- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HƯƠNG BÔNG BƯỞI

17 Tháng Mười Hai 20185:14 CH(Xem: 21524)

HUONG BONG BUOI

MUỐI SẼ TAN

 

Muối sẽ tan và tóc sẽ bạc

Này em nhan sắc sẽ phai tàn

Chớp mắt xem đi lòng sẽ khác

Cây lá nhìn nhau rụng bạt ngàn.


Tình ta như thể là sương cỏ

Bỗng chốc rơi vèo không tiếc thương

Thân vẫn là thân vô xứ

Nắm đất sinh sôi đến dị thường.


Ta vẫn ngồi đây đong cát bụi

Buồn vui thưa thớt tiếng dương cầm

Ta vẫn ngồi đây bên chân núi

Thì thầm kể lể chuyện ngàn năm.


Có phải mùa xuân hay mùa hạ

Đã về gõ cửa một đêm mưa

Chứng tâm con nước tràn vô ngã

Vạn pháp lung linh nghĩa thượng thừa.


Ta về phơi áo trăng mười sáu

Vỗ sóng nghe rền cả núi sông

Thả chiếc bè không trôi vô đạo

Tự tại ngồi xem nước lớn ròng.



Lý Thừa Nghiệp

 

 

SẮC TÂM

 

Tràng giang tiếng bấc tiếng chì

Trăm năm gió mái thầm thì nắng mưa

Cầm bằng bèo bọt đẩy đưa

Phận đời muối mặn nhặt thưa lưới trời

Sợi tằm sợi tóc sợi tơ

Cháy lên, tấc dạ ngời ngời sắc tâm.

 

Lý Thừa Nghiệp

 

 

 

HƯƠNG BÔNG BƯỞI

 

Cứ nhồi máu, cứ điên đảo

Thuyền cứ trôi lạ bến xa bờ

Lớp lớp vòng quanh con mắt bão

Con người cứ thế, cứ lô nhô.


Cứ nhỏ xuống lung linh từng giọt

Giọt mặn nồng và giọt chua cay

Chút ấm áp đã vù bay phiêu bạt

Sao ngồi đây tự trói tự lưu đày.


Về đây em, hẹn chiều lên thắp lửa

Bên hiên trời biển trắng mù sương

Khép cánh cửa và hẹn thêm dăm bữa

Mình lên đồi đón gió thanh lương.


Gió sẽ thổi vô biên vô xứ

Đường chim bay in dấu phương nào

Thì cứ thả dập dìu hương bông bưởi

Trôi lan tràn, thơm tận những đời sau.


Lý Thừa Nghiệp

 

 

NGỌN NÚI

 

Bỏ bùa ngọn núi đang lên

Là tâm cảnh đó, là đền miếu xưa

Lật trang sách, gió đương lùa

Rừng thiêng lau sậy đương mùa trổ bông

Thấy gì, em thấy gì không

Lũ ong say mật, đánh vòng ngửa nghiêng.

 

Lý Thừa Nghiệp

 

 

GIÓ BÊN SÔNG

 

Nhớ gì ngọn gió bên sông

Lòng tôi lau sậy trổ bông tình cờ

Lá rơm xếp một chổ ngồi

Chờ nghe vạn tướng qua bờ bên kia

Cuốn lên đất đá bề bề

Chừng như lũ sáo đã về đêm qua.

 

Lý Thừa Nghiệp

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98826)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32258)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110666)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128067)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84045)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.