng tôi chẳng tìm quên mất người đâu nhé!
chút hạnh phúc. dẫu mỏng manh dễ vỡ


tôi nâng niu chẳng mong đợi điều gì
người chẳng biết. à thôi không cần biết!
nơi xa này tôi nhớ lắm...

một người xa.

 

Thai Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94650)
Trên trang văn hóa báo Le Monde hôm nay có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87600)
C húng tôi hãy còn rất trẻ. Tuổi trẻ không trông thấy trên khuôn mặt, trong đôi mắt, nhưng ở những giấc mơ không bao giờ tắt. Tết Giáp Tuất. Tôi về sống ngôi nhà của Quý, phía nam phần lục địa. Trái đất xoay như thỏi đá cứng, những cạnh gai góc cắt vào chốn vô hình. Mỗi trưa, tôi với Quý và Chiến - cũng một người bạn ở nhờ - bầy những tiệc rượu đón bắt những vô hình mà cả ba đều linh cảm rất rõ, theo sóng của cây rừng tràn đến tận thềm. Cả một triền núi lươn lướt tắp đến bàn rượu. Cơ ngơi của Quý to lớn sừng sững.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86814)
H ồ Đình Nghiêm, sinh ở Huế. Làm thuyền nhân trôi giạt qua Hồng-kông năm 1979. Định cư ở Montréal từ 1980. Viết lai rai cho hầu hết các tạp chí xuất bản tại hải ngoại, cộng tác với Hợp Lưu ngày từ số ra mắt. Đã in bốn tập truyện ngắn...Chưa hề trở lại cố quận đìu hiu.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 118311)
Đừng đánh thức giấc mơ tôi trong lúc ngửa mặt lên trời hứng những giọt mưa đêm tháng chạp với hình ảnh duy nhất là đôi mắt em.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86806)
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899- 2 tháng 7, 1961) là một nhà văn, nhà báo Mỹ. Cách viết văn riêng biệt - biểu thị qua đặc điểm lối mô tả khiệm lời và khiêm nhường - cũng như những cuộc phiêu lưu và hình tượng công chúng của ông đã tạo nên nhiều ảnh hưởng cho nền văn chương hư cấu của thế kỷ thứ 20.
23 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98529)
Chương trình phát thanh tiếng Việt hàng ngày của đài BBC, Anh Quốc, quen thuộc với người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, sẽ chính thức ngưng hoạt động sau buổi phát thanh cuối cùng vào Thứ Bảy 26 tháng 3 từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45 giờ quốc tế hay từ 9 giờ 30 đến 9 giờ 45 phút giờ Việt Nam.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 77903)
Hoàng Chính chuyển ngữ từ Peeling trong tập truyện "The Fat Man in History" của Peter Carey. Peter Carey, tiểu thuyết gia người Úc, sinh ngày 7 tháng 5, 1943, hai lần đoạt giải Man Booker với các cuốn "Oscar and Lucinda" (1988) và "True History of the Kelly Gang" (2001). Hiện Peter Carey dạy đại học tại New York.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86799)
Những cái chết sau quá khứ về sau vẫn tiếp tục tiếp diễn mãi cho đến tận bây giờ. Những cái chết trên biển, bên kia biển, và bên này đất liền.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 112622)
Tháng Mười chơi trò xếp đặt Những con rồng được tạc bằng xương người Những con rắn cong khô trên bếp than cời Dưới nền trời xám và khô Phố phường mạ bằng vàng mã Người người ướp lạnh.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 82503)
T rước năm 1975, mỗi dịp Tết âm lịch, văn gia và dân chúng miền nam thường làm lễ kỷ niệm chiến thắng Tết Kỷ Dậu (31/1/1789) của Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792). Đây là một trong những võ công vệ quốc lịch sử của dân tộc Việt chống lại âm mưu thôn tính của bắc phương từ ngày giành được độc lập năm 939–sau khi Ngô Quyền (898-944) phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng (theo Nguyễn Trãi, còn gọi là sông Vân Cừ), khai sinh ra một vương quốc mới, tức Đại Việt (từ năm 1054) hay Việt Nam (từ năm 1804). (1)