- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

EM VÀ NỖI BUỒN

19 Tháng Mười 20192:19 CH(Xem: 19080)

anh TNT
Đời người như sương sớm - ảnh EDE

 

LÁ NÕN

 

Gió thơm ngực cỏ non tơ

Mùa xanh lá nõn ngẩn ngơ đêm này

Nụ hồng rạo rực bàn tay

Bồn chồn nhựa ứ hàng cây cúi đầu

 

Ngủ đi em

                    Đất đã đẫm ngâu

Lời ru lá đổ đẫm sầu phù du

Võng ru nhịp võng hoang vu

Bóng ru chợt bóng ngàn thu ngậm ngùi

 

Trăng tàn dỗ giấc mồ côi

Nghe đau chân cỏ bên đồi dế kêu

Nghe từng vốc đất tịch liêu

Thinh không rạn vỡ lệ xiêu bước người

 

Ngủ đi em

                   Môi mỉm nụ cười

Lúm đồng tiền ấy đánh rơi chốn nào

Nụ hồng kia mãi ngọt ngào

Nhân duyên… lá nõn xôn xao gọi mùa

 

Trần Quang Phong

 

 

 

GÓC RỪNG

 

n náu góc rừng

Nuôi dưỡng nỗi đau

Vành trăng cong dấu hỏi

Em có về phố xưa?

 

Mù tăm mùa áo trắng

Lửng lơ cuộc tình trong veo sương mùa hạ

Tiếng ve rơi nơi nào

Ai cúi nhặt dấu chân?

 

Cánh đồng sóng sánh vàng

Cây xanh lưng đồi khao khát

Đêm mưa nỉ non

Đất dỗi hờn

Người thầm thì cùng bóng

Em có về lối cũ?

 

Hoa đào rưng rưng hiên nhà ai

Rơi lặng lẽ

Đốm lửa góc rừng

Ấm áp lều khuya

Khói hương quấn quýt

 

Trần Quang Phong

 

EM VÀ NỖI BUỒN

 

Tôi vẽ nỗi buồn

Bút gió lạnh buốt

Mực mưa trong suốt

 

Ngọn gió rì rào hàng cây xanh cội rễ, lác đác lá vàng rơi vào thân phận đa đoan, bóng người mồ côi con đường xao xác, lạc nẻo về về quê xứ.

 

Giọt mưa thinh không chiều tha hương, hiên nhà ai ngậm ngùi chờ đợi, bầy trẻ thơ rượt đuổi tiếng cười lửng lơ, những bàn chân khỏa thân tung tóe ký ức.

 

Tôi vẽ khuôn mặt em

Mực xanh búp nõn

Bút hồng xôn xao

 

Cánh mày huyễn hoặc cong vắt mảnh trăng non, bầy chim én rủ nhau về ẩn náu. Giấy trắng nhân duyên dỗi hờn thuở ấy, dấu hài lan tinh khiết tiếng chuông trăng.

 

Ngọn gió heo may chải tóc, bụi hồng buông tiếng thở dài, đôi môi đỏ thị phi rạo rực, vầng trán trong veo chìm khuất vào mây.

 

Nỗi buồn mềm mại như môi em

Nồng nàn nụ hôn như da thịt trăng rằm

Tôi úp mặt vào ngực cỏ

Nghẹn ngào khuôn mặt sơ sinh

  

Trần Quang Phong

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98826)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32261)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110666)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128067)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84045)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.