- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ LÊ DUY NGUYÊN

13 Tháng Mười Hai 20171:25 SA(Xem: 28611)



25289679_570733183258548_2883795220499456713_n
Photo UL



LTS: Trong thế giới hôm nay có quá nhiều bạo lực và thù hận, có lẽ chỉ có tình yêu mới mang lại sự dịu hòa và tình thương đến với con người. Những bài thơ của người viết mới Lê Duy Nguyên thật tha thiết với bến bờ yêu thương. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của Lê Duy Nguyên.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 



HAY LÀ ANH MANG EM THEO ĐI


Hay là anh mang theo em đi
Không có anh ở nơi này đã khác
Những cơn gió không còn mang tiếng nhạc
Những cây xanh trơ trọi lá trên cành

Ngửa mặt lên trời, không thấy màu xanh

 

Hay là anh mang theo em đi
Đừng bỏ em ở lại một mình
Vì có khi nào anh lỡ quên
Em sẽ vùi vào lòng anh như cũ

Em sẽ rúc vào nơi hỏm cổ
Sẽ thở bằng hơi anh thở
Sẽ vòng hai tay quanh người
Sẽ ôm anh không muốn xa rời
Mỗi buổi chiều em sẽ lì lợm ngồi
Chờ cho đến khi một trời sao rụng
Chờ cho đến khi trăng sao đưa nhau đi trốn
Em vẫn chờ anh

 

Hay là anh mang em theo đi
Mang em theo đi, đừng để em ở lại
Đừng để em một mình như vậy
Một mình với ba mươi ngày

Một mình với ký ức bao vây

 

Hay là anh mang theo em đi
Mặc kệ con đường, mặc kệ dòng sông, mặc kệ đám đông, mặc kệ hết
Mặc kệ chúng ta không đến được ngày mai
Mặc kệ tương lai bỏ chạy
Anh đừng bỏ em ở lại
Vì em yêu anh

 

(Nó có phải là lý do không?)

LÊ DUY NGUYÊN

 

NHỚ ANH, EM CHẠY RA BIỂN VÀ KHÓC


- Trời đã mưa rồi!
Mình chui vào mền nằm và nói chuyện đi anh
Em sẽ kể về màu trời xanh
Về những đêm tháng Năm quá ngắn
Và những ngày tháng Mười dài nhất trong năm
Những khuya em nằm chờ sáng

Và trong bóng đêm em lặng lẽ ngắm
Anh đang say ngủ
Từ một nửa vòng trái đất
Yêu anh từ một nửa vòng trái đất
Những khi nhớ anh nhất
Em chạy ra bờ biển và khóc


Trời đã mưa rồi!
- Mình chui vào mền, nói chuyện đi anh
Ngón tay em thèm chạm vào viền môi rất ấm
Những ngón tay biết thèm hơi thở ẩm
Ngón tay biết nghe anh cười...


Mai anh đi rồi
Mình xa hai lần hơn
Là chia tay trong chia tay
Là thương nhớ chất chồng thương nhớ


Anh vừa nói : Anh nhớ em
(và em nói : Em không nhớ anh!)
Vì làm sao em có thể kể hết
Nỗi nhớ của ngày-dài-nhất-trong-năm
Nỗi nhớ của đêm-trái-múi-giờ
Nổi nhớ xuyên qua Thái Bình Dương


Yêu anh từ một nửa vòng trái đất
Mỗi khi nhớ anh nhất
Em chạy ra bờ biển và khóc

LÊ DUY NGUYÊN

 

NHƯ NGÀY NHỚ ĐÊM

Đêm của anh là ngày của em
Chúng mình như mặt trời, mặt trăng
Như sao Hôm sao Mai
Em vì ngày của anh mà thao thức

Vì đêm của anh mà bồi hồi giữa ngực

Chúng mình như ban đêm gặp ban ngày
Gặp nhau chỉ để chia tay
Quấn quít vì vội vã

Anh ngủ đi em nhớ
Em nhớ anh như ngày nhớ đêm.

LÊ DUY NGUYÊN

 

KHI EM TỦI THÂN

 

Một ngày em bỏ anh đi xa

Vì tay của em chẳng dài đến thế

Và tim của em cũng không thể

Giam giữ anh trong em mãi đâu

 

Nổi nhớ của em quanh quẩn chỗ anh ngồi

Mắc kẹt vào tách cà phê anh uống

(anh đã uống đến ly cà phê thứ mấy

bàn tay ai đã pha cà phê cho anh đấy)

Cổ áo chemise sáng nay ai đã cài

Ngón tay nào dừng ở nút thứ hai

Lọn tóc nâu len vào trong ngực

 

Nửa đêm em loay hoay vì anh thao thức

Giờ này anh đã ngủ được chưa

Anh có cùng ai "chat" đến khuya

Người đó nói líu lo và anh thì lắng nghe

Rồi anh chau mày hay cười nhẹ

 

Đêm nay trời đầy gió

Ai nhắc anh khép cửa sổ

Ai lo lắng cho anh cảm lạnh gió lùa

Ai đắp chăn cho anh giữa đêm khuya

Ai hôn lên trán anh trong giấc ngủ

 

Phải rồi, sẽ có ai đó

Làm tất cả những việc nhỏ

Sẽ có ai đó dịu dàng, yêu anh thay em

Vì ai đó, mà anh sẽ quên

 

Em như bông hoa cắm ở góc bàn cúi đầu lặng lẽ

Em như dĩa hát xưa bỏ quên trên kệ

Ly nước lọc uống dở

Cuốn sách đọc đến trang cuối cùng

Là chiếc quạt bàn trong mùa đông

Không ai nhớ đến nữa

 

Có khi nào anh chợt nhớ em

Như nhớ một người dưng đã quen

 

LÊ DUY NGUYÊN

 

 

ĐỂ NHỚ HAY ĐỂ QUÊN

Tôi không sợ phải nhớ
Tôi chỉ sợ nhất phải quên
Tôi sợ nhất lãng quên sẽ bào mòn ký ức về anh

 Về chúng tôi, từng mảnh một, từng chút một

Cho đến khi trôi tuột như cát chảy qua ngón tay
Ngay cả cơn đau tôi cũng muốn lưu lại


Tôi hay viết về cơn đau, tôi nhai kỹ lưỡng, nuốt chậm chạp, lắng nghe

Nghiền ngẫm cơn đau, từng vết rạch sâu
Biết mình còn đau đớn cũng là hạnh phúc
Mỗi chiều phải chìm trong nổi nhớ cũng là hạnh phúc
Người ta chỉ bi thảm khi không còn gì để nhớ

 

Tôi viết hàng trăm lần yêu anh, dù biết tình yêu không là vĩnh viễn

Tôi vẫn viết về tình yêu của mình dành cho anh
Như một ông sư già ngồi tụng kinh cầu siêu, gọi tên đến mười ba đời đã quá vãng
Tôi gọi tên anh, gọi tên ký ức, trong bài kinh tụng mỗi ngày


Tôi gọi tên anh để anh thành vĩnh hằng trong ký ức
Tôi viết để cho tình yêu của tôi thành vĩnh hằng

Dù chỉ là vĩnh hằng của một đời này
Chỉ là vĩnh hằng của một người, của riêng tôi.

LÊ DUY NGUYÊN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 103624)
V ới thơ của Hồ Xuân Hương ngày càng được thế-giới quan-tâm và biết đến, một vấn-đề dai dẳng trở lại: Đâu là những bài thơ đích-thực của bà? Có nhiều cơ-sở để cho chúng ta trở lại vấn-đề. Một là trong tác-phẩm mà cho đến nay thu thập được nhiều thơ chữ Nôm nhất gán cho bà, cuốn Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương [1] do Giáo-sư Nhan Bảo, một nhà giáo Trung-quốc dạy tiếng Việt ở khoa tiếng phương Đông thuộc Trường Đại-học Bắc-kinh (trước khi ông về hưu), nhiều bài trong số 203 bài thu thập trong đó rõ ràng là không phải của bà.
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 100444)
T rong bóng tối, bàn tay Phil bỗng to lớn dị thường. Những ngón tay có phép thuật làm bụng nàng co thắt. Lưng nàng sâm sấp, hơi thở đứt đoạn, mồ hôi rịn ra khắp thân thể. Nhàn với. Toàn thân Phil như sắt nguội. Lặng ngắt. Nhàn víu. Khoảng đêm trống rỗng, lạnh toát. Rồi một trời tuyết bất thần ập xuống. Nhàn trôi bồng bềnh trong tiếng tuyết đêm rơi rơi. Nhàn nằm bất động trong bóng tối, dưới tấm chăn lông ngỗng mềm ấm. Chung quanh nàng không một âm thanh, chỉ còn hai bàn tay to lớn dị thường của Phil mê mải.
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108594)
C húng ta không đoạn cuối  Chúng ta không bắt đầu  Trăng Atlanta lung linh Đi cho đến bình minh ...
23 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 90726)
N hững nhà nghiên cứu mới đây cho biết rằng dùng sữa chua yogurt có thể làm hạ áp huyết nhưng dùng sản phẩm gạo có thể nguy hiểm vì nồng độ thạch tín cao.
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 88251)
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108922)
T ôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm...
27 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 106156)
Người Việt chúng ta thì ai cũng biết hột vịt lộn là gì, nhưng đối với giới trẻ và người Tây Phương, thì theo như ông Miguel Trinidad, trưởng tay đầu bếp và là một trong những người chủ tại Maharlika, một nhà hàng Phi Luật Tân ở thành phố New York, mô tả đây là trứng vịt có từ 11 đến 14 ngày từ khi được ấp trứng và là một món đặc sản tại Phi Luật Tân.
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106895)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 105468)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107380)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.