- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THÁNG TƯ CHI

21 Tháng Tư 201811:44 CH(Xem: 24570)
gaidocsach

 

LTS:. Trong sáng tạo, những cái quen thuộc không hẳn đã hay, và những lạ lùng đôi khi là điều không dở. Trong thi ca, thi sĩ thường dùng một thể thơ nào đó để diễn tả tình cảm và tư tưởng của mình, từ lục bát cho đến tự do rồi tân hình thức v.v... tất cả chỉ là phương tiện, đôi khi là một thử nghiệm để người làm thơ sử dụng và chuyển tải tâm tình của mình đến bạn đọc.  Một lần nữa chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu chùm thơ "Tháng Tư Chi" của Phạm Quyên Chi.

 

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

BỎ PHỐ

 

Những ngày muốn bỏ phố 
Nhiều điều không muốn nói ra, rồi cũng chẳng muốn nói ra
Nói để làm gì? 
Được gì? 
Thành phố! 
Trông giống độ tuổi ông già lượm rác 

Ông già thoạt nhìn xa lạ với tuổi tác
Ông không bao giờ và chẳng bao giờ nhặt những vỏ lon nước yến của tôi - nó có mùi chán đời của kẻ 26 tuổi, đầu tóc thưa thớt, 
Chỉ cần ăn tô bún buổi sáng - sống cũng chẳng thật tốt với bản thân 

Tháng tư! Bỏ thành phố như bỏ cuộc chơi 
Hai tai tía lạnh
Viết con số 6 không tròn bụng
Làm gì lạc gần mười năm vậy cô gái? 


Hôm nay thứ 7, gần chủ nhật
Thấy cô nằm gần biển, trông không rõ lắm, cô nói gì đó, 
Bạn cô ngồi bên cô 
"Sáng nay tao thấy bầy chim sếu đậu vào mặt tao"
Làm gì để sống đây Chi? 

Viết Văn cần ý tưởng, cần tư tưởng? 
Làm Thơ cần thấy bông gòn nở to giữa lụi tàn tình yêu 
Còn ai muốn sống nữa! 
Còn ai muốn nói nữa! 
Bọn mình vượt biên thì sỡ nhỡ ai đó mở cửa sổ và trông thấy 
Đùng đùng nước chảy, mắt mờ mờ mịt 


Tháng tư câm 
Xem trọn bộ phim câm
Cái ác tự nhiên làm ngứa cái miệng 
Muốn nói quá 
Hay muốn câm quá 
Một ngày nào đó chúng ta kinh hoàng 
Đập đầu 
Và tự đi ăn xin 


Thành phố tháng tư im ru chán đời lắm 
Ly Cafe buổi sáng hồng lên tiếng xe 
Chi ơi, nhất trí bằng lòng bỏ thành bỏ phố 
Về nhà mình em nhé!!!

Phạm Quyên Chi

 


CƠN LŨ

 

Cơn lũ chết cháy dưới cây cầu bắt ngang sang thi trấn 
Thị Trấn Sava không có thực, buôn bán dưa leo tấp nập 
Bầy chuột xây dựng lại nhà cửa 
Chúng mọc ra nhiều tay chân 
Có hôm tổ chức lễ hội 
Mừng bé chuột con ra đời 
Chuột cha ngồi viết bức thư tay khoan khoái

 

Cơn lũ nằm đen thui 
Đến lúc khuya, bầu trời cho muỗi cắn đốt hút hết máu trên thân xác 
Trên manh chiếu rách, ông già đóng vai cậu bé trong chuyện cổ tích 
Đứng dậy mặc áo quần 
Bỗng đâu đó, ngày hôm qua trở lại bảo hạnh phúc gần đây không hạnh phúc 
Ồ, mừng quá 


Chúng ta nên cắt bánh sinh nhật đi tang cho cơn lũ

Sau đó, lũ chuột họp mặt gấp gáp 
Phải tránh xa " răng lưỡi " của nắng 
Nắng cắt đứt dòng họ để gây ác cho người 
Nắng bắt bọn thú rừng phải ngừng ăn, đi nằm, đổ bệnh và chết bỏ con mình

 

Một con trong bọn chuột 
Xung phong 
Trưa nay đây
Lại phòng trọ tôi 
Họp mặt anh em 
Chúng ta phải phù phép cho chúng ta

Phù phép cho những điều không dám nói ra!

 

Phạm Quyên Chi


TÀN TẠ

 

Tàn tạ đêm tháng tư 
Tôi trở về say bảo 
Cột đèn làm cột mốc 
Lãng quên một con đường

 

Người lạ từng yêu tôi
Mắt buồn sâu rưng rức 
Phải Chi à! Em ngủ 
Đi em nhé, tôi đi 


Xa lắm nơi lạnh lẽo 
Nghìn trùng thăm thẳm nơi 
Đại lộ Chi ơi - em
Nhắm mắt lại tiếp tục 


Mơ đi, như trả giá 
Giúp tôi trước cặp vé 
Xem phim miễn phí cho 
Kẻ đứng thấy mình đầy 


Tội nghiệp, Chi ơi đêm 
Tháng tư tôi sợ em
Bỏ đi - cái chốn em 
Bỏ đi - mù mịt cân


Nước mắt bằng kilogam
Kẻ muốn bán người không 
Muốn mua làm sao đây
cho nhanh liền vết sẹo

 

Tàn tạ đêm tháng tư 
Không tài nào thấy giấc 
Ngủ ngon lành, Chi ơi 
Tên em tru lên nhánh 

 

Cây gầy rồi mà em 
thương chi tôi đứt ruột

Để tôi về nhà nằm
Xuống mới thấy đời 

 

Giông tố xuyên qua mọi 
Thấu kính rồi biệt tăm…

 

 

Phạm Quyên Chi

TRƯA HÈ

 

Trưa hè tôi chết
Con bướm xanh đẻ con bướm vàng mười năm 
Mười năm tôi chết, 
Con bướm vàng đẻ ra con bướm đen hai mươi năm
Hai mươi năm tôi chết 
Con bướm đen bị hư thai 
Con bướm vàng già nua
Con bướm xanh trở nên xanh thẫm – chỉ duy nhất nó đến được thành phố có treo lá cờ xanh 


Trưa hè tôi chết
Người ta bày ra trò ho lao 
Phải , phải rồi, cả tháng không uống nước lã, cổ họng khô, răng mẻ lỗ, lưỡi cứng ngắt, trùng hợp lắm 
Người ta còn dán con tem in hình con bướm lên gửi sang nơi xa nhất trong chuồn bướm 
Phải, phải rồi, sẽ không tốn tiền gửi, mọi thủ tục miễn phí như một giấc mộng dài 
Người ta, sống chỉ vì một thói quen là đã quá quen với thói quen 


Trưa hè tôi chết
Thằng nhỏ 2 tuổi, dở trò cướp bóc 
Căn phòng tôi thuê dài tổng cộng 43 viên gạch rêu, bà chủ cửa hàng vật liệu còn hỏi ý kiến ông chồng về giá cả viên gạch làm thành cuộc trò chuyện bí mật
Con chó đỏ bị xích ngay vị trí cái vú – nằm sấp – nằm ngửa tính ngày lành tháng tốt chuẩn bị đầu thai 
Bức tranh, duy nhất bức tranh còn xót lại trong đống đổ nát vẫn nguyên vẹn hình 4 quả táo với con dao thái 
Hai người con trai ngồi im lặng sợ một tiếng động, hình như trời nắng trí nhớ mất đi tạm thời 


Trưa hè tôi tự tử
Tôi sợ má tôi vô căn phòng thuê sẽ làm tôi quên mất ý định tự tử 25 năm nhen nhóm 
Tôi sợ tôi chết không thành 
Nằm cong veo như cái cốc không nước 
Có con sông quê, à ơi thuở con cua kẹp con cua 


Tôi giật mình 
Trời nắng làm thinh 
Cánh cửa nặng quá, 
Tôi nhích ra không nổi 
Lật ngửa bàn tay 
Tôi biết bò – đi – đứng – chạy – nhảy – hát – ca – khóc – cười – yêu – ghét – giận – hờn 
Tôi biết đọc – sách 
Một cuốn sách có gáy đóng rất đẹp,732 trang luôn bìa , giá 0 đồng 
Chỉ dạy duy nhất một điều 
Một con ma nó có thể chết vì điều gì ???

 

PHẠM QUYÊN CHI

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91483)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81770)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86254)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87266)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78379)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100421)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81336)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192335)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84828)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114810)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ