- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tháng Sáu Và Thơ Nguyễn Đăng Khương

13 Tháng Sáu 20185:24 CH(Xem: 25563)

Cô độc- ảnh ĐH
Cô độc -ảnh ĐH



KHI ĐÁM MÂY NÍN KHÓC

Mở tĩnh lặng lụa là hoàng hôn vắt ngang cầu vồng định mệnh
người người lấn chen nước vỡ tung hiện hữu
rệu rã chai lì bỏ mặc, lỗ tai đen, lưỡi cứng phân trần

 

Ta lạc lỏng với lí trí bơ vơ 
gương mặt cây mang nỗi buồn tận gốc
lá cháy theo ánh chớp hư hao

 

Bầy mối khuấy động thân dán ép
cánh xõa dính vào nhau gãy rụng
hoa trên mặt đất gục đầu

 

Con ngươi trong mắt thuyền thu giữ xác trôi sông
một kiếp quạt về hơi gió lạnh
đám mây ấy nín khóc mở ra bao biến cố
lớn theo đêm tiếng sấm mãi dội về.



MẶT ĐẤT KHÔNG CÒN CÂY

 

Phơi vết gãy cốt tủy sợi chỉ hiệp sĩ nằm đường quan tái
tất cả buông xuôi họ không còn hô hào nhân dân
điều ấy để dành cho Nguyễn Trãi

trong cuộc họp tôi phản bội chính miệng lưỡi của mình 
hoang mang giộng đầu
đồng phục thẳng thóm

thế là trơ trẽn đến
theo bóng mình
bắt đầu cất bước…

 


BÊN KIA KHÔNG LÀ BỜ SÔNG


Cho ngày sinh không còn ta

Sau cái hôn sâu là hôn mê
Phải làm cơn mưa vàng
Cho nàng ấy

 

Là cồn nên không phải bờ sông
Mắt ta luôn lầm tưởng
Là trăng như ảo ảnh
Tuổi hư vô

 

Bên kia không là khổ đau
Cứ xuống thuyền và sang bên đó
Màu mỡ phù sa

 

Tuổi thơ bơi suốt
Chìm bên này nghĩ về bên ấy
Thì ra bên kia nữa
Mới là bến bờ cần đến…

 

SẼ KHÔNG CÓ CON ĐƯỜNG NÀO CHO NGƯỜI ẤY TRỞ LẠI

Án tử được viết sẵn trên cây độc
không cần nghĩ nữa muốn chạy tội hãy hỏi bọn chúng
đừng hỏi tôi

 

Sẽ ngủ mãi trong kim đồng hồ
họ mang trăng vào sâu huyệt mộ
không phải đêm dối trá hiện hữu

 

Nếu đúng như sự thật móng tay mọc lưỡi rắn
bọn ấy chẳng bao giờ biết bay
trừ vài chiếc lá úa trở mình

 

Nghiệp chướng cấp ngang cổ lôi đi
không thấy lịch sử
chỉ thấy lịch bại

 

của thân xác ngày càng rệu rã
kiếp sống bí ẩn mất tích.

 

SẠCH NỖI BẤT AN

 

Người thợ già quên cái đầu 
sau khi rời khỏi công trình
ai đó muốn đổi mới chữ 
múa trong rỗng tận cùng quỹ đạo vô nghĩa
của cuộc sống

 

muốn cuộn tròn âm thanh đêm
trong bàn tay giả trá
linh hồn cá chó heo gà vịt
đang điều khiển thế gian

 

máu đóng cục khô khan
trên bàn tay chế độ
cái đầu sẽ quay về
khi nghị trường ngủ sạch.

 

NHÀ THỜ

Khóm trúc bách hợp đứng một mình mong ngày trổ bông
dòng nước không nghĩ mình ô nhiễm
chỉ miên man
tháp chuông treo hàng hàng ánh mắt nguyện cầu
âm thanh rơi rơi rơi

tôi là tên mạt hạng
bị vứt bên lề tôn giáo
không của nhà thân thích
đi tìm kiếm tình người
biến mất
khi cánh cửa khép lại

chỉ còn lời xua đuổi
của người bảo vệ
nở từng chùm trên khóm trúc bách hợp 
ở sau lưng…



NGÀY MAI


Hàng mi từng chờ đợi
lướt qua màn đổi thay
đôi mắt nhòe vô vọng
sau gương

 

Sự thật dấu trong rác
khoe sắc ngày xa
sao nhăn nheo ánh sáng
thổi tắc lửa linh hồn

 

Ngày sinh
em theo tôi vào cánh rừng phi lao
mái tóc em rì rào
hơi thở tôi thều thào

 

nhìn nhau mà không hiểu
đi đâu mất bầu trời
với tay vặn bớt gió
có chút gì mong manh…

 

Nguyễn Đăng Khương
Bến Tre - 2018


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 20235:00 CH(Xem: 5451)
bơ phờ là lúc em ánh sáng / ngàn năm mỏi mệt ngân hà / thiên thu bay mãi trời xa / nông nổi ẩn mờ hoài niệm
04 Tháng Tám 20234:38 CH(Xem: 7200)
tôi đã tha hương bên bờ sông nước chảy / một viên sỏi một nhánh rong / như mắt thủy xanh rêu tiền kiếp / tôi nỡ nào để thủy trôi đi làm giọt mưa tan / vào tiềm thức mịt mù của số phận
04 Tháng Tám 20233:39 CH(Xem: 7159)
tôi về đây nghe hết một thời / thân này hồn sẽ bỏ, chia đôi / còn xin giữ lại cho mình chút / nắng sớm mưa chiều … theo mây trôi
04 Tháng Tám 20233:26 CH(Xem: 5809)
mùa xuân/ em đến/ ngại ngần/ mùa hè/ ta ngủ/ căn phần/
15 Tháng Bảy 202311:26 CH(Xem: 6574)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Con, cháu chúng tôi là: Phật tử: PHẠM TRƯỜNG SONNY / Pháp danh: TRÍ LẠC / Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1994 tại Orange County, California./ Mất ngày: 11 tháng 7 năm 2023 tại Orange County, California. Hưởng dương: 30 tuổi
13 Tháng Bảy 20235:38 CH(Xem: 6456)
con lòng tong nhỏ / trôi đi / bâng khuâng / buồn lại phương phi / giữa trời
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 5474)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 7038)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 7594)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 6304)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.