- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ LAM HẠNH

20 Tháng Tư 201910:14 CH(Xem: 19176)


hình
Nhà thơ Lam Hạnh

 



LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Lam Hạnh  cầm tinh Quý hợi, sống và làm việc ở Cam Ranh,  Khánh Hòa.

- Được tặng thưởng thơ Sông Hương 2007

- Đã xuất bản tập thơ Ngực Cỏ 2008

Quan điểm thơ :-  Thơ, là những phân mãnh  tồn tại giữa các dòng chữ,  tiếng nói ly khai chống lại sự lãng phí từ ngữ , là những giấc mơ của những âm tiết….

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu Hợp Lưu những thi phẩm của nhà thơ Lam Hạnh.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

CHO MỘT KHỞI ĐẦU

 

Mới

không chờ bụổi xuân áo căng buồm trắng

ngày cỏ biết mắt lá long lanh

ngày sông phơi tiếng trẩm lau lách

 

Mới, cho một khởi đầu trong từng  con chữ

hơi thở em, từng thớ lõi tư duy

tiếng gà khuya, những hòa âm của một biến khúc

ánh trắng của một chòm sao

 

Mới, cho một khởi đầu không nhàn nhạt

những cây cọ và những mặt người không buồn vui

những khuôn mắt hốc tối, những gãy khúc quyên sinh

những mặc cảm tù mù, hoa cứ đắng

 

Mới,

yến tiệc mở vào vô tận kỳ cùng

những vệt chân mây chưa có vệt chân chim

hạt bụi vỡ vào  một loãng chiều

không chỉ là mùa xuân mới dậy

mối tình non…

 

Lam Hạnh

10/3/2019

 

 

 

THƠ TÓC BAY GIÓ ĐÔNG ÙA

Thơ em trộn cát da em trắng
màu  tim tím đỏ hoa xương rồng môi
em ngọt
độ mặn muối biển chiều xanh thẳm
nồng nàn những gió lên và  tiếng chim
bình minh dậy

Thơ em bay, quãng ba dịu ngọt họa mi
dây đàn chạm đáy cốc buồn sân ga
định mệnh vắt ngang trán trầm lặng
khẩu phần cơm áo, vất và bỏ, hoang mang

Thơ em lay, mệnh đề không bằng phẳng
những kinh tuyến và vĩ độ ảo
con đường sinh tử, tiếng khóc & nụ cười
thỏa hiệp khốn quẩn, khốn quẩn
con kiến chết dí bàn chân
ve ngủ mùa đông

Thơ em về mưa ri ri ngày vu quy
áo đỏ phấn hồng
mở cửa xiêm y trắng
chiêm bao nụ quỳnh đêm mất ngủ
thơ tóc bay hốt nhiên gió đông ùa
gối ngực anh  …

Lam Hạnh

 

 
BÀY BIỆN XUÂN

Tôi bày biện một trời xuân tái sinh
không phải từ nước từ máu
từ bông hoa đỏ, áo len đại hạ giá
cái váy hoa màu mỡ gà …

Tôi hót một tiếng chim lừng
xuân khơi động vĩnh cữu con sóng xô
tua rua chòm sao vô ngã lóe
vô minh
dóng tiếng chuông thời gian bất diệt

Tôi ngả xuống một bờ xuân đắm cỏ
con chữ mọc loang hạnh phúc
bát ngát lá vùi cuộc long lanh rêu ngủ
đầu ngõ em đen mắt xuân thì
phù đồ chín bậc dẫn lên mây

Xuân hiện hữu trong ngày mở gió
tự do
tôi & tôi yến tiệc mọi nhà
không lùng nhùng một nếp nghĩ hoàng hôn
xuân vô cùng...

Lam Hạnh

 

MƯA VẪN NGÀY

Mưa vẫn ngày. Hà Nội vai lao đao cơn gió 
Hồ Tây nghiêng
môi mềm rót ngọt chiều xuân
bên kia biển
gió buốt trắng hàng cây tán lá trắng
mênh mông em gục chết trăng suông
ngô đồng anh rụng mùa thu
vệt nhăn vàng lá 

Mưa vẫn lay. Hạ Long con nước nấc
từng bậc rêu hốc mắt lô xô
giấc mơ ròng ròng chảy
thạch nhủ hoan hỉ sắc
trắng phập phù
đời cạn hay em cạn anh

Mưa vẫn rối
từng nếp nghĩ nhăn nheo
ba mươi sáu phố đi qua xa lạ
không ấm mùi thịt da anh
bên kia biển
tuyết một vùng ngân ngấn
em nở trắng mưa xuân

Lam Hạnh

( Hà Nội ngày trở lại)

 

 

VĨNH BIỆT

 

vĩnh biệt những gì thuộc trung tính

sự im lặng của ngã ba

con chó bị thiến, khuôn mặt không đặc điểm

một mái tóc bán nam bán nữ

những con chữ lem nhem nửa mùa

 

thà làm trái phá nổ tung không còn xác vỏ

làm ngọn lửa tự hủy trái tim mình

làm ác quỹ giấu mình trong địa ngục

không cam phận robot, làm giống người nhân bản

trong trại nuôi ngạt thở

chờ ngày hiến tế

 

hoàn hảo ở trong thì hiện tại

hoặc vỗ tay, khóc hay cười

đỏ đen, sống chết nằm trên đuờng thẳng tư duy

không cần thì tương lai khi quyết định

úp mở, dở ương đồng hành với phá hoại

 

vĩnh biệt

tôi đào lỗ chôn những rào giậu ngoại giao

những người mẫu váy ngắn nghèo tình

con gió không màu không sắc không hương

một chỏm mây lơ lửng nửa vời

 

Lam Hạnh

28/2/2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 793)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 1038)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 1037)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1144)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 961)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1542)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1382)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1433)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1297)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1414)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *