- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÔNG HOÀI VÀ LÒ GẠCH CŨ

21 Tháng Sáu 201911:11 CH(Xem: 19996)



HoiAn- photo UL
Hội An - ảnh UL

SÔNG HOÀI

 

Phơ phất nắng trong cửa hàng lưu niệm

anh mua con thuyền sang bên kia sông

em ngày trước để bây giờ sau trước

một mình anh rời rạc với sông Hoài

 

như làn gió đang sẵn lòng xõa tóc

như cành cây chỉ định chỗ em ngồi

ban công ấy chừng như anh lỗi hẹn

chừng như em và phố đã giao hòa.

 

Nếu biết được anh một mình trên phố

em có tịch thu tất cả buổi chiều này?

 

Hội An 2016

 

LÒ GẠCH CŨ Ở MANG THÍT

 

Những vòi vọi cao

những rười rượi buồn

chảy vào sống lưng anh là khói

 

như pháo đài đang chực tấn công

lò gạch cũ loang tàn

- Em sẽ dịch nó là gì sang tiếng Anh?

 

Hàng ngàn vạn chiến binh chữ nhật

bổ đi trấn giữ vùng đất này

không trở lại

 

những viên gạch thiếu tuổi lửa

chẳng vì sao

vỡ nát dưới chân lò

dâng phế phẩm

hoang hoang lạnh cuối

cuộc trở về dài hơn cuộc ra đi.

 

Đã xa em vài lần trong đời

hai chúng mình cũng chưa từng hò hẹn

anh thấy mái ngói ngôi nhà em đang cháy dở

đang đun nồi lá xông hay đun nước gội đầu.

  

 

 

BA TIẾNG GÕ

(Knock Three Times)

 

Mùa đông để lại ba tiếng gõ

một tiếng gõ vào đất

đất tiết hương vị kỷ

một tiếng gõ vào cây

cây phát lộc chuông non

và một tiếng gõ vào đâu đó …

 

đâu đó

người con trai lên rừng giữ biển

người con gái kéo trăng liềm gặt cánh đồng thiếu nữ

tiếng động rầm trên đôi môi hình khoen

 

đâu đó

giấc mơ của người này sau thất bại của người kia

ánh lửa chớp lập lòe đêm giáo mác

say và cay đều lên đỉnh u trầm

 

đâu đó

trong thành phố của tôi vẫn cung điện mùa hè

tiếng rao bán cái gì không rõ nghĩa

người ta vừa xây thêm cầu vượt để giải quyết tắc đường

 

đâu đó em và phép giả mạo từ

câu thơ buộc giày tạm thời mất trí

như sực nhớ ra điều gì mà ý nghĩ lại trong veo.

 

THƠ TÌNH CHO ALPHA

 

Thức giấc đi em!

mùa thu về trên nóc những ngôi nhà không cùng chung tiếng nói

thành phố thở qua từng con đường chật

anh nhốt tuổi thơ anh trong chiếc hộp bảy chiều

 

góc phố đêm, anh cầm tay em

trăng rụng đầy người lao công đang quét.

 

Thức giấc đi em!

sáng nay tin bão về trên báo

ngư phủ ra khơi hôm trước chưa thấy trở lại bờ

chắc họ đã neo thuyền ở Trường Sa

 

biển lấn dần đến mép cửa nhà em

anh đẩy sóng và em đừng mở cửa.

 

Thức giấc đi em!

đừng hỏi gì về số phận

có bàn tay vô hình đang lắp ghép chúng ta

những logic cuộc đời phi lý giải.

 

Thức giấc đi em!

dẫu niềm tin trong đêm bị đánh cắp

vẫn còn nhiều hy vọng buổi sớm mai

tia nắng nhọn châm vào ta ánh sáng.

 

CHẠM & VUỐT

 

Chạm & vuốt

thế giới ảo

thời gian thực

bàn tay kết nối bàn tay

 

thử gửi tin nhắn cho người bạn đã chết

nhận lại chiếc lá mùa đông rơi ngoài cửa sổ.

 

Chạm & vuốt

ngược về kỷ Jura xem lại những địa tầng

những cánh hoa mỏng tang hóa thạch

loài khủng long hóa thạch

nước mênh mông, biển không có thủy triều

ngày mặt trời khát máu

đêm đặc ánh trăng đen.

 

Chạm & vuốt

thử tìm mình ở tận mai sau

thấy mình không có xương

thấy mình không có thịt

như tồn tại chỉ là điều cắc cớ

nỗi cô đơn cũng có thể không còn.

 

Chạm & vuốt

cắt dán đường viền quanh tấm ảnh trắng đen

giọt nước mắt em mặn nhòa phím chữ

kéo hạnh phúc về phía mình

thả nỗi buồn vào quá khứ

đợi em đến trên chuyến bay cuối tuần

 

chạm & vuốt

mở từng nút thời gian

tìm em.

 

PHAN THANH BÌNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6371)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6384)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6265)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7264)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6934)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 7136)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6776)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7671)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7242)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6647)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi