- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NHẬT QUANG

03 Tháng Mười 20198:44 CH(Xem: 18181)


nhat quang (sai gon)
Nhật Quang (Sài Gòn)

LTS: Nhật Quang là bút hiệu của họa sĩ Nguyễn Nhật Quang, hiện làm việc tại Sài Gòn, lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quý bạn đọc những bài thơ của Nhật Quang.

Tạp Chí Hợp Lưu

 

TỰ TÌNH ĐÊM

 

Đã mấy mùa?

Hồn khoác màu đêm khắc khoải

Đợi hiên trăng vảng vất ngát

Hương Quỳnh

Vẳng trong gió thầm thì…

Thu man mác

Khói môi mềm

Vẩn quanh quẩn đời trôi

 

Đêm…

Ngồi ngắm những vì sao đổi ngôi

Trên vạt cỏ non

Tiếng côn trùng rên rỉ…

Đêm buông chùng

Mắt cuồng thâm phố vắng…

Quạnh dấu chân về

Sương buốt lẻn vào tim

 

Phố đã ngủ

Hàng đèn vàng đứng lặng im

Sao người chưa ngủ

Chắc cùng ta thao thức?

Khi bóng tối vỗ về

Đêm Nguyệt thực

Mắt mỏi

Bồi hồi…chờ tia nắng hừng đông.

 

                           Nhật Quang

                           ( Sài Gòn )

 


ĐÊM XANH

 

1.

Đèn phố vàng

đêm long lanh

xòe tay hứng

vì sao xanh góc trời

lung linh

trong mắt em ngời

vu vơ

rụng xuống

đêm vời vợi…yêu

 

2.

Trăng soi

đôi bóng dập dìu

gió đùa váy thắm

yêu kiều nét son

lưng ong

thắt đáy dáng thon

khát khao…

bao gã mắt mòn

thầm mơ…

 

3.

Đêm hong dấu ái

môi chờ

nhắp say men ủ

đôi bờ ngực thơm

tay mơn trớn

giấc chập chờn…

khép khuy áo mộng

dỗi hờn…đêm xanh.

                           Nhật Quang

                           ( Sài Gòn )

 

TÌNH KHÚC THÁNG CHÍN

 

Hạ còn vương bên thềm giọt nắng

Hoàng hôn rơi, mây tím chiều phai

Qua đêm dài bình minh gọi ban mai

Có hương gió Thu về man mác

 

Bên hiên lá úa màu lác đác

Gọi Thu vàng, đóa cúc lao xao

Nghe bâng khuâng kỷ niệm hôm nào

Ta bên nhau, đêm mộng đầy vương vấn

 

Quán khuya, ly Cà phê nồng ấm

Ngọt môi hôn, ánh mắt thầm trao...

Phút bồi hồi, lòng anh chợt xuyến xao

Yêu em lắm, nhưng nào đâu dám ngỏ...

 

Lời yêu thương anh ướp nồng trong gió

Gởi về em hương tình thắm lung linh

Đôi má hồng em rạng rỡ cười xinh

Anh bỗng thấy rưng rưng niềm hạnh phúc

 

Em ơi! Vườn Thu vẫn vàng hoa cúc

Hương tình vẫn ngan ngát thiết tha

Mùa Thu đến ươm vạt nắng chan hòa

Anh nhớ mãi khúc tình ca tháng chín.

 

                            Nhật Quang

                             (Sài Gòn)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98807)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32238)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110658)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128058)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84029)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.