- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MIỀN BỤI ĐỎ

13 Tháng Năm 20199:17 CH(Xem: 18577)


QUA SONG -anh UL
Qua sông- ảnh UL

 

 …Trong miền bụi đỏ mơ hồ đôi mắt ngây thơ vương giọt nước mắt làm dịu cái oi bức mùa hè cứ ám ảnh tôi qua bao giấc ngủ

Quãng đời ấy thật sự ngọt ngào. Chúng tôi đến trường trước hết là học làm người, sau đó mới là kiến thức. Tôi vẫn nhớ như in những câu cách ngôn mà mỗi sáng thứ hai thầy trang trọng viết lên đầu bảng và giảng giải ý nghĩa của nó cho cả lớp cùng nghe. Những câu ca dao, tục ngữ nói về công ơn cha mẹ, đối nhân xử thế, kính già yêu trẻ…Tất cả đều có mục đích hun đúc nhân cách con người và lòng yêu thương đồng loại. Chúng tôi chỉ là những đứa trẻ, nhưng khi nghe quốc ca đều đứng yên nghiêm trang, ngang qua đám tang ngã mũ thành kính nhường đường, gặp thầy cô vòng tay cúi chào, dắt tay đưa cụ già sang đường khi xe cộ ồn ào tấp nập.

Sau những giờ học vất vả và nghiêm túc là khoảng thời gian rong chơi vui vẻ. Chúng tôi đánh đáo, bắn bi, tắm biển, thả diều…Những ngày hè với hoa Phượng và Ve ran là những ngày thần tiên. Vất sách vở qua một bên, chúng tôi tụ tập nhau làm những cuộc thám hiểm nhỏ, khi thì trèo núi, khi thì đánh trận giả, hoặc lãng mạn hơn lúc có các cô bạn gái, chúng tôi lang thang trên bờ biển cát trắng phau nhặt vỏ sò, vỏ ốc. Mãi chơi quên cả hoàng hôn , khi bóng tối ùa về, cả bọn lại ba chân, bốn cẳng chạy về nhà chịu một trận no đòn. Nhưng không sao cả, ngày mai lại cứ thế mà tiếp tục…

Những kì thi lục cá nguyệt căng thẳng và nghiêm túc, đứa nào đứa nấy thức cả đêm để ôn bài, mặt mày phờ phạc. Chẳng ai nghĩ đến chuyện quay cóp, liếc mắt nhìn bài bạn bên cạnh là xấu hổ lắm rồi. Kết quả đương nhiên là có cao thấp. Nhưng không sao cả, lại an ủi nhau kì sau sẽ cố gắng hơn. Và tất cả lại dắt díu nhau tham gia những trò chơi mới mẻ.

… Tôi vội vã nhặt sách vở rơi tung tóe dưới đất đưa cho cô bé đang giận dỗi nhìn tôi. Đôi bàn tay chạm nhẹ, cả hai cùng ngượng ngịu

Một thế giới khác, thế giới kì diệu và hoa mộng của sách mở ra trong mắt của những đứa trẻ đang thụ hưởng nền giáo dục khai phóng và nhân bản. Chúng tôi đọc truyện tranh, yêu thích xứ sở xì trum, những chú xì trum tí hon hài hước và dũng cảm bên cạnh lão phù thủy Gà Mên độc ác. Chúng tôi mê mẩn chàng cao bồi Lucky Lucke thiện xạ chuyên bắt cướp, mổi lần nổ súng xong là đưa lên mũi ngửi…

Chúng tôi mê ông Duyên Anh, những nhân vật Dũng Đa Kao, Bồn Lừa sống mãi trong kí ức tuổi thơ. Chúng tôi  mê cái lều Tư chăn vịt của nhà văn Lê Tất Điều. Hàng loạt các nhà văn trẻ viết cho tuổi mới lớn như Từ Kế Tường, Đinh Tiến Luyện, Mường Mán…chúng tôi cũng đều tìm đọc một cách thích thú. Những đứa trẻ nửa quê, nửa chợ trao đổi cho nhau những quyển sách cũng như chia nhau bắp ngô, củ sắn. Đôi mắt sáng ngời khi thấy được những quyển sách hay, có khi nhẩn nha đứng cả buổi trước quầy sách báo bên vỉa hè, để ngắm những ấn phẩm vừa mới xuất bản còn thơm mùi giấy mới bằng con mắt thèm thuồng.

Những cuốn sách bỏ túi dễ thương của tủ sách Tuổi Hoa mang đến những câu chuyện tình người cảm động, câu chuyện về những đứa trẻ mồ côi thấm đẫm yêu thương, về những rung động đầu đời trong sáng và ngây thơ của những đứa trẻ vừa mới lớn. Chúng tôi bắt đầu chép lên trang giấy trắng những vần thơ lãng mạn của Nguyên Sa… Aó nàng vàng tôi về yêu hoa cúc, Aó nàng xanh tôi mến lá sân trường, Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương, Tôi thay mực cho vừa màu áo tím… hoặc cảm động hơn là những vần thơ của Trần Dạ Từ…Thuở làm thơ yêu em, Trời mưa chưa ướt áo, Nắng cũng vàng chân thềm, Gió mây lưng bờ dậu… len lén bỏ vào cặp của các cô bạn học. Thế nào rồi chúng tôi cũng nhận được một cái nguýt dài hàng cây số, nhân vật chính thì đỏ mặt, những đứa còn lại rộ cười khúc khích.

…Cô bé dúi vào tay tôi quyển sách… Đọc đi, hay lắm…tôi liếc nhìn bìa là quyển Ví dụ ta yêu nhau của Đoàn Thạch Biền…

Hai đứa cùng nhau đi học, qua những tháng mưa dầm, qua những ngày nắng lửa. Hàng cây Bồ Đề hình thù kì dị che bóng hai đứa bé gầy nhom cần mẫn đến trường. Cái chợ nhỏ xíu  cung cấp quà vặt cho hai cái mỏ chim non. Khi thì que kem, khi thì trái cốc. Nhưng món ưa thích của chúng tôi là bắp nướng mỡ.  Cảm giác thèm thuồng dâng lên mỗi khi nhớ lại. Chiều đông rét mướt, trái bắp nướng nóng hổi thơm phưng phức, rưới lên lớp mỡ phi hành béo ngậy, cắn vào một miếng. Ôi! Thật tuyệt vời…

Và cứ như thế hai đứa lớn lên trong êm đềm mật ngọt…Chúng ta hít thở chung một bầu không khí của trái đát nay, trong hơi thở của tôi đã có hơi thở của em và trong hơi thở của em cũng đã có hơi thở của tôi… Ôi! Ông Đoàn Thạch Biền, ông làm tôi cảm động đến suýt khóc. Cả hai thường hay bối rối, nhìn nhau cười ngượng ngùng. Ngồi bên nhau dưới tán phượng hồng cả giờ mà không đứa nào cất tiếng, chỉ lặng lẽ nhìn những cánh hoa tan tác rơi. Bên kia đường vẳng tiếng hát não nùng…Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua chứa chan tình thương…

Dòng người sợ hãi chạy về phương Nam trong hỗn loạn. Tiếng Đại Bác ầm ì. Máy bay đảo cánh gầm rú trên bầu trời. Bên đường các thứ vật dụng nặng nề nghiêng ngã. Những chiếc xe hỏng máy nằm chỏng chơ. Người ta bỏ, bỏ hết tất cả, hoảng hốt chạy để giữ sinh mạng. Bỏ luôn xác người thân, chỉ kịp thắp ba nén nhang, đặt ba vắt cơm trên đầu dưới hoàng hôn tóe máu.

Trời mưa như trút nước, mưa như chưa từng mưa. Tôi lạnh cóng đứng bên vệ đường. Cô bé nhoài đầu ra khỏi cửa xe. Tôi chỉ kịp thấy hình như đôi mắt vương đôi hạt lệ. Chiếc xe chìm vào trong mưa…

…Miền bụi đỏ có một ngôi trường ấm áp, một xóm chợ hiền hòa, và một cô bé có đôi mắt ngây thơ vương đôi giọt nước mắt…

Tôi lang thang qua bao miền quê hẻo lánh, bao phố thị ồn ào. Sống cùng các cụ nông dân cả đời bám víu vào thửa đất. Uống cà phê cùng đám xe ôm. Cười đùa cùng các cô gái điếm. Trò chuyện cùng bà lão hành khất dưới bóng đèn khuya. Thế giới của đáy xã hội, của tội lỗi. Nhưng đó chỉ là những mụn ghẻ ngoài da. Còn căn bệnh ung thư, những căn bênh nguy hiểm thâm căn cố đế lại nằm ở những nơi sang trọng , đài các…

…Luôn hiện trong giấc mơ tôi một miền bụi đỏ…

 

TRẦN QUANG PHONG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 97217)
H ơi cay của rượu lan dần cổ họng chạy dọc thân thể. Cảm giác đầu lưỡi ngọt dư vị rượu trắng không pha như hôn nhân không giá thú, biết nguy hiểm nhưng vẫn dấn thân. Lâu dần cô ghiền cái hơi của gã, không thể sống thiếu gã. Cô thấy mình bị một sợi dây vô hình thít chặt ngang cổ, càng quẫy đạp càng riết chặt hơn, cô kêu cứu nhưng chẳng ai nghe được bởi gã đã ăn mất lưỡi của cô sau từng muỗng hôn ngọt ngào, gằn xé lẫn khinh bỉ.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 92700)
T rịnh Y Thư sinh năm 1952, tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Tác phẩm đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học xuất bản, 2002; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), lí luận văn học của nhà văn nữ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, 2009. Người đàn bà khác, tập truyện, Thế Giới xuất bản, 2010. Hiện định cư tại bang California, Hoa Kì.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91381)
T răng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99736)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106465)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91741)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105909)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105458)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127439)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41401)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...