- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT CUỐN SÁCH

09 Tháng Bảy 201911:36 CH(Xem: 15818)

mot cuon sach

Đọc xong cuốn sách về một con người đã chết cách đây hơn nửa thế kỷ khi còn đương xuân, đương ở những năm tháng tiềm năng nhất về sức lực và trí lực, tự tôi dằn lòng nở một nụ cười lớn hạnh phúc cho riêng tôi.

Trầm mặc, bùi ngùi, thương xót, đau khổ, nhỏ lệ là một phản xạ nhân bản, hoặc, tệ hơn, một biểu hiện bề ngoài, rất đỗi tự nhiên của con người trước cái chết của con người. Cái tự nhiên đó dường như đã khiến chúng ta quên mất một điều, đối với con người sự hệ trọng nhất không phải sống hay chết mà là đã sống ra sao và được chết như thế nào. “đã sống ra sao” là sự nỗ lực hay thiếu nỗ lực để sống cho xứng với tên gọi Con Người. “Được chết như thế nào” là “tử bất kỳ”, là điều không phụ thuộc vào ý muốn của chúng ta. Nhưng tư thế của người chết, tinh thần của người chết, bi tráng, lẫm liệt hay vật vã, bi lụy, luôn luôn khiến những kẻ đang sống phải suy nghĩ. Một con người có tầm vóc hiếm có, chỉ được sống một cuộc sống ngắn ngủi so với tha nhân, đã luôn trăn trở, nỗ lực, chịu đựng trong âm thầm cho tới tận lúc chết để bước và vươn cao hơn trên những bậc thang về cả trí tuệ lẫn nhân phẩm, được biết một Con Người như thế trong một cuộc đời còn nhiều ô trọc tại sao ta không hạnh phúc?

Nhưng cuốn sách không chỉ khiến ta phải ưu tư về đời người, không chỉ làm ta ngưỡng mộ, rung cảm về một cá nhân, một Con Người, một đồng bào máu thịt, cuốn sách còn cho ta những cảm nhận vô cùng sống động tới mức như được sống hoặc được sống lại với một thế hệ thanh niên của dân tộc Việt Nam trong một không gian, một giai đoạn đặc biệt. Đó là phần lãnh thổ phía Nam của Việt Nam trong thời hậu thuộc địa với một chính thể phi cộng sản. Đối với những người đã từng sống trong không gian đó, chế độ đó, cố nhiên cuốn sách sẽ làm hiện lại những ký ức vui buồn, những kỷ niệm sôi nổi, thân thương của một thời - thời Việt Nam Cộng Hòa.

Đối với những người, do tuổi tác hoặc do biến cố chính trị, chưa có cái may mắn được sống trong chế độ đó sẽ thấy cuốn sách là một tư liệu trung thực, nghiêm cẩn để hiểu thêm, hiểu đúng về một xã hội, một chế độ chính trị do chính người Việt Nam chúng ta đã tự tìm tòi, xây dựng và bồi đắp hướng theo nhân bản, dân chủ đích thực bất chấp nghịch cảnh. Cái chế độ đó, xã hội đó, đương nhiên, không hoàn hảo, nhưng những gì, chỉ những gì được các tác giả kể lại, ghi lại một cách đa chiều, chân thành, chừng mực, cũng cho tất cả mọi người Việt Nam có lòng thành thật phải thấy ngay rằng rất nhiều điều quý giá, quý giá một cách cơ bản lẽ ra chúng ta đã phải có vẫn không có.

 Đối với những người đã từng đọc nhiều về ký ức chiến tranh, về văn chương Việt Nam đương đại qua ngả phi chính thống sẽ được gặp lại những chứng nhân có những bút lực thâm hậu như Phan Tấn Hải, Phan Nhật Nam, Trần Mộng Tú, Trần Hoài Thư, cùng nhiều nhân chứng lịch sử khác. Đặc biệt, đối với một số thanh niên Việt Nam hôm nay – những người vẫn giữ được sự bén nhạy của lương tri – có thể thấy những gợi mở, cảm hứng, sức mạnh đặc biệt không bao giờ có thể tìm thấy trong học đường, trong sách vở của chế độ hiện hành; hoặc chỉ đơn giản họ sẽ có thêm nghị lực cho một vài khó khăn, lúng túng thường có của tuổi trẻ, rồi để đến một ngày, một ngày nào đó, sẽ cũng ra đi – chia tay cuộc đời trần thế. Đương nhiên, một cuốn sách được thai nghén từ sự trăn trở bởi Con Người, của Con Người, cho Con Người, và riêng tư hơn, vì sự tồn vong của một Dân Tộc sẽ phải mang lại nhiều suy tư, hệ quả hơn rất nhiều những gì vừa được chia sẻ.

Đó là cuốn sách Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn – Người Đi Tìm Mùa Xuân của một nhóm tác giả do Ngô Thế Vinh chủ biên, được ra mắt vào đúng ngày 30 tháng Tư năm 2019. Đối với riêng tôi, cái nhan đề mộc mạc, bình dị này hoàn toàn tương hợp với tinh thần, nội dung cao cả của cuốn sách và nhân vật của cuốn sách. Sự cao cả luôn bình dị.

PHẠM HỒNG SƠN

 07/07/2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 95176)
...Người khách đầu tiên tìm đến là một gã đàn ông lùn tè lùn tẹt, gã hỏi mẹ chị đi ”tàu nhanh” giá bao nhiêu? Mẹ chị ngớ người không hiểu, hỏi lại gã tàu nhanh là gì? Gã văng tục:” Đ... mẹ, làm đĩ mà không biết tàu nhanh!”. Mẹ chị nói với gã lần đầu tiên đi bán mình nên chưa biết, gã giảng giải cho mẹ chị, đi tàu nhanh nghĩa là “làm” một cái thôi, giống như ăn bánh trả tiền, còn đi” tàu chậm” là qua đêm, “làm” bao nhiêu cái thì “làm”...
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114623)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87916)
“Theo Trần Trọng Kim nhận rằng thơ là của Lý Thường Kiệt. Nhưng nói chắc là Thường Kiệt làm được thơ thì không có gì làm bằng cứ”[15]. Sau này, Bùi Văn Nguyên phân tích các cứ liệu và đoán định rằng: “Như vậy tác giả bài thơ “thần” này là khuyết danh”[16]. Bùi Duy Tân tiếp tục hướng này và chủ trương rằng “bài thơ này nên để khuyết danh tác giả”[17]...
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 74917)
Hắn tỉnh lại đột ngột. Bốn năm người thanh niên đang kéo hắn ra từ dưới lườn xe. Hắn nếm được vị mặn và máu, một đầu gối bị đau, và khi bị nhấc bổng, hắn phát rên, không chịu nổi sự đụng chạm trên cánh tay mặt. Những tiếng nói như không thuộc về những khuôn mặt treo ở trên hắn đang bông đùa vỗ về và bảo hắn yên tâm.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83272)
Khi tòa báo đề nghị tôi tham gia viết về các nhà văn mà giá trị được cường điệu cao hơn giá trị thật của chính họ, tôi đã nghĩ sẽ từ chối. Tại sao phải tự mình tạo thêm kẻ thù một cách miễn phí? Rồi Robbe-Grillet xuất hiện trong đầu.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 91743)
Sư thày trụ trì ngôi chùa làng là người có học. Chẳng bao lâu hắn đã có thể trò chuyện như một người bạn tâm giao. Giáo lí nhà phật trong nhiều năm đã trở nên mờ nhạt với tuyệt đại đa số những con người tất bật với cuộc sống hôm nay. Cái hiểu biết về đền chùa miếu mạo của hắn cũng chỉ dừng ở mức không nhầm lẫn giữa nơi này với nơi khác. Bởi thế được trò chuyện với sư thày mỗi tháng vài lần là điều làm hắn vô cùng thích thú.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 111032)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 100415)
Hoa ôm cứng lấy tôi. Hoa bảo: Hãy yêu Hoa đi. Nắng buổi chiều chiếu rọi xuyên qua bản vẽ làm rách nát từng đường trên cơ thể Hoa. Tôi nằm dát người trên chiếu, nghe tiếng súng nổ và hiểu Đà-nẵng đang cơn hấp hối.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109606)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86991)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.