- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM ĐẠO THƯ

26 Tháng Mười Một 20198:06 CH(Xem: 14373)

DAO THU- Tran Cong Tien

    Tiến sĩ Trần Công Tiến mới xuất bản một cuốn sách với tựa đề Đạo Thư. Thư là sách; Đạo Thư là quyển sách bàn về Đạo.

    Tác giả đã có ý định viết quyển sách này ít nhất 19 năm các đây. Xem ra tác giả đã trải qua nhiều suy nghĩ và nhiều đoạn đường.

 

   Ngay từ đầu tác giả đã xác định rõ ràng Đạo là gì. Đạo thường được hiểu là con đường. Chúng ta có đường rộng, đường hẹp, đường quanh co, đường cụt, đường gồ ghề, đường bắng phẳng, đường tử Đông sang Tây... Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này. 

   Đạo cũng thường được hiểu là đường đi hay sự vận hành của vật chất hay sự vận hành của vũ trụ. Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này.

  Đạo cũng được hiểu là cái nguồn gốc tạo dựng nên vũ trụ. Đạo hiểu như Đấng Sáng Tạo hay Tạo Hóa. Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này. 

  Đạo cũng được hiểu là cái toàn thề bao gồm tất cả mọi sự. Mọi vật, mọi người từ đó mà ra và sẽ trở về đó. Đạo Thư không bàn về Đạo trong ý nghĩa này. 

 

  Đạo Thư bàn về Đạo hiểu như là đường đi của con người, nghĩa là cách hiện hữu, cách sống, cách cư ngụ của con người.

    Như vậy tác giả đã quy định rõ rệt mục tiêu của tác phẩm. Tác phẩm bàn về Đạo. Và Đạo đây là sự cư ngụ của con người.

   

   Vậy con người mưu cầu gì cho cư ngụ của nó? Con người mưu cầu một cư ngụ bình an. Câu chúc phổ thông của người Việt Nam "an cư lạc nghiệp" biểu lộ rõ rệt ước mong đó. Tìm đâu ra cư ngụ bình an?

 

   Theo tác giả có hai điểm quan trọng:

 (1) Lối sống tự nhiên hay theo bản năng của con người không đưa lại cư ngụ bình an.

 (2) Lối sống theo văn minh hiện đại của con người cũng không đưa lại cư ngụ bình an.

 

     Lối sống tự nhiên hay theo bản năng của con người là tìm những thỏa mãn tự nhiên của con người. Trước hết con người cần thỏa mãn những nhu cầu thực tế hay vật chất: cơm ăn và chốn ở. Để thỏa mãn những nhu cầu này, con người đi vào tranh đấu kiếm lợi cho mình. Sự kiếm lợi này dẫn tới gian dối và cướp giật, giết chóc.

 

    Thế giới hiện đại cũng theo lợi mà hành động. Nó hợp với lối sống bản năng. Bởi thế nó là thế giới ác quỷ và hoang tàn. Hoang tàng nhắm nói nhân tính của con người đã biết mất rồi.  Hoang tàn là nói đến chỗ cái Đạo của con người đã không còn gì nữa. Con người đang sống, nói theo Mạnh Tử, không khác xa cầm thú bao nhiêu và, nói theo Heidegger, còn ở bên dước cầm thú nữa. Hoang tàn là nói đến sa mạc: sa mạc là nơi không còn sự sống nữa.

 

    Trải qua nhiều năm nghiên cứu tư tưởng của Đức Phật, của Lão Từ, của Khổng Tử, của Chúa Giê-su và của triết gia Heidegger, tác giả vạch ra con đường dẫn tới cư ngụ bình an. Như vậy, theo tác giả, có con đường dẫn tới cư ngụ bình an.

 

    Đức Phật, Lão Từ, Khổng Tử và Chúa Giê-su chắc hẳn không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, tác giả nhìn tư tưởng của các Ngài dưới nhãn quan của cư ngụ bình an. Và cần nhấn mạnh rằng đây là cư ngụ bình an ngay nơi đời này cho mỗi người. Tác giả tuyển chọn những lời giảng dạy của các Ngài, cộng với tư tưởng của Heidegger, để mô tả cuộc hành trình tới cư ngụ bình an. Tác giả cố gắng làm sáng tỏ hay mang ra ánh sáng những khúc mắc, khó hiểu và bí nhiệm của những lời giảng dạy đó. Tác giả nhắn gởi một mô tả rõ ràng và dễ hiểu.

 

     Đạo Thư như vậy là tổng hợp những lời giảng dạy ưu tú đã được làm sáng tỏ của nhân loại chung quanh vấn đề cư ngụ bình an. Ngày nay trước một thế giới ác quỷ và hoang tàn, trước sự không có Đạo hướng dẫn con người, nhất là thế hệ trẻ, Đạo Thư có thể là một quyển sách đáng được đón nhận.

      

Sách có bán tại  lulu.com

Price: $15.00

Prints in 3-5 business days

"Con người mưu cầu một cư ngụ bình an. Nhưng làm sao thành tựu được mục đích đó? Đạo Thư này cố gắng trình bày con đường (Đạo) dẫn tới cái ước vọng nằm trong đáy lòng của mỗi người."

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 202210:36 CH(Xem: 6733)
Nhận được tin buồn: Thân phụ nhà thơ Đặng Hiền, chủ biên tạp chí Hợp Lưu Là Cụ Ông Đặng Văn Ngữ Pháp danh: Minh Pháp Sinh năm Quý Dậu (1933) tại Đà Nẵng, Việt Nam. Đã tạ thế ngày 06 tháng 12 năm 2022 tại California, USA. Hưởng thượng thọ 90 tuổi. Xin thành kính phân ưu cùng nhà thơ Đặng Hiền và tang gia
10 Tháng Mười Hai 20229:31 CH(Xem: 6220)
Nhận được tin buồn Phu quân của Cụ bà Trần Thị Y Cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ Pháp Danh MINH PHÁP Tuổi Quý Dậu (1933) Đã tạ thế ngày 06 tháng 12, năm 2022, tại Fountain Valley, California, Hưởng thượng thọ 90 tuổi.
08 Tháng Mười Hai 202211:58 CH(Xem: 6444)
Được tin thân phụ nhà thơ Đặng-Hiền, Chủ Biên Tạp Chí Hợp-Lưu là Cụ Ông ĐẶNG VĂN NGỮ, Pháp danh MINH PHÁP, Vừa tạ thế ngày 6 tháng 12 năm 2022 tại California, hưởng thượng thọ 90 tuổi .
08 Tháng Mười Hai 202212:26 SA(Xem: 8494)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin cùng thân bằng quyến thuộc: Chồng, cha, ông, và ông cố chúng tôi là:Cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ / Pháp Danh: Minh Pháp / Tuổi Quý Dậu (1933) Đã tạ thế vào lúc 10 giờ 45 phút sáng ngày 06 tháng 12 năm 2022 tại Fountain Valley, California, USA. (Âm lịch là ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) / HƯỞNG THƯỢNG THỌ 90 TUỔI
11 Tháng Mười Một 202212:44 SA(Xem: 7643)
Bình minh bừng lên trên sông Tiền mênh mông. Những con sóng lấp lánh, cuồn cuộn chảy xuôi cuốn theo những bè lục bình như đoàn chiến mã đuổi nhau vô tận về phía hạ nguồn. Ánh ban mai rực lên khắp Cồn Phụng, lên cổng lăng Minh Mạng được đắp vẽ cầu kỳ. Những mảnh thủy tinh hắt ánh sáng sang hàng bần ven bờ sông những đường kỳ ảo muôn màu muôn vẻ làm Mỹ Lan cứ hết nhìn ra sông lại nhìn cảnh vật trên cồn với nhiều tò mò, thích thú.
11 Tháng Mười Một 202212:24 SA(Xem: 7864)
Mưa rơi trong màn hình laptop, tôi thèm nghe tiếng mưa. Đêm nay. Mưa Cali hiếm hoi, cứ như chẳng bao giờ muốn có. Nhưng dù đã cố gắng cách mấy, tôi vẫn không thể nhận ra cái rì rào ướt át, chút rét mướt của gió đêm, qua những giọt “mưa giả”, ” mưa máy móc”, “ mưa trong computer”.
11 Tháng Mười Một 202212:13 SA(Xem: 8507)
Chủ xới bày bàn cờ ra, nó bé lắm, so với bàn cờ thực giấu không cho ai thấy. Những quân cờ Xanh, Đỏ, có những con mã què, có những con tốt thí, có những con xe chạy loăng quăng, cũng có những con pháo chưa châm ngòi đã chực nổ, nổ hơn lựu đạn, nổ hoành tráng hơn mọi hỏa châu, rốc-két, lại có những quân sỹ tả hữu nằm sát soái phủ, thường điếu đóm, tụng ca, lại thêm những quân tượng quỳ, quỳ mỏi gối...
05 Tháng Mười Một 20224:47 CH(Xem: 7996)
đóng chặt cánh cửa, / để lại tất cả sau lưng / như thời đẩy mái ngược dòng / ra đi nhắm mắt hòng thoát
01 Tháng Mười Một 202212:25 SA(Xem: 8350)
Sáng sớm, ông bác sĩ quản lý vào phòng báo tin: sau khi hội ý với các bác sĩ chuyên khoa, tất cả đồng ý để tôi xuất viện vào trưa hôm nay và một tháng sau trở lại tái khám. Thú thực, tôi mừng lắm, nghĩ mình đã được sinh ra lần thứ ba! Lần đầu, vào lúc khởi diễn cuộc Thế Chiến Thứ Hai, Mẹ sinh tôi tại một làng quê thuộc Tỉnh Hải-Dương, miền Bắc Việt-Nam; lần thứ hai cách đây bốn mươi năm, là lúc tôi được phóng thich khỏi trại tù Vĩnh-Quang, một trong những nơi giam giữ các sĩ quan miền Nam, dưới chân núi Tam-Đảo thuộc tỉnh Vĩnh-Phú, cũng tại miền Bắc Việt-Nam. Và lần này, lần thứ ba được sinh ra, là ngày tôi xuất viện, sau một thời gian trị liệu nhiều “gian khổ”, “cam go” tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas.
14 Tháng Mười 202211:28 CH(Xem: 7950)
Năm 2020, đã có một lúc bao nhiêu triệu cư dân vùng hạ lưu sông Mekong thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Bộ Điện Lực Cam Bốt tuyên bố hoãn mọi dự án thuỷ điện trên sông Mekong trong 10 năm tới [1], như vậy là ít nhất có một thời kỳ dưỡng thương cho dòng sông bị đầy những vết cắt do chuỗi đập thuỷ điện của Trung Quốc và Lào phía thượng nguồn. Nhưng rồi mới đây, chỉ hai năm sau, 2022, là một tin chấn động khác: Phnom Penh tuyên bố cho tái phục hoạt / resurrection dự án thủy điện Stung Treng 1.400 MW trên dòng chính sông Mekong phía đông bắc Cam Bốt sát ranh giới với Lào. Dự án này không chỉ sẽ tàn phá sinh cảnh các khu đất ngập được bảo vệ bởi Công ước Ramsar ký kết từ năm 1971, mà còn gây tác hại vô lường trên hai vùng châu thổ phì nhiêu Tonlé Sap và ĐBSCL. Đây là bài đầu tiên trong loạt 3 bài viết nhìn lại toàn cảnh cuộc hành trình gian truân của một dòng sông – Sông Mekong hơn nửa thế kỷ qua.