- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VALENTINE VÀ ÔNG ADAM.

15 Tháng Hai 20187:27 CH(Xem: 25000)



is


Mới có gần một năm thôi mà lúc đó ông Adam đã chán bà Eva lắm rồi. 

Có lẽ vì bà nói nhiều quá, ông chịu không nổi. 

Hoặc có lẽ vì bà nói ít quá, ông cũng chịu không nổi. 

Thế mới biết cái người đàn ông đầu tiên trên trái đất này cũng lộn-xộn, khó tính không khác gì con cháu của ông ta sau này. 

 

Một hôm, ông Adam bỏ vào rừng đi chơi một mình, tìm trái cây lạ. 

Tìm trái cây thôi chứ không tìm phở. Ông Adam biết vào thời bấy giờ làm gì có phở mà tìm. Ông vẫn ấm-ức mãi là trước đây đã không tặng thêm cho Chúa mấy cái xương sườn của mình. 

 

Chiều tối ông vừa về đến nhà thì đã thấy vợ đứng đợi sẵn ở cửa hang. Bà Eva nhìn thấy một sợi tóc thật dài nằm vắt-vẻo trên vai chồng. 

Bà chồm đến, chụp sợi tóc dí vào mặt ông -- không vào mặt ông thì vào mặt ai,"Ông trốn vợ đi chơi với ai?"

Ông Adam cười khinh-bỉ, "Chỉ có hai người trên trái đất này thôi. Tóc của bà đấy."

Bà Eva nhận ra tóc của mình. Nhưng vẫn còn hơi nghi-nghi. Nghi-ngờ là quyền bất-khả xâm-phạm đầu tiên của loài người, được bảo-vệ bởi chính người đang nghi-ngờ, bắt đầu từ bà Eva.  Ôi! Women!

 

Ngày hôm sau, ông Adam lại vào rừng một mình tìm trái cây. 

Buổi chiều bà Eva ra tận cổng "làng" đón chồng. 
Bà chăm-chú soát thật cặn-kẽ trên người ông và lần này không tìm thấy được một sợi tóc nào trên người của chồng. 

Lập tức bà Eva xoắn lấy cổ ông Adam và rít lên, nghe rõ ra giọng Hà-đông, "Giời ơi là giời! Hôm nay ông đi chơi với con mẹ trọc đầu nào?!?"

Một sự im-lặng thật nặng nề bao phủ trái đất sau đó. Hai vợ chồng không nói với nhau một tiếng: Ông Adam không nói được vì đang giận đến nghẹn họng. Còn bà Eva không nói được vì ông Adam đang bóp cổ bà. 

 

Từ đó trong ngôn-ngữ của loài người có thêm một chữ mới: Vũ-phu. 

Sau này Liên-hiệp-quốc dùng từ cụ-thể hơn: Domestic Violence. 

 

Thế là "Valentine" là không có ông Adam!

"Violent-type" hợp với cá-tính của ông hơn. 

Cũng may là ông sống vào thời ấy. Chứ vào thời này, mà ở Mỹ nữa thì có mà tù mọt gông. 

 

Lê Xuân Cảnh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33866)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33595)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31769)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36321)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34617)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37234)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32172)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37689)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34622)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35159)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.