- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TÌNH KHÚC THÁNG GIÊNG

20 Tháng Hai 20198:36 CH(Xem: 22816)



BE NOI - photo NguyenHoangNam
Bè Nổi - ảnh Nguyễn Hoàng Nam


TÌNH KHÚC THÁNG GIÊNG

 

Tháng giêng đọng giữa tay người

Thơm giọt nắng đổ ngát chồi lộc non

Tóc dài  thả xuống vai thon

Mướt xanh bờ cỏ, chập chờn, áo bay...

 

Buồn, thì em cứ khóc đi

Cớ sao, hiu hắt cứ ghì vào trong

Chiều , còn tràn với mênh mông

Mây  còn bay mãi giữa hư không ngày

 

Nghe như gió gọi tên ai

Để vu vơ nhớ  nối dài sợi đau

Buốt lòng, giọt nắng rơi mau

Ngỡ là giọt nước mắt trào chơ vơ

 

Ngậm ngùi dõi mắt mong chờ

Tháng giêng cứ mãi mờ vào âm hao

Vươn tay nhặt hết nỗi đau

Ngón tay rời rã còn đau đáu sầu

 

Kéo ngày  khép lại chênh chao

Bóng em nhoà nhạt tan vào hoàng hôn.

 

Biển Cát

 

 

 

MÙA XUÂN NẮNG ĐỖ

 

Thôi thì gửi nắng cho người

Tia vàng hiu hắt , giọt rười rượi chao

Đầy tay màu nắng hanh hao

Hong cho ấm những cơn đau bùi ngùi.

 

Nơi này chỉ có nắng thôi

Còn bao yêu dấu đã trôi theo người

Từ khi người bỏ cuộc chơi

Có con sáo nhỏ hót lời chia xa.

 

Nắng từ dạo ấy nhạt nhoà

Nỗi buồn trải suốt bao la tháng ngày

Mai vàng mấy độ lắt lay

Chỉ gió vờn thả hoa bay lửng lờ.

 

Mùa xuân tôi đứng ngẩn ngơ

Vu vơ hát mãi một câu mong chờ

Vươn dài chiếc bóng thẩn thờ

Ngậm ngùi nắng đổ chơ vơ bên thềm.

 

Biển Cát

 

 

GIAO THỪA

 

Đêm trừ tịch sao người không về để tôi mãi đợi

Trời cũng buồn nên cất hết những vì sao

Tôi ngước mắt lên chỉ thấy một màu thăm thẳm

Bóng tối phủ dày làm rượu sóng sánh đổ tràn tay.

 

Nhoà trong sương hương hoa đưa thoang thoảng

Mùi hương trầm hiu hắt tỏa mênh mang

Thời khắc giao thừa bâng khuâng khai bút

Dòng chữ ngập ngừng là nỗi nhớ thênh thang.

 

Mòn mỏi đi qua hết một thời tuổi trẻ

Nhặt đầy những ngậm ngùi trĩu nặng hành trang

Có bao nhiêu điều muốn quên nhưng vẫn nhớ

Để một ngày cuối năm sầu rưng rưng cố xứ quay đầu.

 

Về để nhớ để chờ một người không hẹn trước

Bao nhiêu lâu rồi mình lạc mất nhau

Dòng đời trôi chập chùng trăm nhánh rẽ

Người về một nhánh nào sao mãi mãi không tôi.

 

Đêm trừ tịch nghe buốt lòng trong nỗi nhớ

Chén rượu rót đầy chưa nhấp bỗng dưng say

Còn những muộn màng rưng rức một đời dài

Người không gặp làm sao tôi buông bỏ.

 

 

Biển Cát

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78280)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100258)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81175)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192109)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84700)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114632)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84678)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96241)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92710)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100307)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.