- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LẤY NGUYÊN BÀI THƠ CỦA NGƯỜI KHÁC, BỎ VÀO LỜI CA RỒI BẢO LÀ "SÁNG TÁC" CỦA MÌNH???

14 Tháng Mười Hai 201810:00 CH(Xem: 27726)
1314494966_silva_kaputikjan
Nhà thơ Silva Kaputikyan (1919-2006)

Này nhé, lấy cảm hứng, phỏng theo, hay gì gì đó mà không ghi nguồn thì tức là cầm nhầm bài thơ, dù có biện hộ thế nào đi nữa cũng nói lên "đạo đức và tư cách " của cái việc cầm nhầm. Tài năng như khói, danh vọng như mây, nếu không muốn thiên hạ biết thì đừng có làm như cố tình quên.

Trong lời giới thiệu bài "Không Tên Số 50" nói là nhạc sĩ Vũ Thành An lấy cảm hứng từ bài thơ của đại thi hào Nga "Aleksandr Sergeyevich Pushkin" , đó là sự nhầm lẫn của ban biên tập.Thật ra bài thơ này này là của nữ thi sĩ Armenia nổi tiếng Silva Kaputikian .Trong tất cả các clips video khác của ca khúc "BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50" không hề nhắc đến tác giả của bài thơ, có thể người ta không biết, hoặc vì tác giả bài nhạc đã cố tình quên.Thậm chí trong trang mạng cá nhân của Vũ Thành An (vuthanhan chấm com) có đăng “Bài Không Tên Số 50” với lời ghi chú ở đầu bài “Vũ Thành cảm hứng từ một câu thơ vô danh”. (SIC)

Music sheet bai khong ten 50-VuThanhAn

Mời các bạn đọc bài viết của tác giả Minh Huyền đăng ở báo CAND vào ngày 01/09/2006:

TÁC GIẢ CỦA " EM BẢO ANH ĐI ĐI / SAO ANH KHÔNG ĐỨNG LẠI" QUA ĐỜI.

Ngày 29/8, tại Erevan đã cử hành trọng thể tang lễ nữ thi sĩ Armenia nổi tiếng Silva Kaputikian. Ở Việt Nam, tuy không có nhiều tác phẩm của Kaputikian được phổ cập nhưng từ lâu gần như ai cũng biết tới bài thơ lừng danh của bà: “Em bảo anh đi đi…” qua bản dịch của một dịch giả vô danh.

Nói không ngoa, bài thơ này có mặt trong tất cả các cuốn sổ tay của nhiều thế hệ những người yêu thơ ở Việt Nam. Có điều, không nhiều người ghi đúng tên tác giả đích thực của bài thơ mà lại hay "đổ vấy" cho những thi sĩ khác như Olga Bergols hay thậm chí cả... Evgueni Evtushenko! Toàn bộ bài thơ như sau:

"Em bảo anh đi đi,
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi,
Sao anh lại về ngay?

Ôi lời nói gió bay,
Đôi mắt huyền đẫm lệ.
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em?"

Bài thơ này tôi cũng đã thuộc lòng từ hồi nhỏ. Và cũng như rất nhiều người khác, tôi không biết tên dịch giả cũng như tác giả đích thực của nó. Chỉ khi sang du học ở Liên Xô, trong một lần đọc tuyển tập thơ tình bằng tiếng Nga, lần đầu tiên tôi mới biết tới cái tên nữ sĩ Kaputikian với rất nhiều tác phẩm hay, trong đó có bài "Em bảo anh đi đi...". Và càng đọc những bản dịch thơ bà ra tiếng Nga, tôi càng cảm thấy thích thú giọng điệu trữ tình vừa thủ thỉ vừa can trường của Kaputikian. Thậm chí đã có lần tôi còn thử dịch bài thơ trên của bà theo cách cảm nhận riêng của mình:

Phải, em đã bảo "Đi đi!",
Nhưng sao anh không ở lại?!
Em cũng đã bảo chia tay,
Nhưng sao anh về ngay thế?!

Chao ôi, những lời con gái!
Mắt em lệ đẫm mi rồi...
Anh tin làm gì câu nói!
Mắt em, sao chẳng soi lòng?!

Tình yêu trong thơ Kaputikian dẫu trắc trở nhưng vẫn kiêu hãnh và nhân ái, ngay cả trong cảnh ngộ trớ trêu nhất:

Hai chúng mình đều tha thiết
yêu đương
Nhưng em yêu anh, còn anh
yêu người khác.

Hai chúng mình đều cháy lòng |
khao khát
Em khát khao anh,
anh khát khao người.

Anh đợi một lời, một lời
em cũng đợi,
Em đợi lời anh, anh đợi người ấy
buông lời...

Em trong mộng chỉ thấy
anh hiển hiện,
Anh chỉ mơ về người ấy
trong đêm...

Thì đành vậy, một khi số phận
Đã sắp bầy tàn nhẫn với hai ta.

Ta có làm sao đâu khi đều cùng
tình yêu gắn bó,

Dẫu anh chỉ dành cho người,
còn em chỉ muốn hiến dâng anh...

Không dễ lạc quan trong tình huống này, nhưng Kaputikian đã giữ cho thơ mình được giai điệu dẫu chua chát nhưng không tuyệt vọng... Chính với tâm thế ấy nên khi viết những tác phẩm mang tính công dân, Kaputikian đã càng thành công hơn và rất được chính giới ở Liên Xô trước đây cũng như ở Armenia hiện nay kính trọng.

Bà là một trong không nhiều những nhà thơ Armenia được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Armenia. Nhiều quốc gia đã trao cho bà các giải thưởng văn học. Năm 1998, Viện Địa lý Cambrige (Anh) đã bình chọn Kaputikian là người phụ nữ tiêu biểu trong năm...

Kaputikian sinh ngày 5/1/1919 trong một gia đình giáo viên. Bà bắt đầu in thơ từ năm 1933 và là tác giả của hơn 60 tập sách. Thơ bà từng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới...

(Minh Huyền)

Theo chúng tôi thiết nghĩ, nhạc sĩ Vũ Thành An nên ghi rõ tên tác giả của bài thơ mà ông dùng để viết ca khúc "BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50". Như thế, sẽ tránh được trường hợp mập mờ và hiểu nhầm trong tương lai. Vì sự thật, theo thời gian sẽ luôn là sự thật và không ai có thể lấy bàn tay để che cả mặt trời.

ĐẶNG HIỀN
(Dec. 15-2018)

PHỤ BẢN:
Nguyễn bản bằng tiếng Nga bài thơ "Em bảo anh đi đi...)

ДА, Я СКАЗАЛА: "УХОДИ"

Сильва Капутикян

 

Да, я сказала: "Уходи", -

Но почему ты не остался?

Сказала я: "Прощай, не жди", -

Но как же ты со мной расстался?

 

Моим словам наперекор

Глаза мне застилали слезы.

Зачем доверился словам?

Зачем глазам не доверялся?

 

link:
http://www.foreverlove.ru/silva_kaputikjan_stihi_o_ljubvi.html



BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50

Sáng tác :Vũ Thành An (“Vũ Thành cảm hứng từ một câu thơ vô danh”. )

Em bảo : "Anh đi đi"
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo : "Anh đừng đợi"
Sao anh vội về ngay ?

Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em
Không nhìn vào mắt sầu
Không nhìn vào mắt sâu ?

Những chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viễn vông

Đời sống nghiệt ngã không
cho chúng mình ấm mộng
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông

Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Đưa tình về với mộng
Đưa tinh vào cõi không

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 117044)
Sông như lọn tóc dài cầu gầy như cánh tay Sa Lung ga chờ anh vời vợi con tàu qua rất vội như là trốn chạy nhau
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94240)
Khảo sát trên những văn bản tác phẩm của Trần Vũ, tôi thu được một kết quả khá thú vị: có tổng số 13 trên 27 truyện ngắn mà trong đó có sự hiện diện hình ảnh của những cơn mưa. Điều này đủ để nói lên rằng mưa chiếm một vị trí nhất định trong ký ức của anh ― có thể nói gần như một nỗi ám ảnh.
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86551)
Tôi biết Huệ đã lâu. Từ lúc Huệ còn niên thiếu, những trận mưa rào còn bất chợt đổ về qua qua ấp Tây Sơn, thứ mưa nóng và ẩm của vùng Qui Nhơn sỏi đá. Suốt quãng đời niên thiếu, hình như Huệ chỉ đi chơi xa có hai lần. Một lần lên Phú Xuân và một lần bơi xuồng băng ngang đầm Thị Nại.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 91286)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 89438)
TCHL xin giới thiệu một biên khảo mới của GS. Nguyễn Phạm Hùng tại Đại học Quốc gia Hà Nội về Nguyễn Công Trứ, dưới mắt nhìn mới, khác biệt với thành kiến bấy lâu.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 89292)
Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dậy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.
12 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 115959)
B ài thơ anh viết lại nhiều lần Ao ước xoá đi niềm đau giữa hai hàng chữ Nhưng làm sao nói lời tỏ tình Với những điều không thật...
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116948)
đếm những bước chân tá túc ở xứ lạ bằng nỗi chật hẹp tù túng nơi quê nhà, mùa xuân trước tôi thấy thênh thang một nỗi buồn, khập khễnh (em đi bên cạnh, rất xa, những chân trần, thui chột gót hồn nhiên)
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85009)
Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v... v...
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98702)
Nguyễn Trung, để đi đến Xám Trắng Đen năm nay hay Bảng Đen năm 2004 là cả một chuổi dài rượt nà theo nghệ thuật. Kể từ những năm năm mươi tại Đàm trường viễn kiến của Nguyễn đức Quỳnh, những năm sáu mươi ký Anh Oanh viết phê bình mỹ thuật trên Văn Nghệ chủ nhiệm Lý Hoàng Phong, thư ký toà soạn Ngọc Dũng, trị sự Phí Ích Nghiễm (Dương Nghiễm Mậu )...