- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGANG GIẤC CHIÊM BAO

14 Tháng Năm 201812:24 SA(Xem: 24461)



mua-dh
Mưa - ảnh ĐH


 

BÀI HỒN NHIÊN THÁNG NĂM

 

Lẩn quẩn từ một buổi chiều
nơi ranh giới của giọt nước nào rất mỏng
cơn mưa hối hả sau ngày oi nồng đầu hạ
cố làm dịu những cồn cào nơi ngực
về một hoang tưởng không tên
phập phồng
thở

ta bỏ đi rất nhiều tháng năm trên đường
không nhớ nữa bao lần vội vã
buổi chiều ngồi đếm những giọt nước rơi giữa trời
hồn nhiên tan vào đất
phút giây bỗng thành huyễn hoặc
xa như ngày đã qua

còn lại những giọt mưa tạt ngang giấc chiêm bao
nghệch ngoạc vẽ thêm vào phía trước
hình hài mơ hồ của ước vọng
giữ trong vòng tay chông chênh


Đoàn Minh Châu
Đà Nẵng 20.5.2011

 

 

 

 

NÉT CỌ THỜI GIAN

 

anh còn yêu em không?
một ngày
ánh nắng cắt con đường thành hình thù rối loạn
chập chờn vẽ lại ảo ảnh nhiều màu
một ngày
anh và em chạm nhau bằng nỗi buồn riêng lẻ
một ngày
anh và em xa nhau bằng nỗi buồn riêng lẻ
anh còn yêu em không?
 
Em muốn vẽ lại bầu trời khô cong của trưa tháng bảy
bằng bàn tay lá
rơi tung toé giữa cơn gió mùa hè
anh là những ngã tư của thành phố
em cứ mãi phân vân chọn một lối rẽ cho mình
anh là từng buổi chiều qua đi
khi em ngồi đếm
trong cái ồn ào của giờ tan tầm
những nếp nhăn nào bất chợt
như dấu tích của mộng mị em cứ dọn trên từng con đường
mất hút vào năm tháng 
anh chẳng bao giờ đi cùng
phải không?
 
anh còn yêu em không?
anh còn yêu em không?
 
Ta còn yêu nhau không?

Đoàn Minh Châu

 

 

CÓ THỂ MỘT NGÀY EM MẤT ANH

 

là ngày

em không còn nghĩ về anh nữa

sự tự tin của anh không đủ

giữ gìn những kí ức về nhau

 

em không biết là bao giờ

mai, hay ngày kia

hay chính hôm nay

đã biết bao yêu thương

cũng chừng ấy chán chường

 

có thể một ngày em muốn đi trên con đường lạ

cố quên những điều quen thuộc

hoặc bất chợt

một sớm mai thức giấc

em chẳng còn nhận ra

đã từng giấu anh vào trong giấc ngủ

 

có thể ngày ấy rất gần

có thể rất xa

đâu cần một lý do, một lời giải thích

có thể một ngày, chẳng ai hiểu nổi

ta mất nhau

đã tự khi nào

 

 

Đoàn Minh Châu

10.2011

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98824)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32248)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110663)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128067)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84044)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.