- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THÁNH CA TRONG MƯA

03 Tháng Giêng 201910:50 CH(Xem: 21159)
tranh dinh Cuong 2
Tranh Đinh Cường



Đêm ấy, một đêm Giáng Sinh rất lạ, sau ngày giải phóng đất nước một năm.1976. Là đêm Giáng Sinh thứ ba, tính luôn cái năm tôi đi sư phạm xa nhà, tôi không còn cùng bát phố với lũ bạn ngoại đạo trong cái thành phố nhỏ nhoi yêu mến tôi đã sống; nhưng vẫn da diết nhớ Giáng Sinh với những chiếc xe hoa lấp lánh, diễn hành dưới màn mưa lạnh, quanh mấy con phố nhỏ; những cỗ xe luôn mang đến một không gian tượi mới và tràn trề hy vọng. Khi còn hy vọng, là người ta còn mơ ước. Khi còn mơ ước,là người ta còn tin yêu cuộc sống này.Và người ta luôn trông chờ điều đó.

 Tôi đang ở một nơi tưởng chừng như xa lắc xa lơ,nơi trời cúi hôn đất, nơi sóng quyện với mây làm một; nhưng thật ra nó chỉ xa trong không gian của sự cô đơn trí tưởng, chỉ vì việc đi lại vô cùng khó khăn cách trở. Tôi đang gõ đầu trẻ nơi một làng biển heo hút bên bờ đầm Cù Mông.

Buổi chiều ngày 24 tháng 12 xa xăm ấy, khi anh chị em giáo viên địa phương đã về nhà. Tôi rủ thằng bạn: “Tối nay đi Sông Cầu dự Noel thôi ! Nằm đây buồn thúi ruột !”.Nó nhìn mưa giăng thẫn thờ: “Mưa! Đi bằng cái gì ? Giờ này còn xe cộ đâu mà đi ?”.“ Đi bộ thôi !”. Nó lại ngại ngùng: “ Mày biết, đêm nay đến khu vực nhà thờ là mệt lắm đó ! “. Tôi thuyết sâu. Cuối cùng, hai đứa cũng gom mấy thứ lặt vặt kem,pót, khăn mặt, cùng hai lon gạo nhét vô túi dếch. Phòng khi lỡ đường, ghé bất cứ đâu đó nấu cơm nhờ như đã từng.

Sau gần hai tiếng băng mưa qua đèo Nại, rồi qua những ngôi làng quạnh hiu chìm trong mưa Trung Trinh, Lệ Uyên, Phước lý. Hai thằng tới thị trấn Sông Cầu trong tối mưa giăng hiu hắt lạnh. Chẳng thấy Chúa đâu. Nó ầu ơ trong mưa “ Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người “.

Trong khuôn viên nhà thờ, những bóng điện hắt ra thứ ánh sáng yếu ớt, những ánh sáng trang trí cũ kỹ cố nhấp nháy như sắp tàn hơi, cây thông đính những dải kim tuyến không còn đủ sức lấp lánh, để gieo sự tươi mới và hy vọng của Chúa. Trước sảnh và hai bên hành lang, con chiên các họ đạo quanh vùng đang rũ áo mưa chuẩn bị vào lễ. Thấy chúng tôi vào, mọi con mắt đều đổ dồn nghi ngại rồi chuyển sang xa lánh. Không chỉ riêng hai thằng tôi, mà còn nhiều chàng trai du Noel trong hành lang nhà thờ đêm ấy, cũng chịu chung số phận Giu-da !

Rồi Dàn Thánh Ca bắt đầu với bài Kinh Hòa Bình. Những ca từ …”đem yêu thương vào nơi oán thù, đem tối tăm vào nơi lăng nhục “…Thằng bạn huých cùi chỏ vào hông tôi “ Nghe đi! Và luôn mang mấy câu này trong đầu, để luôn giữ lửa yêu thương và thứ tha ! “. Tôi định nhận xét ca từ, nhưng nó lại huých cùi chỏ vào tôi. Rồi nhìn ra sau.

Rồi Ca Đoàn kết thúc với bài Giáo Đường Im Bóng của Nguyễn thiện Tơ. “ Tiếng A-men đều âm u, hòa theo gió buồn đêm thu…..Thánh giá xa vời lắm, với chuông chiều ngân, hồn thánh thoát mưa dầm, một tối âm thầm”. Người tôi run lên.Tôi sắp bật khóc. Tôi không thể tin, tôi lại rơi vào trạng thái hư ảo kỳ lạ !

Tôi cầm tay nó siết chặt.rồi nói nhỏ: “ Đi Thôi ! . Tôi nắm tay nó kéo đi !”. Nó gắt: “ Sao vậy? “.Rồi nó cũng trùm áo mưa theo tôi”. Tôi vuốt mặt nói: “ Đủ rồi ! Chỉ nghe nhạc lễ thôi ! Tao biết, đêm nay Chúa vẫn Giáng Sinh. Không có réveillon nào cả và Chúa không thể cứu rỗi ai cả”.

Tôi bước những bước vô hồn bên nó. Tôi nhớ ghê gớm Nhỏ của tôi. Nhỏ đã dắt tôi lên nhà thờ Tuy Hòa, để nghe Ca Đoàn tập dợt chuẩn bị cho đêm Thánh Lễ Giáng Sinh năm ấy. Rồi tôi thì thầm “ Thánh giá xa vời quá !”./.


NGUYỄN LẠC ĐẠO
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85654)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88843)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92089)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89806)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111274)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91877)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91399)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81667)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86151)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87152)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.