- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

thơ Phan Huyền Thư

20 Tháng Mười 20186:02 CH(Xem: 22991)



PHAN HUYEN THU 2018
Nhà thơ Phan Huyền Thư


Phan Huyền Thư sinh ngày 19 tháng 12 năm 1972

Học nhạc từ nhỏ theo truyền thống gia đình

Tốt nghiệp trường âm nhạc Việt Nam 1989, học khoa văn tại đại học tổng hợp Hà Nội 1989-1993

Viết báo, phê bình nghệ thuật.

Năm 1999 chuyển sang làm phim tài liệu.

Học đạo diễn phim tài liệu "Artelier Varan" , cộng hòa Pháp 2004-2006.

Trở thành giảng viên điện ảnh trực tiếp tại trung tâm điện ảnh trẻ, chuyên viên sáng tạo nghệ thuật truyền thông từ năm 2011.

 

Tác phẩm đã xuất bản:

-Nằm Nghiêng (thơ) nxb Hội Nhà Văn 2002

-Rỗng Ngực (thơ) nxb Lao Động 2007

-Sẹo Độc Lập (thơ) nxb Hội Nhà Văn và Công Ty Nhã Nam 2014

-Đạo Thơ (thơ) nxb Nhân Ảnh 2018 (California - USA)

 

Sắp xuất bản tập truyện ngắn:

-Thạch Sùng Gỗ 1993-2018

 

 

 

 

TỰ BẠCH

 

tôi là việt không cộng

công chức không đảng viên

sinh đẻ không kế hoạch

không hồng mà chỉ chuyên

 

tôi là một dấu trừ

của danh hiệu, bằng khen

của thi đua, phấn đấu

của ghế bàn, bon chen

 

tôi là một ẩn dụ

chính tôi không nhận ra

tưởng mình cũng "số má"

hóa ra một dấu trừ

 

tôi, một kẻ đáng ghét

luôn chịu đựng hồ nghi

người ta đang lớn thế

qua dấu trừ, bé đi?

 

có khi hoan hỉ nhất

dấu trừ đứng một mình

"âm vô cùng" rồi nhé

tọa độ gốc: phục sinh

 

phan huyền thư

1st apr.2015

(trích ĐẠO THƠ - Nhân Ảnh xb 2018)

 

SỢ

 

nhiều khi nhớ bạn nhưng lại sợ gặp bạn

sợ cảm giác cô đơn giữa nồng nàn

nhiều khi thèm khóc mà không khóc

sợ nắng chiều tắt vụt như kẻ vô ơn...

 

nhiều khi, tan biến nỗi bẽ bàng thế giới

chỉ vì một người trong nhân loại

gọi mình là bạn hiền...

xét cho cùng,

nhẹ dạ luôn được ưu tiên.

 phan huyền thư

(một ngày inbox với nhà thơ luân hoán và đặng hiền)

 

 

CÒN SÓT LẠI CỦA CHIỀU

 

Buồn miên man hoàng hôn. Buồn

chảy ra từ mười đầu ngón tay hoang mang.

Buồn

là máu.

Lênh láng chờ trăng lên

để lóng lánh.

Buồn là chất rắn

nóng chảy.

Đóng vảy trên da thịt. (Có vẻ như đã từng có

một vết thương bên trong.

Nhưng chính tôi

là vết thương của chiều.)

 

***

 

Buồn là không gian.

Tôi cứa vào trời xanh

ánh mắt mỉa mai chính mình.

Buồn

chảy ra từ tóc.

Từng sợi tóc nhỏ máu. Ngực nặng

dưới áp thấp của sự trở mặt.

Khó thở

tôi nhắm mắt.

Lắng nghe

từng giọt máu nhẫn nại bò từ tóc

thấm xuống đất.

Bung ra mầm

tuyệt tình.

 

***

 

Bông hoa say đắm không thể nở

bằng ánh sáng của những điều tầm thường.

Hạt giống

bay theo gió hờn ghen.

Rơi xuống

mặt đất hiểm trở.

Độ lượng mất giá. Khu vườn

ân cần một cách lên gân.

Khiến tôi

nôn nao thai nghén sự trả thù.

Nhưng

buồn đã chảy hết.

Tôi không còn nổi một

giọt máu.

Trên đầu tôi. Tóc

cũng trôi theo ánh đỏ

ráng chiều.

 

***

 

Vờ như níu kéo chân trời.

ánh mắt

anh.

Chạy trốn nụ cười của gió. Anh nhìn

xuống chân tôi nơi những con sâu

buồn đang ngọ nguậy và bò lên đầu gối.

Sắp đặt

kiểu dáng mới cho trật tự của tuyệt vọng.

Anh chạy

khỏi nỗi buồn của tôi trong buổi chiều

chắc chắn đang cắm đầu vào đêm.

Những chiếc rễ

tinh tế chối từ sự dịu dàng lừa bịp.

Ái tình héo rũ

trong chiếc bình chứa đầy tạp chất nhỏ nhen.

 

***

 

Tôi đã chảy hết máu buồn

trong buổi chiều kiễng chân.

Kiêu hãnh.

Khi đêm đến.

Chỉ còn lại hai ống chân

một vài con sâu vẫn còn ảo tưởng.

Ngọ nguậy. Và

găm lại trong kẽ ngón chân cái.

Là. Một lời nói

hoặc cái gì đó đại loại...

như

cái nhìn vô cảm của anh.

 

phan huyền thư

 (20.04.05)

(trích Hợp Lưu số 85 tháng 10-2005)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99192)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96590)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72403)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85714)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92071)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87931)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90956)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78175)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100086)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85087)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.