- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

thơ Y K Đỗ

29 Tháng Tư 201812:26 SA(Xem: 24344)
em hon nhien - dohaiyen
nhà thơ YK Đỗ



thơ  Y K Đỗ

ANH Ở ĐÂU GIỮA MUÔN TRIỆU HÌNH HÀI

 

anh ở đâu?

trong những mặt người nhởn nhơ ngoài phố

buổi sáng

em đến văn phòng với mớ tóc chưa kịp khô

áo hoa, váy ngắn

chân thoa kem chống nắng, mặt ẩn dưới khẩu trang

vui hay buồn, cần chi ai biết...

em có một căn phòng vuông

chiếc ghế to chực chờ nuốt chửng

những cuộc họp nối đuôi nhau

mắt xanh, da đen, mũi lỏ, Việt Kiều

ngày của em

quay cuồng, chật chội

anh ở đâu?

 

em đọc một bài báo

cặp đồng giới vừa lén lút kết hôn (vậy mà ai cũng biết)

người ta đăng hình họ nhưng che mờ đôi mắt

điều bất thường trong xã hội bất thường

trở nên trò vui kệch cỡm

anh ở đâu?

 

em muốn kể anh nghe về buổi trưa

và hỏi

anh ăn gì?

em rất dễ ăn

chỉ không thích dầu mỡ, xương, da... và nhiều thứ khác

dưới tòa nhà, vài cô gái đứng đợi tình nhân

chiếc váy ôm, môi đỏ, nước hoa nặc nồng

cau mày che nắng

anh ở đâu?

 

ngày dài cỡ nào thì nó vẫn phải trôi

em của buổi chiều buồn hơn buổi sáng

mùi khói xe

mùi bụi

hương thơm từ cổ áo bay đi hơn nửa

con đường thẳng, quẹo trái, thẳng, phải rồi trái

không cần tập trung mà vẫn nhớ...

anh ở đâu?

 

chiếc tivi uể oải phát ra

thứ âm thanh của loài người, (thi thoảng) có khi nghe mà không hiểu

em lăn lộn với chiếc máy tính

nặn nhồi con chữ

vai áo gầy trơ

anh ở đâu?

em hỏi lại lần nữa

rằng

anh ở đâu?

 

hỡi người đàn ông, hỡi chàng hoàng tử

sẽ sánh vai em

trước biển chiều tà cùng những lời chúc tụng

em sẽ tag tên anh

"in relationship"

cả thế giới còn lâu mới bắt kịp

bạn bè sẽ “like”

và chắc chắn, có nhiều người tức giận

mặc xác

mình cứ cho thiên hạ biết: mình yêu!

không phải trăm năm, ngàn năm, hẹn thề vĩ đại

bởi thể nào tóm lại

em rồi cũng cần... anh

 

anh ở đâu?

trong thế giới ngồn ngộn màu da và âm sắc?

cao? gầy? trắng? đen?

anh nói thứ ngôn ngữ gì?

mình có hiểu nhau không?

làm ơn (đừng nói bằng ánh mắt)

em đàn bà nông cạn

nói ra chưa chắc hiểu

anh cứ nói tiếng loài người, tử tế với nhau

cuối cùng thì... anh ở đâu?

 

mau mau

ngày đã tàn, đêm đã tịnh

những bữa cơm, áo quần xúng xính

cần được khen, được khoe

ngày mai và những ngày mai khác

em sẽ lại tìm anh giữa muôn triệu hình hài

gạn đục, khơi trong

anh ở đâu rồi?

 

nhớ

đợi

chờ

em...

 

YK Đỗ

 

  

 

MỒ CÔI

 

Em chạy kiếm tuổi thơ

Những ngày nắng cháy trên đôi chân không giày dép

Những ngày mẹ bắt em mặc quần, tóc cắt ngang, cháy hoe biếng kẹp

Ngày không anh…

 

Em gặp tuổi thơ xao xác, chồng chành

Nơi chiếc cầu trơn, mẹ đi về dăm bảy quận

Sảy chân…

 

Em mồ côi cha

Mẹ mồ côi chồng

Tuổi thơ em….

Cũng từ đó… mồ côi

Và em gặp tuổi thơ trong nét nhớ những gương mặt đàn ông hay lui tới thăm nhà

Những người đàn ông luôn nhìn mẹ bằng ánh nhìn kỳ lạ

Em hóa chim sẻ xù lông, giật giành hơi mẹ

Ngày đó… chưa anh… em côi cút một mình

Thời gian và đứa trẻ trong em rượt nhau, trầy xướt linh tinh…

Mẹ mồ côi!

Em vẫn cứ mồ côi… như thế!

 

Cho đến một ngày em nhận ra… mình không mồ côi nữa

Đó là ngày mẹ thôi còn đủ trẻ… và những người đàn ông quay mặt

Chưa lần, trọn vẹn vá khâu!

Và em cũng có ngày quên đi mình đã mồ côi

Ngày được yêu anh… như đã từng khát khao tình thương người đàn ông là chồng của mẹ…

Em yêu anh bằng tình yêu đứa trẻ

Cứ sợ sẩy chân, lại côi cút một mình!

 

Cho đến ngày, anh hóa người đàn ông, em đã gọi bằng “cha” trong vô thức

Tê buốt là nỗi đau xé cào lồng ngực

Và đứa bé…

Gặp tuổi thơ mình qua ký ức của người mẹ…mồ côi…

 

 

YK Đỗ

 

 

TẬP QUÊN

 

Em có quá nhiều chiếc áo mới chưa kịp mặc

Vì anh...

Đã phai màu trong ngăn kéo,

Em đã thay đổi kiểu tóc, hết đen lại nâu, hết cong rồi lại thẳng

Mà chưa kịp cùng anh xuống phố một lần...

Những đôi giày em mang qua bao nẻo đường không kể siết..

Chưa bao giờ được hò hẹn với anh.

Em đã thay chiếc kính cận biết bao lần...

Gọng xám, gọng xanh, gọng tím rồi gọng đỏ....

Em cứ nghĩ, giá như anh còn đó...

Để biết rằng

Có quá nhiều điều mới mẻ ở quanh em!

 

Em bắt đầu có thêm những bạn bè

Người mới gặp trong bữa tiệc xôn xao, nói cười rồi quên lãng..

Người ở lại cùng em qua bao mùa nắng hạn...

Người quay lưng vì không tìm thấy họ trong em !?

Và căn gác mỗi lần nắng ghé lại bên thềm

Em lại thấy mắt anh như buổi hoàng hôn đến vội

Em ngước nhìn, ước ao và thầm hỏi: "Liệu bao giờ căn gác phủ màu rêu...".

 

Chiếc xe em thay vỏ biết bao nhiêu

Chỗ anh ngồi giờ chỉ có em cầm lái

Những quán ăn ngày xưa bao lần mình ghé lại. Người ta đổi tên, dời chủ...

Nhớ làm sao?

Nhớ làm sao những biến đổi hàng ngày

Khi cuộc sống em đã không anh từ lâu lắm

Vì nếu như em cứ thèm được khoe với anh mỗi ngày như đứa trẻ,

Cũng có ngày đứa trẻ lớn khôn thôi!

 

Giống như em, áo mới, tóc tai, giày dép và mắt kính có kịp thời,

Dẫu có đổi thay đến không còn nhận ra em được nữa…

Nỗi nhớ về anh vẫn cứ ồn ào, ngẩn ngơ như đứa trẻ!!!

Nhẫn tâm nào bắt đứa trẻ quên mau????"

 

 

YK Đỗ

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Năm 20181:38 SA
Khách
Hay Yến à. đọc đc cả tuổi thơ và cảm xúc của bạn trong thơ, thật xúc động
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99127)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96508)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72314)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85619)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92002)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87876)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90915)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78123)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100014)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85039)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.