- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐI VỀ PHÍA NÀO CŨNG THẤY CHIÊM BAO

21 Tháng Mười Hai 20175:23 CH(Xem: 25185)

BIEN NANG- photo UL
Biển Nắng - photo UL



Nguyễn thị Bạch Vân

ĐI VỀ PHÍA NÀO CŨNG THẤY CHIÊM BAO

 

Tất tả trong mỗi buổi sáng
Tôi đi mà không hiểu đi đâu
Giống như sắp có một cuộc hò hẹn
Đi về nơi không có ai chờ

Rộn ràng trong mỗi buổi chiều
Lòng nao nao như sắp có tin ai
Lạnh tràn về đầy trong tay áo
Tay xiết chặt tay chẳng ấm là bao

Xếp vào ba lô biết bao ngọn gió
Cất vào ngăn tim chật hết giấc mơ
Con gió đã thoát ra từ nhịp thở
Những giấc mơ huyễn hoặc bất ngờ

Điểm trang rồi đi xuống phố
Bàn chân bắt nhịp cuộc thăng trầm
Con đường suốt chiều dài thương nhớ
Nằm im nghe tiếng gõ ngàn năm

Còn lại chút tàn tro đem thuỷ táng
Cũng thật thà không rõ là ai
Một buổi sáng vẫn như muôn buổi sáng
Một bàn tay tự xiết chặt bàn tay

Nguyễn thị Bạch Vân

 

 

THÁNG MƯỜI HAI MỘT NỖI BUỒN

Tháng mười hai không còn ai hò hẹn
Bệnh giả đò giống kẻ tương tư
Buồn chạy dài sau lưng cột sống
Con dế mèn cũng hết muốn phiêu lưu

Tháng mười hai kiểm lại tình còn mất
Thấy mùa đông vật vã bởi mùa thu
Những bước đi suốt mùa hè rạo rực
Tình cuối năm còn lại chút sương mù

Tháng mười hai thức ru tình đã ngủ
Lời không tròn câu chữ cũng không ngay
Tôi tỉnh giấc giữa lưng chừng mộng mị
Thấy dường như số phận đã an bài

Tháng mười hai con chim tình bay đậu
Hót thêm vài tiếng nữa rồi đi
Có khắc khoải cũng chỉ là giả tạo
Trên vai tôi vừa rụng xuống xuân thì

Nguyễn thị Bạch Vân

 

BUỔI SÁNG TRONG NGÀY THÁNG CHẠP

Lạnh vào cả giấc chiêm bao
Khi không mà thấy nhớ nhau phát khùng
Lạnh như cái lạnh chưa từng
Bàn tay sưởi ấm giữa chừng đã buông

Gió đông thổi đến chia buồn
Ta nghe từng thớ thịt tuôn ra ngoài
Hai hàng cút áo lung lay
Đôi bầu ngực cứ giục hoài trong đêm

Lạnh như dao cứa vào tim
Bàn tay đau ốm biết tìm tay ai
Cơn ho làm tội hổm rày
Bài thơ câu cuối nắn hoài không ra

Đồi mồi mới trổ trên da
Ngỡ như ai khác đang xa lạ dần
Đâu rồi cái lạnh thanh tân
Đông mười năm nữa buông thân giữa mùa

Tháng này trời đã hết mưa
Sợ chi ướt áo mà chưa chịu về
Hay là cái lạnh đam mê
Đưa ta đứng ở bên lề cuộc chơi ?

Nguyễn thị Bạch Vân

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Năm 20153:39 SA(Xem: 32843)
Hiện nay Trung Quốc đang xây con đập thứ 8: đập Miêu Vĩ/ Miaowei sẽ hoàn tất phát điện năm 2016, [2]và TQ cũng tiếp tục xây thêm những con đập khác trên dòng chính con sông Lan Thương/ Lancang Jiang tên TQ của con sông Mekong.
27 Tháng Năm 20152:59 SA(Xem: 38054)
Sáng nay anh không thức dậy sớm Cùng em bước trên con đường đầy sương trắng Em khoác cái mũ lên cao Giữ đôi tai trong im lặng Và anh có nghe tiếng rêu chảy Trong cái hồ nhỏ bên bờ thành? Em hứa với anh sẽ viết một bài thơ tình Sớm nay sương mãi trắng mái đầu Chưa đánh thức giấc ngủ muộn
26 Tháng Năm 20151:56 SA(Xem: 32780)
Tôi vớt tôi mùa ngược nắng Mang bão bùng đi qua Chớp bể mưa nguồn biến động Tôi còn chấp chới phong ba
26 Tháng Năm 20151:17 SA(Xem: 32254)
Trời đầu tháng năm Cali nắng chan hòa ngoài đường nhưng Thanh còn thấy lạnh. Thế này dù sao cũng còn đỡ hơn ba tháng trước thật nhiều khi Thanh mới theo chồng từ quê nhà sang Mỹ vào đúng giữa mùa đông. Đồng hồ trên lò microwave chỉ mười giờ sáng. Trong vòng vài phút thế nào Thanh sẽ thấy con bé tóc vàng ở nhà cuối đường đẩy xe có đứa bé trai tóc đen đi ngang qua.
23 Tháng Năm 20153:54 SA(Xem: 35233)
Nền văn chương minh họa và phải đạo bén rễ sau thời Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) kéo dài hơn hai mươi năm bỗng hóa thân vào thời đầu Đổi Mới năm 87- 89 với những tác phẩm vượt trội. Xin tri ân tướng Trần Độ. Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc. Cả hai vị này đã phà duỡng khí hồi sinh vào thây ma của thứ văn chươngvô hồn rập khuôn chính sách văn hóa Liên-Xô đã tạo ra những Quần Đảo Ngục Tù ( goulag) rồi còn lại kẹp thêm tính Mao-nhiều &Mao-ít hậu phong kiến đội tên giả là xã hội chủ nghĩa.
22 Tháng Năm 20153:47 SA(Xem: 42988)
Xung quanh câu chuyện Nguyễn Thị Lộ (NTL) và mối hoạ chu di của dòng họ Nguyễn Trãi quả đã không ít giấy mực bàn cãi, kể cả lý luận, nghiên cứu cho đến văn , thơ, kịch... đã có đến hàng trăm bài viết. Nhìn chung các loại ý kiến chưa thật thống nhất và tính thuyết phục chưa thật cao (1)...Chúng tôi xin được bàn thêm đôi điều về nghi án này với quan điểm không để tình cảm, thiên kiến lấn át sự thật.
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 84215)
Đã 40 năm trôi qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954 này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu; chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm nặng hệ tuyên truyền kiểu Maoist—tức phe tự nhận “Cộng Sản” không thể thua, chỉ có thể toàn thắng, vô địch...Ở lần hiệu đính thứ sáu này, chúng tôi sử dụng tên thật các tác nhân CSVN hơn bí danh cách mạng của họ. Như Linov Nguyễn Sinh Côn thay vì Hồ Chí Minh, Phan Đình Khải thay vì Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Yến Sa thay vì Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Chấn mà không Trần Văn Trà, Phạm Văn Thiện, không Phạm Hùng, v.. v ..
21 Tháng Năm 20151:56 SA(Xem: 35483)
"Nếu dưới góc độ tình nghĩa , sự phủ nhận những gì đã nuôi dưỡng mình thời trẻ là điều đáng trách thì nhìn từ góc độ khác - góc độ nhận thức chẳng hạn - sự từ bỏ những gì có thời mình đã ngoan ngoãn tiếp nhận đôi khi lại là điều đáng mong đợi. Lấy ví dụ như những người từng học ở Trường Plekhanov chuyên dậy quản lý kinh tế theo phương pháp kế hoạch hóa - tập trung bao cấp thì đạt điểm càng cao sau này càng dễ gây tác hại (!) khi làm việc trên thực tế. Họ chỉ có thể ăn nên làm ra khi “phản tỉnh”, ngộ ra một điều đơn giản : kinh tế thị trường là thành quả lớn lao của trí tuệ loài người."(Phan Hồng Giang)
21 Tháng Năm 201512:52 SA(Xem: 31693)
Em thật thà,hay cố tình không biết Thơ anh làm,đâu phải chỉ cho em Thơ không tội,tình yêu không có lổi Chỉ có lòng tin,em vội đặt nhầm
17 Tháng Năm 20155:10 SA(Xem: 31880)
…Tôi bước lên những bậc thềm mịn rêu, bước chậm, sợ mình sẽ bị trượt ra sau, cái ngã ngửa chẳng khác nào cái rớt xuống trần gian đầy ngỡ ngàng của hai chàng Lưu Nguyễn. Tôi chưa muốn thế, tôi đang muốn sống cõi phi thực kia với từng rung động e dè chậm chậm, để nghe chạm vào cánh cổng đã hoen rỉ tháng năm, và dù nhẹ nhàng đến thế nào cũng sẽ ghê răng bởi tiếng rít của một cánh cửa lâu ngày không mở.