- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MÁU

22 Tháng Mười 20187:26 CH(Xem: 22116)
LeThanhThuDoThiHoa
Đô Thị Hóa - tranh Lê Thánh Thư

 

LUẬT MỤC

 

Giống cảnh tay vô hình cầm ngang cổ hải âu

vẫy không gian bàn chân đôi cánh

biển thành biển máu

thành tượng vàng ngàn tấn

tặng khơi cao

 

muốn bay

hãy nhìn các ngón tay chặt xiết

giãi giụa làm gì

còn cách phẹt phân

dấu vết sải chân

sống chết gì cũng phải thế

 

muốn hô hấp

lấy lông hồng thả nước

cổ họng bật tiếng gọi tự do

phần phật

ngần ngật

ăn tâm bão

vừa uống vừa hủy diệt

 

thần kinh sẽ rã rồi phân hủy

thịt xương không cần phải nói

hải âu sải cánh vút đi…

Nguyễn Đăng Khương

 

CƯ DÂN TRÔI TRÊN QUÊ

 

Sẽ thấy lửa ấm mà hong

mùi thơm số kiếp bốc lên

xé đời mình rồi nhai ngấu nghiến

 

giờ này như gà con chíu chít

bầy diều hâu xơn xớt xung quanh

mỗi tháng dâng một đứa

cảnh báo thét gào từng làm

không cách nào khác được

hướng mỏ về trời

làm gì còn đất dưới chân

 

cứ chết dìm trong nước

sình

ươn

trôi

ở trên quê.

 

Nguyễn Đăng Khương 

 

 

CỔ MỘ

 

Thanh xuôi xuân ngược nơi đâu thời

đất đá kết thành rêu đỏ

dấu vết trần gian hằn khuôn mặt gió

 

có ký ức không, còn nhớ màu trời

bụi truyền kỳ hằng gương mặt

những con đường rỗng

lối của rồng và quạ

 

mang giọng nói đục tràn

lặng lẽ cỏ đi dạo

bùng nhùng cháy ruột gan

làm gì biết xương tàn cốt rụi cần

tể tướng đại gia hay đại ca

đôi mắt mài mòn bên rìa vũ trụ

 

dường chỉ có trong bóng chỉ tay

rõ ràng không thể nhận

bằng thị giác triết học, như sờ vào bóng đêm

làn khói bay bỏ lửa

sống lại đất đen

 

cổ thụ dọn đẹp cưa máy

là điều không biết khi ngồi trước màn hình máy tính

nhìn vào.


Nguyễn Đăng Khương


LỤT

Những mảnh quyền lực treo lơ lửng trên đầu

đất đai sôi dầu bỏng lửa

sức sống bây giờ là đá

phiêu diêu trong tuyệt thực của họ

 

thân phận họ tập hợp rỗng

nước con số không bầu trời long lóng

mây đắng cay kia

còn ngủ lại trong căn phòng hẹp là đại dương ảo vọng

 

bình minh bị những đen gió trận cuốn trôi

giấc mơ nước co chân

những đôi giày lật ngược bầu trời

đựng đầy chới với

 

bước chân họ thổi lật đền đài

ngả năm mộng du loang loáng

ăn ánh sáng của triệu triệu đôi mắt

sự tanh tưởi thối tha

miền đời tốt tươi tước đoạt

 

đáy hôn mê

ngầu đục phận họ

có thấy tim mây duềnh lên ngọn núi

cánh hoa lưu lạc lịm đắm

 

đứa trẻ bò trên đỉnh tiếng khóc

mong manh vực thẳm

sấm chớp hằn học quá khứ

thì vách núi bên kia là tương lai

vụn ra đá sỏi.

 
Nguyễn Đăng Khương

CHỒI THU

 

Đâm mặt đá lỏm chỏm buồn

thạch sùng núi trườn lên tiếng kêu

bo non ghép ngàn năm trước

 

để không đổ trước cuộc người

tôi bám vào kỷ tan

vượt cơn choáng ngất

 

đoàn người lên đỉnh từ rất sớm

vui cười thỏa mãn trong facebook

mưa nhiệt đới miệng thu nham nhở chớp

ngồi nhìn rắn lột trong chòi

mấy chương tiểu thuyết tự đọc

 

lão ban trưởng (đại diện cha mẹ học sinh trường) từng nhục mạ tại bình an quán nhiều năm về trước

giờ giả bộ ve vuốt tôi

mời nhậu cái đầu trâu

ánh chớp rạch về hướng ấy

nào biết con cái của lão là ai

hay lão pháo nhầm người khác

 

chồi thu sắc nhọn

cắm chặt nỗi buồn

đừng mong lay chuyển.

Nguyễn Đăng Khương

MÁU

 

ăn tiết canh heo chó dê gà vịt và uống rượu hàng ngày

già trẻ gái trai

các quán xá tồi tàn

xung quanh thủ đô

sự đốn mạt cũng chảy tràn như máu

 

làm nghệ thuật vì tôn chỉ

mỗi lần đọc là thổ huyết

vì cái gì mà chờ đợi

các tượng đài bổng dưng đổ sụp…

 

NGUYỄN ĐĂNG KHƯƠNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99258)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96702)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72466)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85797)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92139)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 88055)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91088)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78250)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100253)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85204)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.