- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM ĐẠO THƯ

26 Tháng Mười Một 20198:06 CH(Xem: 14235)

DAO THU- Tran Cong Tien

    Tiến sĩ Trần Công Tiến mới xuất bản một cuốn sách với tựa đề Đạo Thư. Thư là sách; Đạo Thư là quyển sách bàn về Đạo.

    Tác giả đã có ý định viết quyển sách này ít nhất 19 năm các đây. Xem ra tác giả đã trải qua nhiều suy nghĩ và nhiều đoạn đường.

 

   Ngay từ đầu tác giả đã xác định rõ ràng Đạo là gì. Đạo thường được hiểu là con đường. Chúng ta có đường rộng, đường hẹp, đường quanh co, đường cụt, đường gồ ghề, đường bắng phẳng, đường tử Đông sang Tây... Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này. 

   Đạo cũng thường được hiểu là đường đi hay sự vận hành của vật chất hay sự vận hành của vũ trụ. Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này.

  Đạo cũng được hiểu là cái nguồn gốc tạo dựng nên vũ trụ. Đạo hiểu như Đấng Sáng Tạo hay Tạo Hóa. Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này. 

  Đạo cũng được hiểu là cái toàn thề bao gồm tất cả mọi sự. Mọi vật, mọi người từ đó mà ra và sẽ trở về đó. Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này. 

 

  Đạo Thư bàn về Đạo hiểu như là đường đi của con người, nghĩa là cách hiện hữu, cách sống, cách cư ngụ của con người.

    Như vậy tác giả đã quy định rõ rệt mục tiêu của tác phẩm. Tác phẩm bàn về Đạo. Và Đạo đây là sự cư ngụ của con người.

   

   Vậy con người mưu cầu gì cho cư ngụ của nó? Con người mưu cầu một cư ngụ bình an. Câu chúc phổ thông của người Việt Nam "an cư lạc nghiệp" biểu lộ rõ rệt ước mong đó. Tìm đâu ra cư ngụ bình an?

 

   Theo tác giả có hai điểm quan trọng:

 (1) Lối sống tự nhiên hay theo bản năng của con người không đưa lại cư ngụ bình an.

 (2) Lối sống theo văn minh hiện đại của con người cũng không đưa lại cư ngụ bình an.

 

     Lối sống tự nhiên hay theo bản năng của con người là tìm những thỏa mãn tự nhiên của con người. Trước hết con người cần thỏa mãn những nhu cầu thực tế hay vật chất: cơm ăn và chốn ở. Để thỏa mãn những nhu cầu này, con người đi vào tranh đấu kiếm lợi cho mình. Sự kiếm lợi này dẫn tới gian dối và cướp giật, giết chóc.

 

    Thế giới hiện đại cũng theo lợi mà hành động. Nó hợp với lối sống bản năng. Bởi thế nó là thế giới ác quỷ và hoang tàn. Hoang tàng nhắm nói nhân tính của con người đã biết mất rồi.  Hoang tàn là nói đến chỗ cái Đạo của con người đã không còn gì nữa. Con người đang sống, nói theo Mạnh Tử, không khác xa cầm thú bao nhiêu và, nói theo Heidegger, còn ở bên dước cầm thú nữa. Hoang tàn là nói đến sa mạc: sa mạc là nơi không còn sự sống nữa.

 

    Trải qua nhiều năm nghiên cứu tư tưởng của Đức Phật, của Lão Từ, của Khổng Tử, của Chúa Giê-su và của triết gia Heidegger, tác giả vạch ra con đường dẫn tới cư ngụ bình an. Như vậy, theo tác giả, có con đường dẫn tới cư ngụ bình an.

 

    Đức Phật, Lão Từ, Khổng Tử và Chúa Giê-su chắc hẳn không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, tác giả nhìn tư tưởng của các Ngài dưới nhãn quan của cư ngụ bình an. Và cần nhấn mạnh rằng đây là cư ngụ bình an ngay nơi đời này cho mỗi người. Tác giả tuyển chọn những lời giảng dạy của các Ngài, cộng với tư tưởng của Heidegger, để mô tả cuộc hành trình tới cư ngụ bình an. Tác giả cố gắng làm sáng tỏ hay mang ra ánh sáng những khúc mắc, khó hiểu và bí nhiệm của những lời giảng dạy đó. Tác giả nhắn gởi một mô tả rõ ràng và dễ hiểu.

 

     Đạo Thư như vậy là tổng hợp những lời giảng dạy ưu tú đã được làm sáng tỏ của nhân loại chung quanh vấn đề cư ngụ bình an. Ngày nay trước một thế giới ác quỷ và hoang tàn, trước sự không có Đạo hướng dẫn con người, nhất là thế hệ trẻ, Đạo Thư có thể là một quyển sách đáng được đón nhận.

      

Sách có bán tại  lulu.com

Price: $15.00

Prints in 3-5 business days

"Con người mưu cầu một cư ngụ bình an. Nhưng làm sao thành tựu được mục đích đó? Đạo Thư này cố gắng trình bày con đường (Đạo) dẫn tới cái ước vọng nằm trong đáy lòng của mỗi người."

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 97217)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92700)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91381)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99735)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106465)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91739)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105909)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105458)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127439)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41401)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...