- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MƯA LÊN TỪ NHÁNH SÔNG

25 Tháng Ba 201812:31 SA(Xem: 26017)




IMG_3428
mưa lên từ nhánh sông - ảnh tác giả




Mưa lên từ nhánh sông

 

Đó là một ngày thần thoại

Mưa lên từ nhánh sông

Mùa đông chảy thành trăm con đường

Nơi ngõ hẻm

Tình yêu đang trùm kín chiếc khăn  

Grừ...grừ...

Chú mèo hoang lạnh 

Gửi giấc mơ trổ theo lộc biếc 

Cuộc trình diễn mùa đông 

Kéo dài đến tháng ba 

Tiếng mưa vẫn còn vương vãi

Người đàn ông bên ly rượu 

Người đàn bà đang ăn mái tóc khô

Sự biếng lười đổ đốn 

Nằm bẹp trên mái nhà 

 

Sẽ đến lúc nào đó 

Chúng ta sẽ nhỏ bé lại 

Tựa mũi kim

Để khâu lại từng con đường 

Chúng ta đã từng lạc lối 

Hãy yêu đi

Trước khi thời gian sứt mẻ

Lớp da già nhăn nheo

Đừng theo cách chúng ta định ước

 

Vẫn còn điều gì lấn cấn

Mở hé cửa ra

Đẩy mùa đông đi 

 

n.h.a.t

Sự tồn tại 

 

Phía sau khu vườn trống 

Những bóng âm mịt mù đang hồ nghi về sự tồn tại của linh hồn

Sau sự sụp nát của bức tường

Thời gian đổ ào xuống 

Lịch sử chảy tràn xuống

Con người lúi cúi lượm lặt

Những quyển sách, những hoài ức, những tiếng cười, giọt nước mắt, lòng tin, sự dè dặt, điều sợ hãi còn nghẹn trong cuốn họng run lẩy bẩy, mọi sự cam chịu

Cơm ăn, nước uống

Mọi thứ từng đi qua

Hoặc đã từng chạm vào

Những cái tên...

Tất cả từng là sự im lặng rất lâu

Bây giờ, đó là sự im lặng vĩnh viễn

 

n.h.a.t

 

Hai sợi dây 

 

Sự khác biệt hai sợi dây

Đứa trẻ ghiền bên máy tính

 Và con chó bị xích 

Khi cả hai cùng tìm cách phá vỡ đi

 

Con chó cần bàn tay gỡ những nút thắt

Nó sẽ tận hưởng làn gió tự do của khu vườn

Đứa trẻ cần sự phá vỡ bên trong

Có thể từ xa là một ngọn hải đăng

Đứa trẻ cần nhìn thấy nó

Hoặc con đường dài ngoằn ngoèo 

 

Con chó bất lực vì không bàn tay giải thoát

Đứa trẻ bất lực vì không giải thoát đôi tay của mình

 n.h.a.t

Trong đêm 

 

Có một điều giả tưởng được đặt ra

Khi con người xoá được hết dấu tích của chiếc đồng hồ 

Mọi thứ sẽ không còn so đo

Từng phút và giây, từng khắc giờ và nhịp đập

Trái tim đôi lúc sẽ loạn lên

Chúng ta sẽ quên hẳn từ “bình minh” hay “chạng vạng”

Chúng ta sẽ không còn lo lắng, cầu an, chắp nối cho từng ngày dài thêm 

Chúng ta chẳng biết tiếc nuối 

Không có điều xa cách 

Không có sự chờ đợi

Không có chỗ cho hoài niệm, cho nỗi buồn 

Đêm 

sẽ sâu hơn

Nghìn trùng 

Và chẳng ai biết được điều đó 

Chúng ta sẽ qua từng ngày 

Vắt dòng tuỳ thích như bài thơ 

Chẳng bị thời gian trói giữ 

Mọi thứ sẽ trôi...trôi...trôi qua

Êm ái và nhẹ nhàng 

Chúng ta vẫn luôn trẻ mãi 

 

Điều giả tưởng ấy đã xảy ra

Ít nhất là đêm nay

Trong đôi tai của chú mèo

Tiếng tích tắc đã tan loãng vào bóng tối 

 

n.h.a.t

 

 

Chạm vào bóng tối

 

Xin em đừng chạm vào
Lời của ánh trăng kia yếu đuối
Giấc mơ đã ngủ trên võng nhện 
Dài một thế kỷ chênh vênh

 

Xin em đừng chạm vào
Đôi tai của lão nghệ sỹ mù 
Đang nuốt trọn khúc âm dương
Từ lời sương mù đang lắng


Từ lời Hải Hạc sầu bi

Xin em đừng
Chạm vào ngõ ngách phân ly
Lời tôi khô như mái ngói

liệt từng lớp đau thương 


Xin em
Chạm vào mắt nhung
Vuốt giùm nỗi buồn tôi lần cuối
Xin em chạm vào bóng tối
Để hát


Vài lời bồng bềnh từ mái tóc khô

Xin em chạm vào bóng tối
Hát tôi nghe
Về giấc mơ của loài hoa hiên rực vàng đầy ngõ


Tôi làm sao nghe được
Tôi làm sao nuốt được
Như lão nghệ sỹ mù kia?
Tôi nghe rổn rảng

Khúc âm dương vỡ trên mái ngói
Trăng vỡ trên mái ngói


Giấc mơ hoa hiên vỡ trên mái ngói
Tôi rổn rảng
Rơi
Trên thế kỷ dài dài mắc nhện

 

n.h.a.t

 

Ăn Tóc

 

Cô gái không hề để ý gì về thời gian yên bình của mái tóc
Cho đến khi cô nhận ra
Cần phải cắt bỏ những chiếc vây cá mềm mại đang bơi trong cái chậu bằng thủy tinh
Bởi chúng quá hẹp và mắc vướng
Cô bắt đầu tập ăn tóc


Cô bắt đầu ăn từ những ngọn khô giòn quá lưng
Cô ăn mỗi ngày
Chúng có mùi vị của nắng cháy và rụm rụm của từng sợi buồn xào giòn 
Chiều chiều cô lại tựa vào chiếc ghế cũ thong thả ngồi ăn nỗi buồn từ ngọn tóc chết


Chúng có mùi vị của tế bào quy tắc đóng hộp
Chúng có mùi vị của thời gian hơi chua
Thời gian đã hết hạn dùng từ bốn mươi năm trước
Khi cô đã bắt đầu biết ăn những sợi tóc máu từ trong bào thai mà mẹ cô chưa kịp cạo đi


Cô chẳng nhớ được gì
Nhưng cô nhớ rằng cô chẳng hàm ơn chúng điều gì
Bởi chúng có mùi vị mằn mặn, tanh tanh cứ mắc vào cuốn họng
Và đau đến buồn nôn


Từng cơn buồn nôn khó chịu 
Từng ngọn tóc đã rối và mắc vướng
Vào trong thớ thịt và đôi mắt mờ dần của mẹ
Cô vẫn đang ăn


Những sợi tóc có mùi vị hạnh phúc và bạc bẽo
Ăn mãi cho đến khi tóc sẽ không còn sợi nào bạc hơn
Cô vẫn đang ăn
Cho đến khi cô biến thành đất để được ăn tóc mãi mãi

 
n.h.a.t

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Chín 20145:03 SA(Xem: 32318)
Trong đám anh em thúc bá, chỉ có mình tôi được học ở Hà Nội. Tôi học trường tiểu học Nguyễn Du, gọi nôm na là trường Hàng Vôi. Bà tôi hãnh diện lắm vì có thằng cháu học trường công nơi đất ngàn năm văn vật. Bà thường khen tôi thông minh, sáng dạ. Bà lấy ngón tay dí vào trán tôi: - Cái trán này này!… Mai sau thế nào cũng đỗ ông Nghè, ông Cống nuôi bà.
20 Tháng Chín 20144:30 SA(Xem: 36465)
Một người ngồi trong ghế bành trích từ tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, nxb Sóng, Sàigòn, 1974. Đặc điểm của truyện ngắn này là xây dựng trên đối thoại nhân vật trong một không khí Tây phương xám lạnh dưới trần mưa ám khói thuốc, và cách dứt truyện đột ngột. Truyện mang khí hậu riêng của những quán hầm lạnh lẽo và ảm đạm. . trong cùng tập truyện... [Trần Vũ]
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 34160)
tôi thường nhớ rất viễn vông sớm nay đặc biệt nhớ ông thôi à nhớ nụ cười nhẹ như là có mang hương của loài hoa thân tình
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 36585)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 28087)
Sau thời gian dài lâm trọng bệnh, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, một cây bút lỗi lạc từ thời VNCH, đã thất lộc vào lúc 10:50 thứ Bảy, ngày 13/9/2014 tại nhà Dưỡng Lão (Nursing Home) Mission De La Casa trên đường Alvin, San Jose, California, hưởng thọ 74 tuổi.
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33798)
SAN JOSE (VB) -- Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc vừa gửi tin rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từ trần tại San Jose lúc 10:30 giờ sáng Thứ Bảy 13 tháng 9-2014. Tin này thông báo từ chị Trương Gia Vy, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và là người chăm sóc bên giường bệnh của nhà văn.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33996)
Dường như có rất nhiều người đến tưới rượu lên mộ Trịnh Công Sơn, nhưng chỉ là để nhớ một bạn nhậu chứ không phải nhớ tiếng đàn, tiếng hát của Trịnh. Anh, nhớ bạn, vào quán một mình, kêu một ly rượu đầy và một chiếc ly không. Lặng lẽ ngồi, lặng lẽ uống. Hết ly mình, đến ly bạn. Mà ly bạn chỉ có ngụm nắng tàn.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 35529)
Đọc truyện Thái Bảo đưa người đọc vào những bất ngờ và con đường đưa đến những bất ngờ đầy những lôi cuốn đưa đẩy với các chi tiết được bố trí khéo léo xung quanh nhiều khúc mắc hấp dẫn.Thái Bảo viết phong phú, trải rộng từ Đông sang Tây, đi ngược về quá khứ, trở về hiện tại, đi sâu vào những giấc mơ ác mộng rồi quay về thực tại...Thái Bảo tốt nghiệp bác sĩ tại Việt Nam và hiện nay đang nghiên cứu khoa học, lãnh vực nano sinh hóa tại tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu các truyện ngắn đặc sắc của Thái Bảo đến quí độc giả và văn hữu.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 31565)
“Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?” là một tranh luận lâu đời giữa các nhà văn. Tại Việt Nam, câu hỏi này chìm khuất vào trong chiến tranh rồi chịu kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Tại Nam Mỹ, dấn thân vẫn còn là nguyên liệu của sáng tác và Santiago Sylvester nhắc lại một lần nữa ý nghĩa cùng điều kiện của dấn thân. [Trần Vũ]
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33954)
Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật, quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược .