- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thêm Một Tài Liệu Quý Về Chuyến Đi Pháp Năm 1863 Của Sứ Đoàn Phan Thanh Giản

25 Tháng Năm 20197:59 CH(Xem: 16926)


LE PAYS-phanthanhgian

[Dưới đây là bài đăng trên báo Le Pays ra ngày thứ ba 18/8/1863]


Như báo chúng tôi đã đưa tin về chuyến viếng thăm của phái đoàn ngoại giao của xứ Nam Kỳ, khởi hành từ Huế và sẽ đến Paris vào đầu tháng 9 năm 1863. Dưới đây là danh sách của phái đoàn do vua Tự Đức chỉ định theo sắc chỉ của nhà vua ngày 27 tháng 6 năm 1863:

- Chánh sứ Phan Thanh Giản, Hiệp biện Đại học sĩ, Kinh lược sứ Nam Kỳ, tòng nhất phẩm.

- Phó sứ Phạm Phú Thứ, Tả Tham tri bộ Lại, tòng nhị phẩm.

- Bồi sứ Ngụy Khắc Đản, Án sát sứ tỉnh Quảng Nam, tòng tam phẩm.

Phụ trách việc quà tặng là Lang trung bộ Công Nguyễn Văn Chất, tòng tứ phẩm.

Hai thư ký của phái đoàn là:

- Viên ngoại lang bộ Binh, Hồ Văn Luông, tòng ngũ phẩm.

- Viên ngoại lang bộ Hộ, Trần Văn Cư, tòng ngũ phẩm.

Bốn quan văn:

- Quan văn bộ Lễ, Hoàng Kì, tòng lục phẩm.

-Thừa vụ lang bộ Hộ, Tạ Huệ Kế, tòng chánh lục phẩm.

- Quan văn bộ Lại, Phạm Hữu Độ, tòng chánh thất phẩm.

- Quan văn bộ Hình, Trần Tề, tòng chánh thất phẩm.

Thông ngôn:

Nguyễn Văn Trường.

Hai quan võ:

Quản cơ Hồ Văn Huân, Nguyễn Mậu Bình, cả hai có tòng tứ phẩm.

Bốn võ quan tùy tùng:

Phòng ngự sứ Nguyễn Hữu Thần, Võ công đô úy Lương Văn Thế, Nguyễn Hữu Tước và Nguyễn Hữu Cấp, tất cả có tòng ngũ phẩm.

Hai thầy thuốc:

Nguyễn Văn Huy và Mo Van Nuhan [Ngô Văn Nhuận], tòng thất phẩm.

25 binh sĩ và nhân công, một thuyền trưởng.

19 người giúp việc trong đó có 4 người phục vụ Chánh sứ, 4 người phục vụ Phó sứ và Bồi sứ, 11 người còn lại phục vụ những quan chức khác trong phái đoàn. Tất cả có 63 người.

Tặng phẩm của phái đoàn mang theo 68 kiện với 1 cái kiệu và 4 cái lọng. Dành tặng cho nước Pháp 44 kiện cùng kiệu kèm 4 lọng. Còn lại 24 kiện là quà tặng cho nước Tây Ban Nha.

Hàng hóa đi theo với phái đoàn gồm có 100 kiện, 500 bao gạo, lợn và gia cầm.

Danh sách những người Việt từ Nam Kỳ thuộc Pháp đi Pháp với sứ đoàn của vua Tự Đức:

Thông ngôn hạng 1: Petrus Key [Trương Vĩnh Ký], dạy học ở trường Thông ngôn tiếng Pháp.

Thông ngôn hạng 2: Petrus Sang.

Ký lục hạng 1: Bá Tường, Đốc phủ Tân Bình.

Ký lục hạng 2 tên Hiên, ký lục làm việc ở bộ Tổng Tham mưu.

Hai học sinh trường Giám mục Adran [Pierre Pigneau de Behaine – Bá Đa Lộc]: Trần Văn Luông, con trai của Huyện Cả, Simon Của.

Ba người hầu.

*Báo Le Pays có quá trình xuất bản từ năm 1848 đến năm 1914. Đây là tờ báo chính thức và làm công việc ngôn luận của nền đệ nhị cộng hòa Pháp kéo dài đến năm 1870.

 

Phạm Phú Cường (chuyển ngữ)

 

LE PAYS-phanthanhgian 2

Nguồn: VĂN VIỆT

http://vanviet.info/tu-lieu/thm-mot-ti-lieu-qu-ve-chuyen-di-php-nam-1863-cua-su-don-phan-thanh-gian/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 112675)
K hông còn gọi là vũ khí, một khẩu colt giữa điệp trùng AK chỉ còn để yên tâm biết trong tay có bạn giữa mịt mùng núi rừng không tìm ra lối đi
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 78452)
... D ạo ấy tôi là người yêu của lính. Ban đầu là thiếu úy thông dịch viên chiến trường, xong tụt xuống chuẩn úy Quân Trường Thủ Đức, rồi leo lên trung úy Quân Y, chặp sau đại úy Hải Quân, cuối cùng trở lại hàm thiếu úy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. [...] Mấy tay này, tiếc thay, chết như sung rụng. Tôi ôm nỗi buồn góa phụ cô đơn rên rỉ nhạc Trịnh anh nằm xuống sau một lần đã đến đây ...
02 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111440)
l úc chúng mình cùng ưu tư chung một đoạn cuối tiếng ve rền nuối tiếc em lẩm cẩm hỏi về điều kỳ diệu của mùa xuân tôi vội nén lại một mùa xuân thất sủng...
01 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 78967)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91690)
C on gái lớn của chúng tôi lấy chồng đã nhiều năm, có hai con. Ông bà thông gia theo đạo Phật. Ông là cư sĩ của một đạo tràng và ăn chay trường từ mấy chục năm qua. Vốn là một dược sĩ, nhưng ông lại nghiên cứu về đạo Phật và có bằng cử nhân Phật Học của trường đại học Vạn Hạnh, Saigon. Kỳ nào có ông đến giảng pháp lý là được nhiều người đến đón nghe. Chúng tôi không phải Phật tử thuần thành, nhưng mỗi năm cũng đi chùa mươi lần và ít khi bỏ lễ Giao Thừa trong đêm trừ tịch.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 97296)
T ôi sinh năm 1991 — năm Liên Xô tan rã, người bố quân nhân oai hùng của tôi phải rời quân ngũ vì có người thân vượt biên, hoen ố lí lịch trong sạch mấy đời bần nông của gia đình.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113688)
(tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang) đ à lạt của một thời mệt nhọc một thời chiến tranh đi qua tuổi trẻ việt nam những đêm thức trắng
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89644)
L ời tác giả : Viết Ký ức Hà Nội, tôi xem như là một sự đối thoại với Hà Nội, ba mươi sáu phố phường của chị Ban Mai. Cái nhìn của tác giả Ban Mai là của một người phương Nam về Hà Nội với nhiều suy nghĩ và ưu tư. Còn tôi, là cái nhìn của một người trẻ đã từng sống và học tập ở đây...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 99077)
T ôi và nhà thơ Trần Hữu Dũng hiện lưu giữ khoảng 200 số tạp chí Văn, nói không phải “khoe”, đó là một số lượng không phải nhỏ. Có người gạ mua với giá cao, nhưng tôi không bán, bạn tôi tiến sỹ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu yêu đồ cổ nói bán làm gì; dĩ nhiên có thể copy lại để lưu giữ, tuy vậy đọc bản chính vẫn sướng hơn.
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 120243)
Đ ời sống có khoảng nào cho riêng em Cho chiều nắng dịu dàng như lụa Tất cả lấp lánh sáng Tranh vẽ cũng cần màu nóng màu lạnh Em chọn màu bí ẩn mộng mơ...