- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

EM GIẤU NỖI BUỒN NHƯ LÀ HẠT NGỌC

05 Tháng Mười Một 20196:10 CH(Xem: 17751)

nhthoaiVy
Nhà thơ Nguyễn Huyền Thoại Vy

BÀI ĐƯA ĐÓN NGÀY MƯA

Rất nhiều lần ta chờ nhau trước cổng trường
mẹ đón và chờ
con chờ và ngóng
cảm ơn vỉa hè đông có một khoảng trống
cho ta chờ nhau.

Những ngày mưa tối tăm mặt mũi
người chen vai qua cầu
tìm khoảng không bé như bàn tay để thở
nhích từng mẩu kiên nhẫn
chầm chậm
thu gần lại giây phút gặp con.

Từ cách một ngã tư
đã thấy con lẻ loi nép bên cổng
bạn bè được đón về cả rồi
con phụng phịu dỗi hờn
mắt ướt
trời mưa ....

Có những buổi trưa
nuốt vội lưng chén cơm đã nguội
tất tả đưa con qua mấy ngã ba đời
người xe mắc cửi
con thoi mẹ lại qua trên khung dệt thời gian.

nhiều ngày nắng
trời đỏng đảnh đổ mưa
manh áo che nhau mấy mùa thương khó
con níu mẹ băng qua cuộc người.

Bài đưa đón ngày mưa
có phải thơ đâu mà con oà khóc
hôm cậu bạn thân ngoảnh mặt
đem chuyện riêng hai đứa
làm quà mua vui
con phật ý khi mẹ cười
như không
rằng không biết cảm thông
lại kể một câu chuyện khác
của mẹ và bạn ngày xưa
sau này con sẽ hiểu ...

Bài đưa đón ngày mưa
có phải khúc sơn ca đâu mà con nghêu ngao
hát như con sông sau ngày bão
những giai điệu cuộn lên phía sau lưng mẹ
sau năm ngón tay đan
dệt sợi tầm mưa.


Nguyễn Huyền Thoại Vy

 (ĐN, 1/11)



DỤ NGÔN

Tháng mười lao vụt qua
con dốc nghiêng mùa đông đổ bóng
trên mái hiên rợp lá sầu đông
bầy sẻ về an trú.

Tháng mười đã cạn hơi thu
cốc hồi hoàn nằm im lìm
trên chiếc bàn độc chưa trải khăn
lọ gốm chơ vơ một cành hoa cúc
đóa họa mi úa tàn
lơ đễnh ngả mình về phía mùa thu
gửi hắt hiu một màu hoa cũ.

Tháng mười hát trên ngọn sầu đông
và tặng ta trái táo dì ghẻ
nửa tuổi trẻ bầu trời khát vọng
nửa kia xanh xao khăn gói theo về.

Hái mùa đông và dụ ngôn tháng mười
sau cánh cửa mùa thu
chỉ còn heo may ngoái lại
trên ngọn lau lách buồn.

Tháng mười đi qua thời trẻ dại
hoa cúc mùa thu vàng cho ai nữa
bài thơ xưa không đổi được cơm áo
ngàn ban mai thua cuộc một chiều mưa
chẳng còn ai đi vừa chiếc hài bảy dặm
đuổi cho kịp tháng mười

trái sầu đông đã chín môi người
trên nhành uyên ương thảo
đóa tường vi e ấp bên hàng rào
vì ai mà nở muộn
lặng lẽ sắc mộc miên
nhoi nhói đỏ như gai đâm vào ngực
rỏ xuống giọt giọt ưu phiền
cạnh ngôi đền lãng quên.

Nguyễn Huyền Thoại Vy

(ĐN - Tháng 10)



BIỆT KHÚC THÁNG CHÍN

Em ru gì năm tháng úa màu
mùa thu cũ lên xanh cánh gió
hạt mưa vỡ trên từng bước nhỏ
xin mỏi mòn còn ngoái nhìn nhau.

Em giăng mưa khắp lối hoa sầu
thành trăm ngàn võng tơ lưới nhện
trên ngọn heo may mù sa vẫy gọi
nhắc tên năm ngón lụa mềm
chải đời nhau tóc rối ...
anh bám vào muội tro tàn lửa
nhóm lên từ muôn kiếp mồ côi.

Tháng chín buồn thiu
ngủ trên mảng rêu ẩm mục
trượt dài bờ đá xanh tạ tội
tháng chín mòn như bánh xe ngày đói 
dạo khúc lăn trầm nhìn xuống đời nhau.

Bầu trời giữ lại những đám mây thất tán
từ lâu
đã thiên di về miền đất hứa
dẫu mai sau sự thật còn một nửa
vẫn giữ hộ nhau ánh trăng ngời sáng
cạnh ngôi đền đức tin.

Nghìn năm sau
trên thập tự lãng quên
xin ân cần đóng đinh câu rút
miên viễn ngực trầm xanh,
biệt khúc tháng chín
và những ngày thánh thiện

lời nguyền ngày ta vô nhiễm
với buồn thương lặng lẽ tháng mười.

Nguyễn Huyền Thoại Vy

2019.(Viết giữa giờ ra chơi)



KHÔNG ĐỀ CHO MAI SAU

Viết tên anh trên cát
sóng xoá nhật ký bờ
Viết trên trang giấy mỏng
nhoè mực cả bài thơ

Viết tên trong giấc mộng
lệ thấm ướt gối chăn
Viết lên ngày hư không
buổi chiều in trên vách
Nỗi buồn thì trổ lạch
nghiêng về phía không anh.

Viết vào một khoảng xanh
bầu trời ngân trong mắt
Bao nhiêu lời chân thật
viết vào tận đáy lòng.

Như con nước xuôi dòng
Dẫu qua bao ghềnh thác
Những tháng ngày luân lạc
vẽ trên đường chỉ tay
Nhân danh sự đổi thay
khi tâm cùn trí cạn.

Viết tên anh lên trán
ngày cũng vừa sang trang
Sầu nhân thế mênh mang
viết trên đời lữ thứ
Mùa thu còn tình tự
vẽ nên trời lập đông.

Lá vẽ mình thong dong
Vàng rơi trên mái phố
Em tóc mai gót nhỏ
Níu tình anh xuống dòng.

Nguyễn Huyền Thoại Vy

 

EM GIẤU NỖI BUỒN NHƯ LÀ HẠT NGỌC

Nỗi buồn em chưa bao giờ cũ
Em giấu nó như trai ngậm ngọc
Như cầu vồng sau mưa
Em giấu nỗi buồn từ sáng qua trưa
Chiều tà và đêm xuống ...

Nỗi buồn em làm tổ
Như con sâu ngủ muộn trong kén
Hoá tằm nhả tơ.

Em giấu buồn như nâng niu nụ hoa
Ban mai xoè những búp nõn
Như khoáng chất chôn sâu
Những hạt bụi đen qua triệu năm áp lực
Chịu đựng nỗi buồn nung chảy
Trầm tích kim cương.

Em giấu nỗi buồn như là
Hạt sương
Tan trên cỏ, ...
Em giấu nỗi buồn như là viên ngọc
Như em cất giấu mình.


Nguyễn Huyền Thoại Vy

(6/ 2019)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33857)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33580)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31764)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36303)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34601)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37224)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32159)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37672)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34612)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35141)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.