- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

PHANBOOK VÀ, TUYỂN TẬP THƠ DU TỬ LÊ: KHÚC THỤY DU.

08 Tháng Sáu 20189:44 CH(Xem: 24720)
khucthuydu-vn

PHANBOOK  VÀ, TUYỂN TẬP THƠ DU TỬ LÊ: KHÚC THỤY DU.

 

dutule.com (ngày 7 tháng 6-2018): Tháng 6 với những trận mưa và, những ngày nước dâng lênh láng một số đường Saigon, rồi sẽ qua đi. Nhưng tháng 6 - 2018, đánh dấu sự ra đời của thương hiệu Phanbook, trực thuộc Công ty TNHH Phan Lệ & Friends, theo nhiều người sẽ còn được mãi nhớ. Lý do, Phanbook không chỉ là một thương hiệu chuyên về việc tìm kiếm, ấn hành những đầu sách giá trị của các tác giả Việt Nam nhiều thế hệ, mà, còn là đối tác của những tác giả, những nhà xuất bản lớn trên thế giới nữa. Hai dữ kiện này, cho thấy tầm cỡ đáng kể của thương hiệu mới mẻ này.

Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, người phụ trách mảng chọn đọc, ấn hành tác phẩm của Phanbook cho biết:

“Ra mắt đầu năm 2018, thương hiệu Phanbook (thuộc Công ty TNHH Phan Lệ & Friends) khởi sự hòa nhập vào một bối cảnh thị trường và văn hóa đang diễn ra nhiều đổi thay mạnh mẽ. Tập hợp một nhóm bạn hữu tâm huyết, có chung khát vọng, có ít nhiều kinh nghiệm về thị trường và chuyên môn, chọn cách tiếp cận lĩnh vực xuất bản với một tinh thần độc lập, Phanbook mong muốn cống hiến cho độc giả và thị trường xuất bản những giá trị văn minh, tốt đẹp.

“Những giá trị nền tảng được xây dựng ngay từ giai đoạn kiến tạo và sẽ tiếp tục được giữ gìn, nhất quán xuyên suốt những chặng đường phát triển về sau. Từ những ngày đầu, Phanbook đã tiến hành mua bản quyền kịp thời những cuốn sách lớn, đang tạo dư luận trên toàn cầu như: Fire and Fury - Inside the Trump White House của Michael Wolff, The Silk Road - A New History of the World của Peter Frankopan, Pachinko của Min Jin Lee, Night Sky With Exit Wounds của Ocean Vuong… và những tác phẩm văn học có giá trị của Heinrich Böll (Nobel Văn học, 1972), Isaac Bashevis Singer (Nobel Văn học, 1978), Gao Xingjian (Nobel Văn học, 2000), Juan Rulfo… Phanbook nhanh chóng trở thành đối tác của những nhà phát hành/ đại diện phát hành lớn trên thế giới như: Penguin Random House, The Wiley Agency, Parallax Press, HarperCollins Publishers, Macmillan Publisher…

“Phanbook cũng giới thiệu đến độc giả những tác phẩm giá trị của các tác giả uy tín tại Việt Nam, thuộc nhiều thế hệ, như: Nguyễn Gia Trí, Phan Triều Hải, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Vạn Phú, Du Tử Lê, Khải Đơn, Trần Lê Sơn Ý…

“Việc xây dựng mạng lưới truyền thông để thông tin về các sản phẩm đến với độc giả đầy đủ, thiết thực; sự mở rộng không gian phát hành trên mạng và nhà sách thực tế đang được Phanbook xây dựng để từng bước phục vụ khách hàng của mình một cách thân thiện, tiện ích và chuyên nghiệp. Với ý hướng ‘Chia sẻ tri thức và giá trị sống’, Phanbook hy vọng sẽ là cầu nối giữa người làm ra tác phẩm với người tiếp nhận tác phẩm; lan tỏa những giá trị sáng tạo, lối sống, tư tưởng phát triển bền vững, đem lại nhận thức tích cực, cuộc sống hạnh phúc cho người đọc trong một thế giới nhiều biến động…”

Theo ghi nhận của Nguyễn Vĩnh Nguyên thì, hiện tại, những đầu sách sau đây đang được bạn đọc quan tâm và bán chạy nhất của Phanbook. Thứ tự: 1- “Bão lửa và Cuồng nộ / Fire and Fury - Inside the Trump White House của Michael Wolff” - - Nội tình Nhà Trắng thời Trump.) 2- “Khúc Thụy Du”, tuyển tập thơ Du Tử Lê. 3- “Sống trong thời viễn tưởng” - - Truyện người và máy của Nguyễn Vạn Phú. 4- “Yêu thương và tự do” - - Tản văn của Trần Lê Sơn Ý.

Về tác giả của tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du” trong lời giới thiệu của Phanbook, do họ Nguyễn viết, có đoạn:

“50 bài thơ tụng ca nhân tình, quê xứ, yêu đương trong tập thơ này đã là chất men phiêu lãng cất cánh thành ca từ trong những sáng tác nổi tiếng của các nhạc sĩ tài hoa: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức,… Nhưng khi được trở lại bằng văn bản gốc, từng bài thơ mang lại cho người đọc một cảm nhận phong nhiêu lạ lẫm. Chúng tôi giữ lại trên văn bản từng chi tiết ký hiệu dấu gạch chéo (/; black slash) mà tác giả “cài đặt” khá phổ biến gợi ý cách ngắt nhịp đi (punctuate) của câu thơ để cởi bỏ sự trói buộc, một chiều và hướng đến khả năng người đọc đồng sáng tạo (hoán vị chữ, sắp xếp lại thứ tự chữ trong câu, câu trong bài). Chúng tôi cũng xin giữ lại những ký hiệu nối (-, --) được xem là một phần bất khả phân, một mệnh đề “independent clause” với câu thơ kế tiếp. Chúng tôi cũng xin giữ lại cách viết thường nhan đề, toàn văn bản bài thơ, một số danh từ riêng,... xem như đó là“hệ thống chính tả” có chủ ý của tác giả. Độc giả qua đây sẽ hiểu Du Tử Lê có những cách tân táo bạo trong chính những thể thơ truyền thống mang ít nhiều quy phạm như ngũ ngôn, lục bát, thất ngôn (…)

 “Cuộc thơ của Du Tử Lê trong kịch bản trò chơi hướng đến những người đọc trẻ hôm nay phải chăng là một cuộc tìm kiếm đã được dự cảm từ lâu lắm:

      như con chim bói cá / tôi lặn sâu trong bùn / hoài công tìm ý nghĩa / cho cnh tình hôm nay”   (Khúc Thụy Du, 1968)

(…)

 “Du Tử Lê, cùng với Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên,… tạo ra một không gian lãng mạn, khí khái, nhân văn và giàu suy tưởng đặc thù của khí hậu văn chương miền Nam của một thời kỳ đất nước nhiều biến động. Là một phần không thể không nhắc đến trong nguồn vốn văn chương dân tộc.

“Khúc Thụy Du là một kết tinh đầy tương thích với lối đọc thơ, sống thơ của ngày hôm nay!”

.

Muốn có những tác phẩm chọn lọc của Phanbook, xin vào http://phanbook.vn/ hoặc https://www.facebook.com/phanbookpublishing/  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85606)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88815)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92062)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89764)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111197)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91821)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91353)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81622)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86116)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87118)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.