- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chùm Thơ Thảng Bảy, 2018

18 Tháng Bảy 20183:02 CH(Xem: 23783)


Mỹ Khê ĐN 7-2017 - ảnh UL
Mỹ Khê ĐN 7-2017_ảnh UL




SỐNG SÓT SAU TRẬN CÀN DANH VỌNG

 

Lớp sóng ảo chắt chiu mớ ngổn ngang cơm áo

bắt đầu buổi sáng mùa thu leo theo người đàn ông yên ngựa

quá khứ vút qua thảo nguyên tự do ngoặc kép

lỉnh khỉnh bằng khen kháng chiến

lổn nhổn tinh thần đấu tranh giai cấp

tiềm tàng mái gà tơ cống hiến xệ cánh

mổ giấc mơ làm người tha vào nguyên thủy lời thề phản bội

bầy heo nái tròng trành tháng tuổi nhai thời gian ướp xác cây chuối mục ruỗng

lát cắt niềm tin trắng hếu chồng lên mảnh ghép phiên bản ngũ cốc lời hứa cầu vồng

rồi mai

rồi mốt

thế này

thế khác

đến vô số huy chương lung linh bàn thờ cổ tích thứ một ngàn lẻ một loại

 

Chẳng thà những nghệ nhân đường phố tỉ mẫn từng nét vẽ trung thành bức tranh quyền lực

nghiêm chỉnh trước phiên tòa nhân phẩm góc trái nhùng nhằng bút lục phủ nhận lời khai phiếm loạn

vẽ vời

mộng mị

tầm phào

ngã lưng vô thường cuộc mặc cả thành tích chạy đua nhà trắng

nghe thật hoang tưởng

thần thánh hóa lý tưởng già nua kiếp nổ lương tri mở khóa an toàn

cái chết bật khuy áo kẻ sĩ

con chữ xuống đường phẩn nộ

nhân danh công lý tụ tập

chỉnh trang đạo đức đỏ chói

cuộc cách mạng du ca

 

Bữa ăn đãi ngộ sắp hàng dấu chấm hỏi lơ lửng mâm vàng thau lẫn lộn

người phụ nữ xuống dòng dân oan quay cuộn phim mất đất chiếu vào màn hình trách nhiệm nhấp nháy

có dấu hiệu nhạy cảm

kẻ giang đầu uẩn khúc

sự muộn mằn đánh tráo khái niệm nước mắt

âm thanh cầu thực vọng ngân sau phần hi sinh cỏ dại

bằng chứng nhào nặn

bằng lòng dựa cột

sự thỏa hiệp hô hoán

vòng cung dối trá liên tiếp cập nhật

đứa con tinh thần không biết khóc tiếng mẹ đẻ

chết yểu ngay trên bản thảo

trào phúng dòng chữ viết hoa tựa đề...

 

Sài gòn, 7.2018

Bình Địa Mộc

 

 

CÔ GÁI VÁC BOM NGÃ BA ĐỒNG LỘC

 

Em chạy qua cánh đồng

ngọn cỏ cúi đầu líu ríu

 

Em chạy qua ngôi làng

cánh cửa kẹp đôi mắt long lanh

 

Em chạy qua dòng sông

con nước rì rào dợn sóng

 

Em chạy qua bãi ngô

bầy cào cào đập cánh tung bay

 

Em chạy qua thông hào

chú bộ đội bật nắp hầm quẹt nước mắt

 

Em chạy qua buổi chiều

quả bom chưa nổ trĩu nặng

đôi vai gầy rỉ máu B52

 

Bình Địa Mộc

 

 

VỪA NGHE THÁNG BẢY

 

em còn có cái lớn hơn

cây kim khâu mỗi bận sờn áo đông

gió dùi thủng tẹt mênh mông

lòi sau lưng một cánh đồng trắng phêu

 

thềm hiên nắng nhuộm ngàn rêu

chỗ cây đà cửa ngồi thêu hòa bình

con bồ câu trắng lặng thinh

nghe đoàn tàu phút chuyển mình tiên phong

 

liu tiu chiếc lá giữa dòng

trôi theo những cánh buồm dong bồng bềnh

sỏi đôi hòn khắc họ tên

cát đôi bờ lỡ bước bên kia bồi

 

que diêm bếp lửa mồ côi

hai đầu củi chụm đầu bôi mặt cười

hạt cơm cõng củ khoai bươi

nắp vung bật nỗi buồn rười rượi xưa

 

ngoài đồng bạ luống cày trưa

nằm phơi bụng đợi cơn mưa ngắn ngày

nhổ dăm cộng cỏ bàn tay

vắt keo kiệt tháng năm bày mưu sinh

 

em còn cái lớn hơn tình

yêu anh se chỉ luồn nghìn mũi kim

đêm về thổn thức trái tim

vừa nghe tháng bảy nổi chìm phong ba

 

Bình Địa Mộc

 

 

NỖI BUỒN THƯƠNG HIỆU

 

Hôm qua

chính xác là hôm kia

vì thời gian âm dương được phép cộng trừ 1

em dừng lại chỗ hai đứa mình ngày xưa nghỉ chân

chiếc xe đạp thồ lương thực trơ khung xẹp lớp

giấu ở bụi dúi ven đường

chúng mình lội bộ qua cánh đồng trũng nước

chính xác là cánh đồng B52

vì hiện tượng làm thay đổi bản chất

cánh đồng lựu đạn

cánh đồng M79...

em ngắt một bông trang cài lên ngực áo buổi chiều

con chó đá sắp hóa kiếp người ngồi im lặng

con mèo tam thể đội lốt ông 30 phủ phục

bông trang chau mày nghĩ ngợi

ứa giọt sương đêm kia tụ lại thành màu đỏ

tựa giọt máu đào

nhỏ xuống bờ ruộng chênh vênh

 

Hôm nay

chính xác là mồng 5 tháng 7

bắt đầu ngày lao động đầu tiên của giọt máu cuối cùng

dòng nữ Thanh niên Xung phong

vì đoàn quân tóc dài này giải thể

em chuẩn bị cạp - lồng đựng cơm

hộp thức ăn kho khô

chai nước lọc tinh khiết

bỗng có tiếng chân

chính xác là âm thanh của một bàn chân cộng một cây nạng gỗ gõ cửa

người thương binh hàng xóm ghé thăm

vì ông ta không còn ai khác để thăm

chúc mừng con em có việc làm

một việc làm hết sức vinh dự

công nhân vệ sinh đường phố

ông ấy cho cháu chiếc khăn dù rằn ri chống nắng

bình đông USA đựng nước

bịch lương khô ăn dặm

nhưng nó không có nguồn gốc xuất xứ

em trả lại

ông buồn

nỗi buồn thương hiệu Cá Tra

 

Bình Địa Mộc

 

 

KHỚP NỐI KHÁI NIỆM TRÒN

 

Chật vật chuyến xe lục tỉnh khứ hồi

Em hoài nghi tin nhắn trúng thưởng điện thoại

Người bạn đồng hành hồn nhiên lướt web

Mặc kệ ngày sủi tăm

Hoan hô chiến dịch giải cứu đội bóng Lợn Hoang thành công

Hình ảnh thuyền nhân chập chờn ký ức

Bàn tay níu sợi tóc chập chùng giữa mây trời hư ảo

Lắng nghe khúc khải hoàn bi tráng

Rời rạc sau khuôn hình tự do

Giây phút giao thoa bắt đầu hồi họp

Giữa sự sống và cái chết

Tội nghiệp gốc si già hấp hối

Chạm ngõ thiên thần

 

Thương hiệu Điện máy Nguyễn Kim nhạt nhòa tờ rơi cận thị

Bên kia con dốc thăng trầm

Người đàn ông canh bạc phủi tay

Ngoái nhìn mặt trời hãnh tiến

Chết lặng sau một thập kỷ nhồi máu lãi xuất

Bội thu niềm vinh quang quá khứ

Dầu Nhị thiên đường

Kem đánh răng Hynos

Xe Lam ba bánh

Đàn Tỳ bà

Vùng vẫy trên đồng xu nhân cách

 

Hoàng gia nhạc trữ tình cung nghiêm áo mão cân đai

Chia tay phúc âm ngọt ngào tháng bảy

Khói thuốc cuốn quanh phiên chợ cuối tuần

Nhẩn nha bên kia chiếc cầu dây văng đồng nát

Chập chờn vốn hóa lần lượt khoát áo

Đếm phiên thần tài bội ước

Chiếu cũ

Đèn cầy

Đầm cơ nhắm mắt

 

Hi vọng quan chiếu

Cán cân định mệnh ngược kim đồng hồ

Tỷ số bất bại tròng trành cơn mê world cup

Quanh quẩn lá số tử vi và xúc xắc bảy mầu

Sự trổi dậy của bản năng

Chênh vênh bờ khắc khoải

Mỏi mòn chờ đợi cuộc hội ngộ mùa thu nhân tâm

Đêm ướt mi mặc khải

Định hướng lâu đài tĩnh tâm

Bóng râm hoa hậu chìm khuất sau vương miện hối tiếc

Bộc lộ ý nguyện tụng ca ngày xanh bất tận

Nỗi ám ảnh mù màu

Cất vó đêm nâu

 

Bình Địa Mộc

 

 

ĐÃNG TRÍ

 

dường như dấu ngã

nhầm lẫn dấu huyền

nghi hoặc dấu sắc

quên viết hoa tên người cầm cân nẩy mực

chưa kịp chấm xuống dòng bước ngoặc lịch sử hôn nhân

nhởn nhơ sữa mẹ nước dừa

mặc cả canxi

áo dài váy ngắn củn cỡn

đánh đu sân trường râm ran khúc ve mười tám

lõm bõm đồng sâu

nông dân tự kỷ bữa ăn nhạc thếch lý thuyết

giống cây trồng cơ cấu phù hợp

bón phân mặt trời

tích nước mặt trăng

công nhân nứt gót chân phèn

miễn trừ kỷ thuật

dây chuyền sản xuất khoanh tròn chấm bi sân khấu

bản hợp ca tổng phổ

tăng thu nhập inh oang

vốn đồng tháng sau cao hơn nợ đồng tháng trước

tiền ứng tháng trước gối đầu tiền lương tháng sau

chủ nhựt hẹn em xé rào

kết hoa đăng

khung trời sinh nhựt

kéo lu lô khăn giấy quanh hồ gươm tưởng tượng

dùi cui cắm vào trang nhật ký ngày xanh

tịch liêu phản hồi trúc trắc

tà dương tiếp nhận điêu toa

khán giã hòa tấu miếng võ bi hài

ngấm vào tháng bảy

mẽ nụ cười khiếm nhã

hô hô…

 

Bình Địa Mộc

 

 

NHẸ TƠN KIẾP NGƯỜI

 

Con gà cục tác sau hè

bỗng yên lặng để chú ve thì thầm

phía hàng cau nắng hoa râm

vá đôi lỗ thủng ngõ câm lặng chiều

 

Con trâu gặm nốt liêu xiêu

ngày đau đáu ngọn cỏ dìu dặt xanh

cánh diều no gió chòng chành

đồng xa con nít chạy quanh bóng mình

 

Cuối đường thôn bước gập ghình

hai con chó đốm đứng nghinh mắt chờ

đằng tây một ánh mặt trời

đang từ từ trở lại thời sơ khai

 

Bếp nhà ai khói mỏng mai

quyện mơ mòng mái tranh vài chỗ thưa

bàn tay em vịn song sưa

nhớ hôm qua tiễn người vừa đi xa

 

Sợi dây gàu nối thêm ra

giọt trong veo nước giếng lòa xòa trăng

lòng sâu đất lạnh băn khoăn

đã ngàn năm trước nhọc nhằn áo cơm

 

Tiếng ve như khúc dỗi hờn

hè về vỗ giấc nhẹ tơn kiếp người

 

 

Bình Địa Mộc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117085)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91722)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89371)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 106030)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89316)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101834)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96887)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89497)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 119076)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105376)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.