- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

AI NGOÀI CỬA SỔ

05 Tháng Chín 20189:59 CH(Xem: 23403)


Hoi An-2003
Hội An - tranh Nguyên Khai


AI NGOÀI CỬA SỔ

 

Lưng chừng cao độ nào đấy trong đời
không dám nhìn ra ngoài
có người đã rơi, nàng nói

 

Phải nai nịt cẩn thận
vì ta treo thân lau kính tầng cao thời đại
ánh mắt trông phía đoàn tụ
mùa xuân

 

Những trinh nữ trắng rời bỏ thành phố theo người
cánh chim đã mang đi rất xa
bao đỉnh núi, vực sâu
sánh bước cùng gã trai thô kệch lắm tiền

 

Đeo bên mình trời cao đất rộng
sống chết không còn là những gợn sóng
trong lòng phố mãi ồn ào chen chút…

Nguyễn Đăng Khương

 

RƠI VÔ VỌNG

 

Gởi đính kèm niềm đam mê 
người trả sự im lặng
dấu răng buốt nhức hợp thư số phận

 

Bế tắc với ung nhọt chế độ

bất tài vô dụng
bọn trẻ chửi và rủa
tưới tung quanh tàn
bão rớt không ngăn cản ai

 

thủ đô trên đường rơi
nơi chạm là vô vọng
chỉ vậy thôi
trái đất cũng lăn về phương ấy…

Nguyễn Đăng Khương

 

TƯỢNG

 

Thời háo hức mê say ư
con tim đui mù không bao giờ được dùng súng
ngắm vào cái quá khứ ngọt lịm

 

Trong phòng việc bừa bộn 
mèo bị thiến cất tiếng hỏi ai ngồi đấy
gọi gì tôi ngang qua không thấu tỏ

Đây u ám đất trời hay lòng người
cái bức bối dựng tượng vàng ròng
cho mắt lão đầu sỏ

 

Trái đất quả trứng đẻ rớt
lấm láp máu me dần khô
bàn tay quê hương buồn đau nhoi nhói

 

Bao kỳ vọng bị băm nát
sụp lỡ ai cứu vãn
lúc này
mê say háo hức vào mùa?

 
Nguyễn Đăng Khương


ĐIỀU KHÔNG TRÔNG NGÓNG

 

Sợi dây duyên nợ ba sinh đứt lìa nhưng nàng nhan sắc
thông minh hơn người thường
không phân biệt

ngoại hình, nội tâm
muốn tận tường nhờ ai theo đuổi

 

Giống chuyến đi đến đắm mê
rụng rơi theo vạt cỏ
đất dưới chân không mong 
sao lại chạm mặt

 

Là gì chỉ trái tim đầm phá của đại dương nhạt nhẽo
nước mắt người ấy tuôn rơi
điều tôi không trông ngóng…

 

Nguyễn Đăng Khương

 

NGÀY ĐẦU TIÊN HỒI HƯU

 

Tập dưỡng sinh từ đêm trước
sớm hôm nay số phận bánh xe

 

Lời thiên hạ ngọt ngào khen tặng
nay ông mất dạy rồi, khỏe chứ
bà hàng xóm nói

 

Nay ông anh mất dạy
thằng bạn nhậu nói
lúc tỉnh táo giữa trưa

 

Thật là mất dạy vô lương
chiều tối vợ luôn miệng cằn nhằn
căn nhà mưa dạt nốt.

 

Nguyễn Đăng Khương


BÊN MỘ PAUL CELAN

 

Từng mang tập thơ kính tặng thầy đã dạy mình môn văn
đặt lên bàn ông không cầm, chẳng nhìn cũng không nói
rồi người tất bật một tiệc rượu để đãi bạn bè ở cơ quan sở


Suốt buổi mắt tôi không rời tập thơ khốn khổ 
may khi khuất mình tôi tiếp cận lấy lại tập thơ rồi chuồn thẳng

 

Rất nhiều năm tôi không dám nghĩ

luôn tránh mặt khi ông ấy xuất hiện
giờ đối với tôi dạy văn chương trên lớp chỉ lãnh lương và lãnh lương

 

Âm thầm tôi khóc bên mộ Paul Celan.

 

Nguyễn Đăng Khương


 

NGỌN CÂY CHẾ ĐỘ

 

Bóng nghiêng ngã lay lắt bên này bên kia
nhưng thân cây sẽ đổ lên thời đại khác
thật lòng 
không hô hào
cái gì cũng dân
làm gì có bản chất

 

Chưa bao giờ cái chết rập rình con người đến thế
gã chuyên hốt xác nói
sau ly rượu
không ăn được thịt tôi ăn chay
tất cả là lừa dối bay tung
lá cờ mất gió
giả 
chết tan xác là thật

 

Thôi thơ bỏ chú mầy mà làm vườn
may ra
còn cây
để hít thở ở thời đại khác

 

Nửa người chợp mắt muốn chuyển đổi phần số
giấc mê quẩy đạp bụng núi
không lay chuyển đời này

 

Chỉ điệp trùng rung lắt
thành quả tự động mất tích
trong huấn tập họ nói đến làm tình
giữa giang bạch thanh trăng

 

Đến tuổi không còn bạn
núi đè bẹp mọi quan hệ
thổn thức lưng khòm đi ẩn dật

 

Mùa đóng mong bán được mây 
chuyến săn ăn vạ 
tiếng cười từ khẩu súng

thú rừng treo mình trên cầu vồng
chờ đợi âu lo và sợ hãi 
sấm sé
t gọi tên mình

bán cầu não sụp đền đài 
dãy
núi điệp trùng vô nghĩa 
nói chung phải đốn và đào bới 
tìm hình thù vầng sáng lí tưởng

rồi rút vào hang 
tim lắt lay
vết chém

 

Rồi nát dưới cổ xe ngựa 
thịt xương tự tìm lại với nhau 
được làm xác thân nguyên vẹn 
tự đâu rêu không mọc 
bầy ngựa hí vang quyền lực 
sự thật mệt lã ai tin

lưỡi ta không nghiêm chỉnh trong cơn say 
nhất là trước mấy nàng đổ vỡ 
lời đầy "tiềm lực" 
túi tiu nghỉu mây xa

 

Giọng mình tự chui vào chai 
luận bàn im
mảnh vỡ thủy tinh
tự dính lại
ca từ cho tất cả

mặc mưa nắng tưới vào

quả lạ lùng 
từng mảng thịt trả thời cuộc

hoảng loạn sau cơn lốc



 Nguyễn Đăng Khương

              Bến Tre, 8/2018.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98821)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32248)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110661)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128066)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84041)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.