- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG ĐỨA TRẺ MÙA ĐÔNG

04 Tháng Mười Một 20188:37 CH(Xem: 22880)


AnhMat-NguyenHoangNam
Ánh Mắt - ảnh Nguyễn Hoàng Nam

NHỮNG ĐỨA TRẺ MÙA ĐÔNG

 

Dưới tán cây chỏng chơ khuôn mặt cúi xuống

Giọt mưa hay nước mắt?

Trên  đôi chân trần bì bõm những đứa trẻ ê a

Tiếng đọc bài hay cơn gió bấc?

 

Những đứa trẻ mùa đông

Nô đùa cùng giá rét

Củ khoai lùi ấm áp khất thực tuổi thơ

Còng lưng chữ nghĩa đu đưa sợi dây vực thẳm trố mắt ngẩn ngơ

 

Cái chết ẩn ức đôi môi hồng nụ cười vô tội

Sự sống nẩy mầm tiếng đọc bài thơ ngây lầy lội

Những trang giấy thơm mùi non sông

Những đứa trẻ thắp lửa

 

Chạy quanh mùa đông

Ríu rít cơm áo

Trốn tìm cơn lũ

Dưới tảng đá tổ tiên son sắt lời nguyền

 

 

CƠN LŨ

 

Cơn mưa ấp ủ vỉa hè xa xứ

Mẹ có về khơi cội nguồn bếp lửa?

Cha có về vá quê xứ mái tranh?

 

Bầy trẻ thơ bên thềm sợ hãi nhìn dòng sông chảy xiết

Cơn lũ điềm nhiên

Hiu hắt bóng cha nhợt nhạt trăng non luống cày thẳng tắp

Vàng vọt bóng mẹ xao xác canh gà rạn nứt tàn khuya

 

Bầy trẻ thơ còi cọc giấc mơ

Đầu đội trời bao la chân dẫm đất hiền hòa

Bồng bềnh sách vở

Đong đưa chữ nghĩa

 

Cõng cơm áo tủi hờn chạy quanh mùa đông

Cơn lũ điềm nhiên

Những mắt tre êm ả hãi hùng gió

Những mái tranh sum vầy vụn vỡ trăng non

 

Giọt máu cha đỏ dấu hài đất nước

Nước mắt mẹ xanh nón lá quê hương

Bầy trẻ thơ vàng cánh đồng tung tăng hạt thóc

Ôi!

Những cơn lũ điềm nhiên

 

TRẦN QUANG PHONG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99307)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96740)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72505)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85841)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92258)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 88092)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91131)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78299)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100510)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85340)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.