- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐỌC LẠI BÀI THƠ THÁNG TƯ

05 Tháng Tư 201812:48 SA(Xem: 28735)

1064050_473105986110117_1095963887_o
Photo ĐH



YÊU NƯỚC LÈO

 

Em cứ tưởng tượng nhiều thứ

Chuyện anh chát chít với ai

Chuyện đêm khuya ngồi viết cho ai

Chuyện yêu đương mù mịt và không chịu yêu nước lèo

 

Em bảo thế giới chung quanh anh ồn ào son phấn

Không trầm lặng sâu sắc

Không tư tưởng nghệ thuật hay thích chuyện con heo

Không trăn trở văn chương, không làm thơ vắt dòng

 

Rất thích chụp hình nghệ thuật đẹp sang

Mà không biết tạo dáng, ánh sáng lung tung

Không văn hóa Hà Nội, không thật thà miền Nam

Chỉ gàn gàn miền Trung Việt kiều hay cãi

 

À có lần em nói anh đặc biệt

Đặc biệt chân quê khi anh đọc thơ

"Anh có bao giờ thôi nhớ em"

Chỉ tại anh run quá nên đọc sót chữ "kia"

 

Em bảo sao anh không quan tâm đến chính chị

Mà suốt ngày cứ việc chính em

Gió lạnh ngoài kia mang theo mùa đông băng giá

Cái lưỡi bỗng cà lăm như sức nặng bốn nghìn năm kéo tới

 

Đả đảo cái ngu

Ngu... hu hu hu

Em cười và bảo

Anh nói... giống kiểu lưu manh chính trị

 

 

Đặng Hiền

 

BÀI THƠ THÁNG BA

 

Tìm bài thơ tháng ba bỏ lên

Như là khuyến mãi cho liều thuốc bổ cuộc tình

Thấy em cười tươi như men rượu

Không than già vì nhờ đông trùng hạ thảo

 

Hình như nhân loại đã được cứu

Không còn sợ bệnh đường loại hai

Thấy bạn loay hoay tìm đường cứu nước

Bằng gánh hàng rong thuốc  đắng như niềm đau

 

Thôi đành tặng nhau huyền thoại

Cho qua một khiếp phù sinh

Hát câu thơ người xưa

Nô lệ ngàn năm cùng nội chiến từng ngày

 

Tìm bài thơ tháng ba

Nghe nhói đau âm u  bóng tối

Thời gian đã làm trò ảo thuật bằng những câu khẩu hiệu điên mê

Mà học hoài không thuộc chữ yêu thương.

 

Đặng Hiền


 

XIN THAY QUỐC TỔ

 

Có đơn xin vào quốc tịch

Có đơn xin ra

Chưa thấy mẫu đơn nào

Xin thay Quốc tổ

 

Vậy mà có kẻ

Hô hào xin nhận

Đất nước người làm Tổ quốc thứ hai

Và màu cờ là trò hề thay đổi

 

Chuyện cuộc đời cười ra nước mắt

Phải tra lại tự điển mấy lần

Tổ quốc,Tổ quốc là gì?

Truy tìm định nghĩa chữ đớn đau

 

Khi mà từ nội đến ngoại

Luôn sống bằng huyền thoại

Và anh hùng chỉ là nạn nhân

Của đám đông hèn nhát

 

Viên thuốc giảm đau là hy vọng

Trên chuyến viễn hành tuyệt vọng

Tự do như hơi thở như khí trời

Có ai rao bán tự do

 

Trang sử nào ghi dân ta Man di

Thực dân nào khoác hoàng bào khai hóa

Lời rao tâm thần

Xin thay Quốc tổ...

 

Đặng Hiền




ĐÀN ĐIẾM BUÔN

 

Khi em thay màu áo
Màu son môi vẫn hồng
Chỉ tình tỉnh như không
Dù lòng buồn quá mạng

 

Có câu hỏi lan man
Bạn làm gì để sống
Làm thơ không phải nghề
Chợt buồn như bất lực

 

Hôm nào tung quảng cáo
Bán tòan thuốc cường dương
Chính chuyên cùng trăng gió 
Đạo đức che loạn tình

 

Có rất nhiều thứ giả
Nhưng giả hại thần kinh
Là lăng loàn trí tuệ
Là trí thức giả hình

 

Khi em thay màu áo
Và khoát đủ màu cờ
Ơi em buồn không hở
Tự do đàn điếm buôn…

 

Đặng Hiền


ĐỌC LẠI BÀI THƠ THÁNG TƯ

Qua tháng tư rồi
Anh có trở về ngày bình thường
Như đi bác sĩ, làm tình và các thứ
Mình lại hẹn nhau mùa điên năm sau

Không biết cơn điên có cần sáng tạo
Như tái tạo biển đảo làm phi trường rồi bay lên
Thôi đừng nói giải phóng, quốc hận và thắng thua
Khi mà tình yêu giới hạn

Khi em bảo anh
Phát biểu không đường đi xuống
Lập lại nhiều lần con chữ a a...
Đoạn kết với hò reo và chết hết

Bên kia biển có thằng con đỉnh cao trí tuệ
Nó bảo lùa người vào trại tù là nhân văn
Ừ thì ác và ngu
Cớ sao tiếng cười chúng ta nhốm cùng nước mắt

Những ngày cuối tháng tư
Em ngủ suốt ngày chỉ thức dậy để ăn rồi lại ngủ tiếp
Vì không thích nghe ồn ào
Dù ở Sài gòn lớn hay nhỏ

Bài thơ đi xuống
Rớt sâu vào trong mắt bạn
Cơn đau lưng quặn đau từ ánh mắt
Những tia hy vọng lóe lên như bóng pháo bông chợt tắt

Qua tháng tư rồi
Anh có trở về ngày bình thường
Như chơi trò thả bong bóng bay
Thiên đường xa mù bu lô bu loa… điên.

Đặng Hiền

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 201412:46 SA(Xem: 32606)
Không có mùa thu trên những con đường này Chỉ hai mùa mưa nắng Làm gì có mùa thu để đi trên những xác lá vàng trong công viên Chỉ là những ngọn gió chướng của ngày hè và mùa nước nổi vào tháng chin
12 Tháng Mười 20143:06 SA(Xem: 32271)
mỗi người mang một lý lẽ núp kín trong ốc hó hé bước ra ngoài sợ mặt trời úp chụp
10 Tháng Mười 20143:19 SA(Xem: 33509)
Sự phân biệt trong ngoài là tấm màn trên sân khấu Ác thiện đổi ngôi như thay nhân vật tuồng tích Trò chơi làm thượng đế và hành hạ yêu thương Bữa tiệc đã bắt đầu bằng cơn mê sảng của bầy côn trùng đêm thu
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 34771)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 33336)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 43887)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.
09 Tháng Mười 20142:59 CH(Xem: 32056)
Nào đâu phần mộ anh nằm Nào đâu tri kỷ tri âm…hỡi trời Cũng con thầy mẹ cả thôi Cớ chi mai mốt khóc người hôm nay
09 Tháng Mười 20141:04 CH(Xem: 29216)
Chính quyền Hong Kong đã hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ Sáu 10/10.
08 Tháng Mười 20145:08 CH(Xem: 32693)
Đừng hỏi em về sự lựa chọn nỗi ngày rằng cơn mê đã tan và trời nhuốm tro mây đừng hỏi em về những hao gầy của mùa thiên di mỏi em chẳng lựa chọn được gì ngoài nỗi nhớ di dời
07 Tháng Mười 20145:09 CH(Xem: 30902)
Phần hai cuộc phỏng vấn được gửi đến quý vị sau đây. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ phân tích về các yếu tố cá nhân, tập thể; về vai trò của thủ lãnh trong đấu tranh, đặc biệt là đưa ra một nhận thức đúng đắn về việc “làm chính trị”.